Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 bản 1 học kì 2 bộ sách chân trời sáng tạo. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/….

CHỦ ĐỀ 7. GÓP PHẦN GIẢM THIỂU HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

  • Tìm hiểu được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất
  • Thực hiện được chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính bằng các hình thức khác nhau.
  • Thực hiện các hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại những nơi đến tham quan.
  • Thiết kế được một số sản phẩm thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc của bản thân sau chuyến tham quan cảnh quan thiên nhiên.

TUẦN 26 – SHDC: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Biết trang trí lớp học và chăm sóc vườn cây để chuẩn bị tuần lễ Xanh – Sạch – Đẹp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
  • Kế hoạch thi đua tuần mới
  • Chuẩn bị cuộc thi vẽ tranh và phân công trang trí lớp học của các lớp.
  1. Đối với HS
  • Chuẩn bị thi vẽ trang
  • Chuẩn bị đồ dùng trang trí lớp học và chăm sóc vườn cây.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

- TPT nêu lí do tổ chức buổi thi, cách thi và nội dung thi:

+ Mỗi địa điểm sẽ có hai đội thi cùng lúc, mỗi thành viên trong đội sẽ phụ trách một công đoạn của phố bức tranh, ví dụ: Người thứ nhất vẽ cảnh nền, người thứ hai vẽ tiếp cảnh trang trí lớp học, chăm sóc cây cối, người thứ ba vẽ các nhân vật, người thứ tư tô màu và hoàn thiện tranh.

+ Sau hiệu lệnh của BGK, các đội bắt đầu vẽ. Người thứ nhất vẽ xong nhanh chóng chuyển bút cho người thứ hai tiếp tục vẽ, cứ như vậy đến người thứ tư hoàn thiện tranh.

+ Các bức tranh cần có nội dung đúng với chủ đề của cuộc thi; hình ảnh sinh động, màu sắc hài hoà, có sự sáng tạo trong cách vẽ.

Lưu ý: Tuỳ điều kiện và thời gian mà các trường tổ chức thi với các lượt để chọn một đội giành giải Nhất hoặc nhiều đội cùng đoạt giải.

- HS không tham gia thi theo dõi, động viên, cổ vũ các bạn thi vẽ.

ĐÁNH GIÁ

- TPT đánh giá toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia thi.

- BGK công bố kết quả cuộc thi và trao giải cho các đội thắng cuộc.

- Tổ chức cho các lớp trang trí lớp học và chăm sóc vườn trường.

 

TUẦN 26 – HĐGD: NHIỆM VỤ 1, 2 CHỦ ĐỀ 7

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:
  • HS nhận diện được một số ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến tự nhiên và con người.
  • HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.

-  Năng lực riêng:

  • Thực hiện được các nhiệm vụ với yêu cầu khác nhau.
  • Nhân diện được những nguy cơ từ môi trường tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống con người.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm
  • Chăm chỉ
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; giáo án
  • Vòng quay may mắn cho HĐ1 chủ đề 7.
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có)
  • Tranh, ảnh liên quan đến ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên và con người, hình ảnh, video việc làm góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SGK, SBT trước khi đến lớp.
  • Thu thập những hình ảnh, video về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến tự nhiên

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của giảm thiểu, hiệu ứng nhà kính và chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu:
  • Ý nghĩa của chủ đề.
  • Định hướng nội dung chủ đề.
  1. Sản phẩm: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của chủ đề, chuẩn bị tâm thế hào hứng để tìm hiểu chủ đề.
  2. Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1. Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cùng cho cả lớp xem đoạn video “Hiệu ứng nhà kính là gì? Vì sao trái đất nóng dần lên? https://www.youtube.com/watch?v=M5jGHxPw3-A (0:13 -> hết)

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, lắng nghe thông tin về hiệu ứng nhà kính.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề: GV khái quát về hiệu ứng nhà kính nguyên nhân, hậu quả của nó đối với tự nhiên và con người, từ đó định hướng các biện pháp phòng chống, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

*Nhiệm vụ 2. Định hướng nội dung

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: quan sát tranh chủ đề, mô tả ý nghĩa của việc HS sử dụng xe đạp đối với việc bảo vệ môi trường

- GV yêu cầu HS đọc phần định hướng nội dung ở trang 57 sgk.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, tiếp nhận, suy nghĩ và tìm câu trả lời.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đứng dậy trình bày ý kiến trước lớp.

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới.

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI TRI THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên và con người.

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện được một số ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến tự nhiên và con người.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ:
  • Chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến tự nhiên
  • Chỉ ra những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với con người
  • Chia sẻ những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính ở địa phương.
  1. Sản phẩm: HS biết thêm về hiệu ứng nhà kính và những ảnh hưởng của nó.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên và con người

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm, chia sẻ những hình ảnh, video thu thập được về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến tự nhiên và phân tích những ảnh hưởng đó.

- GV chiếu cho HS những hình ảnh về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, chia sẻ hình ảnh video và phân tích về tác động của những ảnh hưởng đó.

- GV quan sát quá trình hoạt động của HS và hỗ trợ khi cần.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động.

 

*Nhiệm vụ 2. Chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với con người

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng “Vòng quay may mắn” ghi tên của các HS trong lớp. Mỗi lần quay đến HS nào thì HS đó sẽ nêu ra một ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với con người.

