Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều

Giáo án sinh học 7 học kì 2 bộ sách cánh diều. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 sinh học 7 cánh diều. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 11: SINH SẢN Ở SINH VẬT

BÀI 32: KHÁI QUÁT VỀ SINH SẢN VÀ SINH SẢN VÔ TÍNH Ở SINH VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính ở sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
  • Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật, phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Nêu được vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn.
  • Trình bày được các ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn (nhân giống vô tính cây, nuôi cấy mô).
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật.
  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính ở sinh vật; Lấy được ví dụ minh họa; Nêu được vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, đồng thời vận dụng những hiểu biết, quan sát trong thực tiễn, các ví dụ hình ảnh trực quan để giải quyết các vấn đề trong bài học, hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực khoa học tự nhiên:
  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật; Nêu vai trò quan trọng của sinh sản vô tính trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát hình ảnh để phân biệt được một số hình thức sinh sản ở sinh vật.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết và vận dụng vào thực tế các ứng dụng sinh sản vô tính trong nhân nhanh giống cây trồng.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  • Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
  • Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
  • Dạy học trực quan.
  • Kĩ thuật phòng tranh.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 7, Giáo án.
  • Một số tranh, ảnh, video liên quan đến bài học (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 7
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu:

- Kích thích sự tò mò của HS dựa trên vốn hiểu biết về sự sinh sản ở sinh vật.

- Góp phần hình thành và phát triển các biểu hiện của phẩm chất, năng lực.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS trao đổi với bạn về câu hỏi mở đầu trang 147, SGK.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cách các sinh vật duy trì nòi giống.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Cho biết các sinh vật duy trì nòi giống bằng cách nào? Cho ví dụ?

- GV khuyến khích HS mạnh dạn phát biểu ý kiến, đưa ra những hiểu biết vốn có của cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ, trao đổi ý kiến với với bạn để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến của mình.

- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).

* Gợi ý:

- Động vật duy trì nòi giống bằng cách giao phối giữa con đực với con cái, đẻ ra con non (chó, mèo, trâu, bò…) hoặc đẻ ra trứng rồi từ trứng sinh ra con non (gà, vịt, thằn lằn...).

- Thực vật duy trì nòi giống bằng cách nảy mầm từ hạt (cà chua, bí đỏ…), tự phát triển thành cây con mới từ một đoạn trên cơ thể mẹ (sắn, mía)…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tinh thần tích cực xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học mới: Ở những bài trước, ta đã nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, đã biết được vòng đời của một sinh vật cụ thể. Đến chủ đề này, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu về quá trình sinh sản của chúng. Ta đi vào bài học đầu tiên của chủ đề - Bài 32. Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản.

  1. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.
  2. Nội dung: GV đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
  3. Sản phẩm học tập: Rút ra khái niệm sinh sản ở sinh vật.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, làm việc nhóm đôi và cho biết:

+ Sinh sản là gì? Có mấy hình thức sinh sản?

+ CH1 (SGK tr.147): Quan sát hình 32.1, cho biết kết quả và ý nghĩa của sinh sản ở sinh vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 2-3 HS trả lời lần lượt từng câu hỏi.

- GV chỉ định một số HS bất kì nhận xét câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Khái niệm sinh sản.

- Sinh sản: là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển kế tục của loài.

- Có 2 hình thức sinh sản là: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

* CH1: Kết quả và ý nghĩa của sinh sản ở sinh vật:

+ Kết quả của sinh sản là: tạo ra những cá thể mới, làm tăng số lượng cá thể của loài.

+ Ý nghĩa : bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm sinh sản vô tính.

  1. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật.

- Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật, phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.

  1. Nội dung: GV cho HS quan sát sinh sản vô tính ở động vật và thực vật; đưa ra các nhiệm vụ yêu cầu HS hoàn thành.
  2. Sản phẩm học tập:

- Đưa ra được khái niệm sinh sản vô tính

- Bản hoàn thiện phiếu học tập số 1, 2.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

·        Nhiệm vụ 1: Thực hành quan sát vết cắt đoạn thân cây hoa hồng sau khi cắm vào đất 3 tuần.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động thực hành theo nhóm 2-3 HS:

+ Cắt đoạn thân cây hoa hồng cắm vào đất trước bài học 3 tuần.

+ Đến bài học, quan sát vết cắt đoạn thân cây hoa hồng và mô tả những gì quan sát được. Đoạn thân cây hoa hồng này có thể phát triển thành cây mới được không? Vì sao?

- Sau khi HS trả lời xong, GV chiếu hình ảnh bổ trợ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 2-3 HS trả lời lần lượt từng câu hỏi.

- GV chỉ định một số HS bất kì nhận xét câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và chuyển sang nhiệm vụ mới.

