Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo

Giáo án khoa học tự nhiên 7 học kì 2 bộ sách chân trời sáng tạo. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5. ÁNH SÁNG

BÀI 15. ÁNH SÁNG, TIA SÁNG (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:
  • Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng, từ đó, nếu được ánh sáng là một dạng của năng lượng. 
  • Thực hiện thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song. 
  • Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và học tập: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phát huy tốt vai trò của bản thân trong các hoạt động thảo luận và nhận xét, tổng kết, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và các bạn trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải hợp lí cho những bài tập đòi hỏi sự tư duy; Thể hiện được sự sáng tạo khi lập sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức.

- Năng lực môn vật lí:

  • Năng lực nhận thức vật lí: Hệ thống hoá được kiến thức về ánh sáng.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải các bài tập ôn tập chủ đề.
  1. Phẩm chất:
    • Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập.
    • Hứng thú liên hệ kiến thức học được với những tình huống thực tế.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Dụng cụ thí nghiệm 1: thu năng lượng ánh sáng (tấm pin mặt trời loại 5,5V; đèn LED loại 3W; nguồn sáng (bóng đèn loại 75W hoặc 100W); các dây nối

- Dụng cụ thí nghiệm 2: Tạo một chùm sáng hẹp song song: nguồn sáng; một tờ giấy khổ lớn để quan sát đường truyền ánh sáng

- Video kết quả thí nghiệm hình 15.1; 15.2; 15.3

- Thí nghiệm ảo hình 15.5; 15.6

- Máy tính, máy chiếu

  1. Đối với học sinh:

- Sách giáo khoa, SBT, vở ghi

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi vui, yêu cầu HS suy nghĩ, đưa ra ý kiến của cá nhân.
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra ý kiến về các thí nghiệm chứng tỏ ảnh sáng là một dạng năng lượng .
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Ở lớp 6, ta đã biết ánh sáng có năng lượng và được gọi là quang năng. Có những thí nghiệm nào chứng tỏ ánh sáng là một dạng của năng lượng?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ

Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng làm các vật nóng lên

+ Rán trứng ngoài trời nắng mùa hè

+ Bình nước nóng sử dụng năng lượng Mặt Trời

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đặt vấn đề, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới, Bài 15. Ánh sáng, tia sáng

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Năng lượng ánh sáng

Hoạt động 1. Thu năng lượng ánh sáng

  1. Mục tiêu: GV hướng dẫn để HS biết ánh sáng là một dạng năng lượng.
  2. Nội dung: GV chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, HS thực hiện thí nghiệm theo các bước và trả lời câu hỏi SGK
  3. Sản phẩm học tập: HS đưa ra câu trả lời đúng cho các câu phần thảo luận 1, 2 , phần luyện tập và rút ra kết luận về năng lượng ánh sáng.
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm năng lượng, quang năng, nhiệt năng, cơ năng đã học lớp 6

+ Năng lượng: Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Mọi vật (con người, động vật, máy móc,…) đều cần năng lượng để hoạt động. Sự hoạt động (thay đổi chuyển động hoặc biết dạng của vật) có được là do có tác dụng lực giữa các vật. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. 

+ Quang năng: năng lượng của ánh sáng (ví dụ: Mặt trời, ngọn lửa, bóng đèn điện đang phát ra ánh sáng)

+ Nhiệt năng: năng lượng dưới dạng nhiệt (ví dụ: Cốc nước nóng, hòn than đang cháy,…có năng lượng dưới dạng nhiệt)

+ Cơ năng: gồm động năng và thế năng

·        Động năng: năng lượng sinh ra khi vật chuyển động (ví dụ: người chạy bộ)

·        Thế năng hấp dẫn: năng lượng vật có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ví dụ: em bé chơi cầu trượt)

·        Thế năng đàn hồi: năng lượng vật có được khi vật biến dạng. (ví dụ: lò xo bị nén)

- GV chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm, yêu cầu HS: bố trí thí nghiệm như hình 15.1, chưa bật công tắc nguồn sáng, dự đoán điều gì xảy ra nếu chiếu sánh sáng vào tế bào quang điện?

- GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo các bước trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi 1,2 trang 78

+ Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với đèn LED khi:

·         Chưa bật nguồn sáng.

·         Bật nguồn sáng.

+ Trong thí nghiệm 1, nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3W hoặc 6W) gần cánh quạt thì có hiện tượng gì xảy ra?

- GV chiếu video kết quả thí nghiệm 1 cho HS kiểm tra

https://www.youtube.com/watch?v=bFC2RDq-iGs

- GV chiếu video khi thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ gắn cánh quạt cho HS quan sát

https://www.youtube.com/watch?v=eWIGWfdQKP0

- GV yêu cầu HS làm phần luyện tập trong SGK: Trong hình dưới đây, năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hoá thành dạng năng lượng nào?

Nêu ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng mặt trời có thể chuyển hoá thành dạng năng lượng khác.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về năng lượng ánh sáng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thực hành thí nghiệm, thảo luận trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS các nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

1. Năng lượng ánh sáng

* Thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng

- Chuẩn bị: Tấm pin mặt trời (loại 5,5V), đèn LED (loại 3W), nguồn sáng (bóng đèn loại 75W hoặc 100W), các dây nối

- Tiến hành thí nghiệm: SGK

* Thảo luận

C1. Mô tả và giải thích hiện tượng khi:

·         Chưa bật nguồn sáng: đèn LED không sáng do không được cung cấp năng lượng.