(GV có thể sử dụng vòng quay trên website: https://wheelofnames.com).

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe luật chơi và tham gia

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV quay vòng và gọi HS được đứng lên trả lời.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết về những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.

- Từ nhiệm vụ 1 và 2, GV yêu cầu HS sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả các ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến tự nhiên, sức khỏe và đời sống con người.

- GV mời HS chia sẻ trước lớp, GV nhận xét và tổng kết.

 

*Nhiệm vụ 3. Chia sẻ về những ảnh hưởng của kí hiệu nhà kính ở địa phương

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ cặp đôi những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính ở địa phương thông qua phiếu hoạt động:

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, liên hệ ở địa phương, tìm hiểu thu thập thông tin hoàn thành phiếu hoạt động.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp sau khi thu thập ý kiến từ các cá nhân và cặp đối về những ảnh hưởng nhà kính ở địa phương.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

1. Tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên và con người.

* Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên và con người

- Hạn hán

- Lũ lụt

- Xói mòn đất

- Nhiệt độ tăng cao

- Xâm nhập mặn

- Gây bão

- Băng tan…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với con người

- Thiệt hại mùa màng, chăn nuôi, thủy sản

- Dịch bệnh

- Thiếu nước sinh hoạt

- Nghèo đói

- Hư hỏng nhà cửa, cầu cống

- …..

 

=> Sơ đồ tư duy ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên và con người

(cuối hoạt động)

 

 

 

 

 

 

 

 

*Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính ở địa phương

Gợi ý:

- Xảy ra hạn hán thiếu hụt nước trong sinh hoạt cuộc sống.

- Mùa hè khắc nghiệt hơn, cháy rừng xảy ra mức độ cao hơn.

- Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước con người có nhiều bệnh tật, sức khỏe giảm sút.

- …..

SƠ ĐỒ TƯ DUY ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN

 

HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 2. Thực hiện những việc làm góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

  1. Mục tiêu: Hoạt động này tạo cơ hội cho HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ:
  • Thể hiện những việc làm phù hợp góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
  • Chia sẻ kết quả thực hiện các hoạt động góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
  1. Sản phẩm: HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Những việc làm phù hợp góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành bảng khảo sát sau:

- Sau khi HS trình bày kết quả khảo sát, GV giao nhiệm cho HS chọn 2 – 3 việc, thực hiện trong 1 tuần (thực hiện ngoài lớp học) và báo cáo kết quả theo mẫu:

TT

Nội dung

Thời gian

Địa điểm

Kết quả

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận bảng khảo sát và hoàn thành

- HS chọn việc và lên kế hoạch thực hiện 2 – 3 mà mình đã chọn.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đứng dậy báo cáo kết quả thực hiện

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận những việc làm mà các em đã thực hiện được và khuyến khích các em thực hiện việc làm này thường xuyên. Nêu  những việc làm nào HS còn chưa thực hiện, hướng dẫn và nhắc nhở các em thực hiện góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

 

*Nhiệm vụ 2. Chia sẻ kết quả thực hiện các hoạt động góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đăng kí và tham gia một hoạt động bảo vệ môi trường của nhà trường hoặc cộng đồng địa phương (thực hiện ngoài lớp học).

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện các việc làm góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính mà HS đã tham gia.

TT

Tên hoạt động

Thời gian

Địa điểm

Người phối hợp

Kết quả

 

 

 

 

 

 

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện các yêu cầu GV đưa ra.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đứng dậy chia sẻ những hoạt động mà mình sẽ đăng kí tham gia và nêu lí do.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, ghi nhận những việc HS đã làm được và khuyến khích các em tiếp tục thực hiện.

2. Thực hiện những việc làm góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

Gợi ý việc làm:

- Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

- Tiết kiệm điện, nước

- Không đốt rác, rơm rạ ngoài đồng

- Bỏ rác đúng thùng phân loại.

- Trồng thêm cây xanh, phủ xanh đồi trọc.

- Hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa.

- Hạn chế lãng phí thức ăn dư thừa

- Tận dụng nguyên liệu cũ chế tạo sản phẩm mới.

- Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường.

 

TUẦN 26 – SHL: CHIA SẺ NHỮNG VIỆC LÀM, BẢO VỆ CẢNH QUAN, DI TÍCH

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

- Sơ kết, tổng kết công tác trong tuần: Các tổ báo cáo tình hình của tổ, cán sự lớp tổng hợp kết quả chung, GV chủ nhiệm chốt lại.

- Cán sự lớp phổ biến kế hoạch tuần tới, những công việc cần chuẩn bị, GV chủ nhiệm bổ sung và kết luận.

---------------------Còn lại --------------------------

Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1, Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1, Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 bản 1 kì 2 sách chân trời sáng tạo đầy đủ

Giáo án word đủ các môn

Soạn giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Toán 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoá học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Sinh học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
 
Soạn giáo án Vật lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Tin học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Soạn giáo án Công nghệ 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công dân 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 bản 1 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 1 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Thể dục 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Giáo án điện tử đủ các môn

Giáo án điện tử toán 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử sinh học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử hóa học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 7 chân trời sáng tạo
 
Giáo án điện tử địa lí 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tin học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 7 chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử âm nhạc 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay