Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn lịch sử lớp 7 kì 1 bộ sách "Kết nối tri thức ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: ĐẤT NƯỚC BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP (939-967)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội, văn hóa dưới thời Ngô Quyền.
  • Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử.
  • Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện kĩ năng nhận thức và tư duy lịch sử.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước của mọi người dân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 7.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tranh ảnh, lược đồ: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước, Lược đồ 12 sứ quân, Đền thờ của vua Đinh, vua Lê,…
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 7.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về đôi nét về Ngô Quyền và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đăng năm 938 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu đôi nét hiểu biết về Ngô Quyền và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Ngô Quyền (898-944) là người Đường Lâm. Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc. Thuở nhỏ đã có trí dũng. Lớn lên là người dũng lược, có sức khỏe phi thường và là con rể của Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra trang sử chói lọi của dân tộc, vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đất nước giành được độc lập, tự chủ. Sau trận đại thắng lừng danh kim cổ trên sông Bạch Đằng, đập tan quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc. Bởi vậy, Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt.

+ Ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng năm 938:

  • Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.
  • Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
  • Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ, đưa dân tộc ta bước sang một kỉ nguyên mới.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc hơn 1 000 năm, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Vậy, Ngô Quyền đã làm gì để xây dựng chính quyền độc lập mà sau này nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) đã nhận xét: Chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã được nối lại. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939-967).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ngô Quyền dựng nền độc lập

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được những nội dung chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hóa.

- Rút ra được nhận xét: việc quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của nhà Ngô Quyền đã chứng tỏ nền độc lập dân tộc được khẳng định, vị thế của đất nước đã khác trước. Đây cũng chính là nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.45; thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những nội dung chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hóa và ý nghĩa của việc quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiếp lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.45, thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hóa thời Ngô.

- GV hướng dẫn HS đọc phần Em có biết SGK tr.45 và phân tích cho HS tính chất độc lập tự chủ của nhà Ngô:

+ Bộ máy tổ chức còn rất đơn giản.

+ Các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng hay còn gọi là Thứ sử các châu như: Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (vùng Nghệ - Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ).

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi:

+ Tiết độ sứ là chức quan gì? (là chức quan cai quản một đơn vị hành chính lớn, gồm nhiều châu, quận ở vùng biên giới Trung Quốc thời Đường).

+ Trong lịch sử, những nhân vật nào đã xưng là Tiết độ sứ? (Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?

- GV hướng dẫn HS đọc đoạn tư liệu để hiểu rõ về vai trò, công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu dựng nước: tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, mục Em có biết và tư liệu SGK tr.45; thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về những nội dung chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hóa và ý nghĩa của việc quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiếp lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Ngô Quyền dựng nền độc lập

- Những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hóa thời Ngô:

+ Năm 939, sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

+ Một chính quyền mới được thiết lập.

●        Vua giữ quyền quyết định mọi việc trọng yếu.

●        Các văn, võ phụ trách từng công việc.

●        Ở địa phương, vua giao các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng.

+ Đất nước được yên bình, văn hóa dân tộc được chú ý khôi phục. Nền độc lập dân tộc được khẳng định. Tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

- Việc quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của nhà Ngô Quyền đã chứng tỏ nền độc lập dân tộc được khẳng định, vị thế của đất nước đã khác trước. Đây cũng chính là nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Công cuộc thống nhất đất nước cuả Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.

- Rút ra được nhận xét: bằng các biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin, đọc mục Em có biết, quan sát Hình 1, 2 SGK tr.46, 47, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất và công cuộc thống nhất đất nước, sự thành lập nhà Đinh của Đinh Bộ Lĩnh.
  3. Tổ chức hoạt động :
Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án lịch sử 7 kì 1, giáo án lịch sử 7 kì 1 kết nối tri thức, giáo án lịch sử lớp 7 kì 1 KNTT, giáo án môn lịch sử 7 kì 1 kết nối

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Chat hỗ trợ
Chat ngay