·        Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sinh sản vô tính

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK và cho biết khái niệm, đặc điểm sinh sản vô tính.

- GV đặt câu hỏi: Em có đồng ý với ý kiến cho rằng sinh sản vô tính xảy ra ở mọi sinh vật?   

- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn có thể chia thành những nhóm nhỏ.

*  Nhóm 1: Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật.

- GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập số 1 gồm các câu hỏi 2, 3 SGK tr.148 (đính kèm phía dưới hoạt động).

*  Nhóm 2: Tìm hiểu sinh sản vô tính ở động vật

- GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập số 2 gồm các câu hỏi 2 (SGK tr.148) và câu hỏi 4 (SGK tr.149).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện chia nhóm và hoàn thành các phiếu học tập theo yêu cầu của GV.

- Các nhóm nhỏ trong nhóm lớn suy nghĩ câu trả lời, sau đó trao đổi với các nhóm khác để đi đến thống nhất và ghi vào phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- 2 nhóm lớn trao đổi sản phẩm cho nhau.

- Nhóm này đọc và nhận xét, góp ý bổ sung cho nhóm kia, sau đó trả bài lại cho nhóm bạn để hoàn thiện và báo cáo kết quả.

- GV mời đại diện của mỗi nhóm báo cáo lại kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Khái niệm sinh sản vô tính

 

 

 

 

 

+ Sau một thời gian, chỗ vết cắt đoạn thân cây hoa hồng này nảy chồi, mọc rễ.

+ Đoạn thân này có thể phát triển thành cây mới vì đã có đủ rễ và chồi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sinh sản vô tính là: hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.

- Đặc điểm: Ở sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ.

- Em không đồng ý với ý kiến đó vì: Sinh sản vô tính chỉ có ở một số nhóm sinh vật như vi khuẩn, nguyên sinh vật, một số loài nấm, một số loài thực vật và động vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=> Kết luận:

- Thực vật có hai hình thức sinh sản vô tính là sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.

- Động vật có các hình thức sinh sản vô tính là nảy chồi (thủy tức), phân mảnh (sao biển) và trinh sản (ong, kiến…)

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật

 

Câu 1. Quan sát hình 32.1a.

a. Mô tả quá trình sinh sản của cây rau má.

b. Sinh sản ở cây rau má có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái không

Từ đó cho biết :

c. Cây rau má có hình thức sinh sản nào ?

d. Vì sao các cá thể con sinh ra đều giống nhau và giống mẹ?

Câu 2. Quan sát hình 32.2 cho biết cây con được hình thành từ bộ phận nào của cây mẹ? Từ đó phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tìm hiểu sinh sản vô tính ở động vật

 

Câu 1. Quan sát hình 32.1c.

a. Mô tả quá trình sinh sản của trùng đế giày.

b. Sinh sản ở trùng đế giày có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái không?

Từ đó cho biết :

c. Trùng đế giày có hình thức sinh sản nào ?

d. Vì sao các cá thể con sinh ra đều giống nhau và giống mẹ?

Câu 2: Quan sát hình 32.3 và phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý bảng sau:

Tiêu chí so sánh

 

Hình thức sinh sản vô tính

Nảy chồi

Trinh sản

Phân mảnh

Khái niệm

?

?

?

 

Đặc điểm

?

?

?

Ví dụ

?

?

?

 

Phiếu học tập số 1, 2 (tham khảo).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật

 

Câu 1. Quan sát hình 32.1a.

a. Mô tả quá trình sinh sản của cây rau má.

b. Sinh sản ở cây rau má có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái không

Từ đó cho biết :

c. Cây rau má có hình thức sinh sản nào ?

d. Vì sao các cá thể con sinh ra đều giống nhau và giống mẹ?

Trả lời:

a.  Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má: Từ một phần thân của cây mẹ phát triển thành một cây con mới.

b. Sinh sản ở cây rau má không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.

c. Cây rau má có hình thức sinh sản vô tính.

d. Cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ vì cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.

Câu 2. Quan sát hình 32.2 cho biết cây con được hình thành từ bộ phận nào của cây mẹ? Từ đó phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.

Trả lời:

- Cây bỏng con được sinh ra từ lá của cây mẹ.

- Cây dâu tây được sinh ra từ rễ của cây mẹ.

- Cây gừng được sinh ra từ thân rễ của cây mẹ.

- Cây khoai lang được sinh ra từ rễ củ của cây mẹ

=> Phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật: sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tìm hiểu sinh sản vô tính ở động vật

 

Câu 1. Quan sát hình 32.1c.

a. Mô tả quá trình sinh sản của trùng đế giày.

b. Sinh sản ở trùng đế giày có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái không?

Từ đó cho biết :

c. Trùng đế giày có hình thức sinh sản nào ?

d. Vì sao các cá thể con sinh ra đều giống nhau và giống mẹ?

Trả lời:

a. Mô tả quá trình sinh sản của trùng đế giày: Cơ thể mẹ phân đôi thành hai cơ thể con

b. Sinh sản ở trùng đế giày không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.

c. Trùng đế giày có hình thức sinh sản vô tính.

d. Các cá thể con sinh ra đều giống nhau và giống mẹ là vì: cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.

Câu 2: Quan sát hình 32.3 và phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý bảng sau:

Tiêu chí so sánh

 

Hình thức sinh sản vô tính

Nảy chồi

Trinh sản

Phân mảnh

Khái niệm

?

?

?

 

Đặc điểm

?

?

?

Ví dụ

?

?

?

 

Trả lời:

Tiêu chí

Nảy chồi

Trinh sản

Phân mảnh

Khái niệm

Sinh vật mới phát triển từ chồi non

Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cơ thể mới

Cơ thể mới được sinh ra từ một mảnh của cơ thể mẹ.

Đặc điểm

Lúc đầu sinh vật mới phát triển gắn liền với sinh vật mẹ. Sau khi trưởng thành mới tách hẳn khỏi cơ thể mẹ

Cá thể mới luôn là giống đực

Từ một mảnh khuyết thiếu từ cơ thể mẹ sẽ phát triển đầy đủ thành một cá thể con hoàn thiện

Ví dụ

Thủy tức

Ong

Sao biển

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn.

  1. Mục tiêu:

- Nêu được vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn.

- Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm những câu hỏi GV đặt ra.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS cho biết vai trò của sinh sản vô tính.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, trong mỗi nhóm 4 chia thành những nhóm đôi thảo luận cùng nhau.

+ Mỗi nhóm đôi thảo luận đưa ra đáp án.

+ Sau đó, 2 nhóm đôi trao đổi ý kiến với nhau để đi đến thống nhất câu trả lời cho câu hỏi mà GV yêu cầu.

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 5, 6 (SGK tr.149).

+ CH5: Lấy ví dụ cho thấy sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật.

+ CH6: Nêu các biện pháp nhân giống vô tính ở thực vật. Mỗi biện pháp lấy ví dụ 1 - 2 loài cây.

- GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm của phương pháp nuôi cấy mô.

- GV yêu cầu HS trả lời CH7 (SGK tr.150).

CH7: Quan sát hình 32.4, giải thích vì sao giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô là những biện pháp nhân nhanh giống cây trồng.

- Sau khi các nhóm thảo luận xong các câu hỏi, GV dành thời gian cho HS tìm hiểu nhân bản vô tính ở cừu Dolly trong phần “Em có biết” (SGK tr.150).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 2-3 nhóm HS báo cáo kết quả.

- GV chỉ định một số HS bất kì nhận xét câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

III. Vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn.

- Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật.

* CH5: Bằng cách sinh sản vô tính, một sinh vật tạo ra một bản sao di truyền giống hệt hoặc giống hệt nhau. Từ đó duy trì được các đặc điểm của sinh vật. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc nguồn gen quý hiếm. Ví dụ : nuôi cấy mô cây phong lan, sâm ngọc linh,

* CH6: Trong thực tiễn người ta thực hiện nhân nhanh giống cây trồng và duy trì các đặc điểm tốt của cây bằng các phương pháp như:

+ Nuôi cấy mô: Cây mía, cây sắn , cây nghệ…

+ Giâm cành, chiết cành: cây cam, bưởi, táo…

- Phương pháp nuôi cấy mô: Từ một cây ban đầu, tách mô để nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, vô trùng, có đủ chất dinh dưỡng và các chất cần thiết sẽ tạo nhiều cây con mới.

Ưu điểm: Nhân nhanh giống cây trồng, tạo ra giống cây sạch bệnh.

* CH7: Giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô là những biện pháp nhân nhanh giống cây trồng là vì: về bản chất thì những cơ thể mới được sinh ra và phát triển từ những phần vốn dĩ đã có sự sống từ cây mẹ. Chỉ cần thêm một số yếu tố môi trường thì việc phát triển sẽ nhanh hơn các loại nhân giống khác.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sinh sản vô tính và sinh sản vô tính ở thực vật.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận câu luyện tập trang 148 SGK và vẽ sơ đồ tư duy về các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật hoặc động vật.
Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 sinh học 7 cánh diều, Giáo án sinh học 7 cánh diều tập 2, Giáo án sinh học 7 kì 2 sách cánh diều đầy đủ

Giáo án word đủ các môn 

Giáo án điện tử đủ các môn

Chat hỗ trợ
Chat ngay