Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức

Giáo án sinh học 7 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức


BÀI 37. ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN

 

  1. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
  2. Năng lực
  • Năng lực chung
  • Tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu thiên nhiên xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong bài học; tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • Giao tiếp và hợp tác: HS thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập.
  • Năng lực riêng
  • Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng).
  • Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển (ví dụ: điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).
  • Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (ví dụ: tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).
  1. Phẩm chất
  • Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật vào thực tiễn.
  • Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.
  • Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.
  • Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 7.
  • Hình ảnh, video về ứng dụng sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn.
  • Máy tính, máy chiếu
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 7.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến nội dung bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

- HS tìm hiểu lợi ích và tác hại của các chất bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng ở thực vật và động vật.

  1. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS thảo luận trả lời vấn đề GV đưa ra.
  2. Sản phẩm học tập: HS xác định được vấn đề cần tìm hiểu trong bài.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video về quá trình phát triển của dưa leo (link video)

- GV yêu cầu HS quan sát video và trả lời các câu hỏi:

+ Để sinh trưởng và phát triển tốt như vậy, cây đậu cần những điều kiện gì từ môi trường ngoài?

+ Muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi, cây trồng để thu được năng suất cao, chúng ta cần làm gì?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: Bài 37. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu vài trò của nhiệt độ đối với sinh vật, mô tả tình huống xảy ra đối với sinh vật khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
  3. Sản phẩm học tập:

- Kết quả giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi.

- Kết quả thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình 37.1, yêu cầu HS dựa vào đường cong của đồ thị trong hình để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi thông qua việc trả lời các câu hỏi thảo luận trong SGK.

+ Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau, từ đó cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

+  Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là bao nhiêu? Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

- GV lưu ý HS liên hệ cơ thể mình dưới tác động của nhiệt độ môi trường khác nhau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm, quan sát hình ảnh và đọc thông tin trong SGK, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi nhiệm vụ được giao.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1. Nhiệt độ

* Câu hỏi thảo luận

C1. Đường cong trong hình cho thấy khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.

C2. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là 300C. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp so với nhiệt độ cực thuận đều làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.

* Kết luận

Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.

Hoạt động 2. Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với sinh vật thông qua các ví dụ điển hình về tác động của ánh sáng đối với một số thực vật trong thực tiễn.
  2. Nội dung: GV phân tích ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
  3. Sản phẩm học tập: Vai trò của ánh sáng đối với sinh vật, kết quả thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV  - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV phân tích cho HS về ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

+ Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của thực vật thông qua quá trình quang hợp và gián tiếp ảnh hưởng đến chu kì thời gian, từ đó tác động đến thời gian ra hoa và phát sinh hình thái của thực vật.

+ Vai trò của ánh sáng đối với động vật: Ánh sáng gián tiếp ảnh hưởng đến sự hấp thụ calcium để hình thành xương, từ đó tác động đến sự sinh trưởng của cơ thể. Ánh sáng mặt trời làm tăng nhiệt độ môi trường, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật do sự thay đổi thân nhiệt của chúng.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi mục I.2

+ Nhiều loài động vật có tập tính phơi nắng (Hình 37.2), tập tính này có tác dụng gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của chúng?

+ Giải thích vì sao nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về vai trò của ánh sáng đối với thực vật và động vật.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV theo dõi quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời trước lớp

- Các HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

2. Ánh sáng

* Câu hỏi thảo luận

C1. Nhiều loài động vật thường phơi nắng (đặc biệt là các động vật biến nhiệt) giúp tăng thân nhiệt, vì ánh sáng mặt trời làm tăng nhiệt độ môi trường, giúp tăng thân nhiệt của chúng. Nhiệt độ liên quan đến quá trình trao đổi chất, do đó gián tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.

C2. Nên cho trẻ nhỏ và gia súc non tắm nắng khi ánh sáng yếu (sáng sớm hoặc chiều tối) giúp cơ thể tạo vitamin D, tham gia hấp thụ calcium, hạn chế bị còi xương và tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

* Kết luận

- Ánh sáng cần cho quá trình quang hợp, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, thời gian ra hoa của thực vật.

- Ánh sáng mặt trời giúp động vật tổng hợp vitamin D và thu thêm nhiệt trong mùa đông, tập trung các chất để xây dựng cơ thể, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu vai trò của nước đối với sinh vật
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận tìm hiểu các biểu hiện sinh trưởng và phát triển của một số động vật và thực vật khi thiếu nước
  3. Sản phẩm học tập: HS đưa ra kết luận về vai trò của nước đối với sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV  - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phân tích cho HS: Nước là thành phần cấu tạo của tế bào nên nước ảnh hưởng đến quá trình phân chia và dãn dài của tế bào thực vật.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi mục I.3:  Nước có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như thế nào? Vì sao nước có thể ảnh hưởng tới quá trình này?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về vai trò của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV theo dõi quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời trước lớp

- Các HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

3. Nước

* Câu hỏi thảo luận

Nếu thiếu nước, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết. Do nước là nguyên liệu cấu tạo tế bào và tham gia vào quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể, do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

* Kết luận

Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật

 

Hoạt động 4. Hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
  2. Nội dung: GV đặt câu hỏi tình huống, HS thảo luận trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV  - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi tình huống, yêu cầu HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời: Nếu động vật không được cung cấp thức ăn, còn thực vật không được cung cấp chất khoáng thì cơ thể thực vật và động vật sẽ như thế nào?

- GV nhận xét câu trả lời của HS giải thích thêm với HS:

+ Đối với động vật: Khi thiếu các chất dinh dưỡng, sẽ thiếu nguyên liệu để kiến tạo cơ thể và sinh năng lượng. Do đó, động vật chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.

+Đối với thực vật: Khi thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là thiếu nitrogen sẽ không có nguyên liệu để kiến tạo tế bào và sinh năng lượng, từ đó làm cho sự sinh trưởng của thực vật bị ức chế, thậm chí bị chết.

+ Khi quá thừa dinh dưỡng, sinh vật sẽ không sử dụng hết cho sự trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng nên cơ thể sẽ sinh trưởng và phát triển không bình thường.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi mục I.4

+ Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ

+ Giải thích vì sao chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV theo dõi quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời trước lớp

- Các HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

4. Chất dinh dưỡng

* Câu hỏi thảo luận

C1.

·         Ở động vật, nếu thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.

·         Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen, quá trình sinh trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết.

C2.

Chế độ dinh dưỡng cung cấp chất hữu cơ làm nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, tác động tới kích thước và số lượng tế bào, từ đó tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật.

* Kết luận

Chất dinh dưỡng là nhân tố quan trọng, thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Hoạt động 5. Tìm hiểu ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt.

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu các kiến thức về sinh trưởng và phát triển của thực vật để ứng dụng trong hoạt động trồng trọt.
  2. Nội dung: GV phân tích về cách điều kiển sinh trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài và bằng các nhân tố bên trong, HS thảo luận trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận trả lời câu hỏi về ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt.
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV  - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 37.3, giới thiệu về hoạt động điều khiển sự sinh trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài đối với cây trồng.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi mục II.1

+ Nêu các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở thực vật trong hình 37.3 và tác dụng của từng biện pháp. Kể thêm các biện pháp khác mà em biết

+ Người trồng rừng đã điều khiển quá trình sinh trường của cây lấy gỗ bằng cách để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt. Giải thích ý nghĩa của việc làm này.

-  GV chiếu hình 37.4, phân tích về vai trò điều hòa sự sinh trưởng và phát triển bằng yếu tố bên trong:

+ 37.4a: Chất kích thích giúp cây quất ra hoa và tạo quả nhanh hơn;

+ 37.4b: Chất kích thích sinh trưởng khi bón cho cây sẽ làm cho tế bào dài ra nhanh chóng nên cây sẽ lớn lên rất nhanh;

+ 37.4c: Chất ức chế được sử dụng trong bảo quản nông sản (tỏi, khoai tây) sẽ làm cho các loại nông sản không thể nảy mầm, giúp cho nông sản được cất giữ lâu dài.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi mục II.1b: Đọc thông tin ở mục 1b, lựa chọn loại hormone phù hợp cho các đối tương trong bảng bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng và nêu lợi ích của việc sử dụng loại hormone đó rồi hoàn thành bảng theo mẫu bên:

Đối tượng thực vật

Hormone kích thích

Hormone ức chế

Lợi ích

Cây lấy sợi, lấy gỗ

?

?

?

Cây quất cảnh

?

?

?

Hành, tỏi, khoai tây

?

?

?

- GV lưu ý HS vận dụng các kiến thức về các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở cây trồng trong việc trồng và chăm sóc cây tại địa phương.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe trình bày của GV, đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV theo dõi quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời trước lớp

- Các HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

II. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn

1. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt

a) Điều khiển sinh trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài

* Câu hỏi thảo luận

C1.

- Các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển trong Hình 37.3:

a) Chiếu ánh sáng nhân tạo trong nhà kính để đảm bảo điều kiện ánh sáng cho cây quang hợp.

b) Ủ rơm cho cây trồng trong mùa đông giúp hạn chế gió lạnh và giữ nhiệt cho cây trồng. 

c) Bón phân giúp tăng dinh dưỡng cho cây trồng. 

d) Tưới đủ nước giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

- Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở thực vật như thắp đèn vào ban đêm để kích thích các loài cây ngày dài ra hoa,...

C2.

Trồng cây lấy gỗ bằng cách trồng mật độ dày khi cây còn non giúp cho tỉ lệ sống của cây tăng lên, sau đó tỉa bớt giúp cây có đủ ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển tốt.* Kết luận

Điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài: chiếu sáng nhân tạo, bón phân, tưới nước,…

b) Điều khiển sinh trưởng và phát triển bằng các nhân tố bên trong

* Câu hỏi thảo luận

* Kết luận

Điều khiển sinh trưởng và phát triển bằng các nhân tố bên trong: Sử dụng hormone kích thích và ức chế quá trình sinh trưởng.

 

Hoạt động 6. Tìm hiểu ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi.

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu các ứng dụng của sinh trưởng và phát triển trong hoạt động chăn nuôi tại địa phương.
  2. Nội dung: GV giới thiệu về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến vật nuôi và vai trò của chất kích thích tăng trưởng; hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi mục II.2
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận trả lời câu hỏi về ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi.
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV  - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến vật nuôi và vai trò của chất kích thích tăng trưởng: Chất kích thích tăng trưởng được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi, nếu sử dụng đúng liều lượng và thời điểm sẽ có tác dụng làm tăng năng suất vật nuôi và không gây hại cho người sử dụng.

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi mục II.2

+ Những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật đã được con người ứng dụng như thế nào trong chăn nuôi? Vì sao?

+ Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi chúng ta cần chú ý điều gì? Vì sao?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe trình bày của GV, đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV theo dõi quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời trước lớp

- Các HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi

* Câu hỏi thảo luận

C1.

Con người đã ứng dụng những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong chăn nuôi như:

- Cho vật nuôi ăn, uống đầy đủ. 

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh cho vật nuôi. 

- Chống nóng, chống rét cho vật nuôi. 

- Sử dụng chất kích thích tăng trưởng đúng thời điểm và liều lượng. (H).

Ví dụ: Khi nuôi lợn chúng ta nên làm chuồng trại theo hướng nam đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè; hằng ngày phun nước, quét dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ; lựa chọn các loại thức ăn và chất tăng trưởng phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn.

C2.

Khi sử dụng các chất tăng trưởng trong chăn nuôi cần chú ý thời điểm sử dụng, đúng quy trình và phù hợp với trọng lượng cơ thể vật nuôi để đảm bảo chất tăng trưởng được đào thải hết trước khi vật nuôi xuất chuồng. Nếu không sử dụng đúng, chất tăng trưởng vẫn còn tồn tại trong cơ thể, khi con người sử dụng làm thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

* Kết luận

Để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt cần cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, chống nóng, chống rét,….

Hoạt động 7. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong phòng trừ sinh vật gây hại

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong phòng trừ sinh vật gây hại
  2. Nội dung: GV giới thiệu về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của sinh vật gây hại, HS thảo luận trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận trả lời câu hỏi về ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ sinh vật gây hại
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV  - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của sinh vật gây hại trong hình 37.5

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát hình ảnh về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi và bướm, thảo luận trả lời câu học mục II.3 trong SGK

+ Nhận xét về hình thái của muỗi và bướm ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời.

+ Theo em, diệt muỗi ở giai đoạn nào cho hiệu quả nhất? Vì sao? Hãy đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi

+ Hãy đề xuất các biện pháp diệt bướm bảo vệ mùa màng

- GV lưu ý với HS: Có thể đưa ra các giải pháp tương tự để phòng trừ các loại côn trùng hay sinh vật gây hịa khác đối với sinh vật và con người.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe trình bày của GV, đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV theo dõi quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời trước lớp

- Các HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

3. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ sinh vật gây hại

* Câu hỏi thảo luận

C1.

Các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của muỗi và bướm (trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng phát triển thành nhộng và sau đó là con trưởng thành) có sự khác nhau về kích thước (từ nhỏ đến lớn) và hình dạng.

C2. Diệt muỗi ở giai đoạn trứng là hiệu quả nhất vì có thể diệt được số lượng nhiều nhất.

Các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi như:

- Giữ môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng. 

- Không sử dụng các dụng cụ chứa nước đọng để muỗi không có môi trường phát triển. 

- Sử dụng các thiết bị bắt muỗi hiện đại và phun thuốc diệt muỗi.

C3. Các biện pháp diệt sâu bướm: dùng đèn bẫy bướm, dùng thuốc trừ sâu để sâu không phát triển được thành bướm.

* Kết luận

Việc hiểu biết về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển có thể vận dụng để phòng trừ những sinh vật gây hại bằng cách cắt vòng đời của chúng.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS ôn tập lại kiến thức đã học
  3. Nội dung: GV chiếu câu hỏi bài tập, HS suy nghĩ, trả lời
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra đáp án đúng cho các bài tập GV giao
  5. Tổ chức thực hiện :

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

Câu 1. Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?

  1. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng. 
  2. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 
  3. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng. 
  4. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển. 

Câu 2. Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây? 

  1. a) Sinh trưởng. b) Thụ phấn. 
  2. c) Quang hợp. d) Thoát hơi nước. 
  3. e) Phát triển. g) Ra hoa. 
  4. h) Hình thành quả. 
  5. 6. B.3. C.7.                       D. 4. 

...................... Còn tiếp.............................

Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 sinh học 7 kết nối tri thức, Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức tập 2, Giáo án sinh học 7 kì 2 sách kết nối tri thức đầy đủ

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Toán 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Tin học 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay