Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn lịch sử lớp 10 kì 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân, xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
  • Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực riêng:
  • Rèn luyện được các kĩ năng: sưu tầm và sử dụng tư liệu trong học tập lịch sử; kĩ năng giải thích, phân tích,…sự kiện, vấn đề lịch sử.
  • Biết vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản).
  • Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
  • Có ý thức trân trọng lịch sử - văn hóa dân tộc và thế giới.
  • Chăm chỉ tìm tòi, khám phá lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử, Giáo án.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học.
  • Tập bản đồ và tư liệu lịch sử 10.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát trục thời gian và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của hiểu biết quá khứ lịch sử, cội nguồn của gia đình, dòng họ, quốc gia, dân tộc,....đối với cuộc sống hiện tại.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát trục thời gian SGK tr.15, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Theo em, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu như chúng ta không có chút hiểu biết gì về việc trong quá khứ của ông bà, tổ tiên,….đã sinh sống, lao động như thế nào để xây dựng nên gia đình, dòng tộc, quôc gia, dân tộc,…như ngày nay?

+ Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại từng nhắc nhở Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà ngày nay?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trả lời:

+ Nếu như chúng ta không có chút hiểu biết gì về việc trong quá khứ của ông bà, tổ tiên,…. thì chúng ta sẽ không nắm rõ về cội nguồn của mình, không lưu giữ và giữ gìn được những kinh nghiệm, truyền thống, khát vọng,….của thế hệ trước truyền lại.

+ Ý nghĩa câu nói  Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà ngày nay của Chủ tịch Hồ Chí Minh: người Việt Nam phải biết lịch sử của đất nước Việt Nam như vậy mới biết được nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc.

- GV mời đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Tại sao chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu, phục dựng lại lịch sử? Việc hiểu biết về quá khứ lịch sử, về cội nguồn của gia đình, dòng họ, dân tộc mình có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
  2. Nội dung:

- Biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.

- Truyền lại tri thức, kinh nghiệm, truyền thống văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau, tạo nên mối liên kết giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, trở thành yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và bản sắc của cộng đồng, dân tộc.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quán sát trục thời gian SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: Qua trục thời gian, em hãy cho biết các tri thức về lịch sử sẽ thuộc về khoảng nào trên trục thời gian?

- GV hướng dẫn HS đọc kĩ nội dung thông tin SGK tr.15, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Lập sơ đồ thể hiện vài giải thích về mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung thông tin SGK tr.15, 16 và trả lời câu hỏi: Lịch sử để lại những giá trị gì cho cuộc sống hiện tại?

- GV yêu cầu HS đọc tư liệu SGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Làm rõ vai trò và ý nghĩa của lịch sử.

- GV tổ chức và hướng dẫn và cùng HS khai thác Hình 1-3 SGK tr.16, giúp HS nhận thức được: Từ xa xưa cho đến ngày nay, con người đã nhận thức rất rõ vai trò của việc lưu giữ và trao truyền, tìm hiểu lich sử thông qua nhiều hình thức khác nhau:

+ Hình 1: vẽ tranh, viết chữ trên các vật liệu khác nhau để lưu giữ, thể hiện phần nào những hoạt động hằng ngày của con người ngay từ thời nguyên thủy.

 

 

 

 

 

 

 

+ Hình 2, 3: tổ chức nghiên cứu lịch sử, sưu tầm sử liệu,…để biên soạn những công trình về lịch sử.

 

 

 

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Hãy tìm hiểu về truyền thống ngôi trường mà em đang theo học. Chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của em khi biết được những thông tin đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát trục thời gian, đọc thông tin SGK tr.15, 16 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Sơ đồ thể hiện và giải thích về mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai (đính kèm bên dưới hoạt động).

- Những giá trị lịch sử đã để lại cho cuộc sống hiện tại:

+ Biết được về nguồn gốc của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.

+ Truyền lại tri thức, kinh nghiệm, truyền thống văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau, tạo nên ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc.

- Vai trò và ý nghĩa của lịch sử qua đoạn tư liệu:

+ Là cội nguồn, là tổ tông.

+ Là tấm gương răn dạy cho đời sau.

à Giúp chúng ta hiểu rõ về gốc tích nước nhà, tổ tiên của mình.

Sơ đồ thể hiện và giải thích về mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai

Quá khứ

Hiện tại

Tương lai

Lịch sử đã qua

Luôn được kế thừa và xây dựng trên nền tảng, cơ sở của quá khứ

Được định hướng, kiến tạo trên cơ sở của quá khứ, hiện tại

Cần phải hiểu rõ những gì đã diễn ra

Muốn cho hiện tại tốt đẹp hơn quá khứ

Để tương lai huy hoàng hơn hiện tại

Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án lịch sử kì 1 mới, giáo án lịch sử kì 1 chân trời sáng tạo, giáo án lịch sử lớp 10 kì 1 CTST, giáo án môn lịch sử kì 1 chân trời

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Chat hỗ trợ
Chat ngay