·         Bật nguồn sáng: đèn LED sáng do nhận được năng lượng ánh sáng mặt trời mà pin mặt trời thu nhận và chuyển hoá thành điện năng qua nguồn sáng.

C2. Nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3W hoặc 6W) gắn cánh quạt thì:

·         Khi chưa bật nguồn sáng: cánh quạt đứng im.

·         Khi bật nguồn sáng: cánh quạt bắt đầu quay. Vậy năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành cơ năng.

* Luyện tập

Trong hình, năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hoá thành nhiệt năng.
Các dạng năng lượng được chuyển hoá từ năng lượng mặt trời:

·         Điện năng: được chuyển hoá thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời và cung cấp cho các thiết bị điện trong gia đình.

·         Hóa năng: cây xanh chuyển hóa ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng hóa học thông qua quá trình quang hợp.

 

* Kết luận

- Ánh sáng là một dạng năng lượng

- Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau.

  1. Chùm sáng và tia sáng

Hoạt động 2. Quan sát các chùm sáng

  1. Mục tiêu: HS quan sát và mô tả được các chùm sáng
  2. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS quan sát video tạo chùm sáng, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK
  3. Sản phẩm học tập: HS quan sát và mô tả các chùm sáng song song hoặc phân kì đi ra khỏi nguồn sáng.
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Dùng đèn pin chiếu ánh sáng lên bảng, ta chỉ nhìn thấy vệt sáng trên bảng, mà không thấy đường đi của ánh sáng. Vậy ánh sáng xuất phát từ đèn pin đến bảng đi như thế nào? Chúng ta cần một thí nghiệm để thấy rõ đường đi của ánh sáng.

- GV chiếu video thí nghiệm tạo chùm sáng cho HS quan sát:

https://www.youtube.com/watch?v=GNRmHKaPrcc (0:00 – 0:38)

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi 3 trong SGK

+ Mô tả các chùm sáng trong Hình 15.2b và 15,2c.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời

- GV phân tích và hướng dẫn để HS hiểu bài

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

2. Chùm sáng và tia sáng

 a) Quan sát các chùm sáng

C3. Mô tả các chùm sáng trong hình :

·         Hình 15.2b: chùm sáng loe rộng ra

·         Hình 15.2c: chùm sáng song song đều nhau.

 

 

Hoạt động 3. Tạo chùm sáng hẹp song song

  1. Mục tiêu: HS tạo được mô hình tia sáng
  2. Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm, quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tạo được mô hình tia sáng và đưa ra đáp án cho các câu hỏi thảo luận trong SGK
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Để nghiên cứu sự truyền ánh sáng, chúng ta cần biểu diễn một cách trực quan ánh sáng được truyền đi như thế nào.

- GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm, phát đồ dùng thí nghiệm (nguồn sáng, một tờ giấy khổ lớn để quan sát đường truyền của ánh sáng), yêu cầu các nhóm thực hành thí nghiệm theo các bước SGK, sau đó thảo luận, trả lời câu hỏi:  Quan sát đường truyền của ánh sáng trong Hình 15.3 và mô tả chùm sáng trên mặt giấy.

- GV đưa ra kết luận về tia sáng

- GV giới thiệu phần mở rộng trong SGK về 3 loại chùm sáng thường gặp

- GV mở rộng hoạt động vận dụng: mắt ra nhìn thấy bảng, hãy vẽ đường đi của một nguồn sáng nào đó (Mặt trời, bóng đèn) phản chiếu lên bảng rồi đến mắt.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành thí nghiệm, suy nghĩ trả lời

- GV giảng giải, đặt câu hỏi, cùng HS giải quyết vấn đề.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trả lời, trình bày câu trả lời trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận chuyển sang nội dung tiếp theo.

b) Tạo chùm sáng hẹp song song

* Thí nghiệm 2: Tạo một chùm sáng hẹp song song (SGK)

* Thảo luận

C4. Chùm sáng trên mặt giấy là chùm sáng hẹp có đường truyền thẳng.

* Kết luận

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng, gọi là tia sáng. 

-  Một chùm sáng hẹp song song có thể xem là một tia sáng.

- Biểu diễn tia sáng: Ngời ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.

 
  

 

 

 

  1. Vùng tối và vùng nửa tối

Hoạt động 4. Biểu diễn vùng tối tạo bởi nguồn sáng hẹp.

  1. Mục tiêu: HS biết vẽ hình, nhận biết được các vùng bị vật cản che khuất để tạo nên vùng tối.

----------------------Còn tiếp ----------------------

Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 600k/học kì - 650k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, Giáo án khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo tập 2, Giáo án khoa học tự nhiên 7 kì 2 sách chân trời sáng tạo đầy đủ

Giáo án word đủ các môn

Soạn giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Toán 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoá học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Sinh học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
 
Soạn giáo án Vật lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Tin học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Soạn giáo án Công nghệ 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công dân 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 bản 1 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 1 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Thể dục 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Giáo án điện tử đủ các môn

Giáo án điện tử toán 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử sinh học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử hóa học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 7 chân trời sáng tạo
 
Giáo án điện tử địa lí 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tin học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 7 chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử âm nhạc 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay