Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn ngữ văn lớp 10 kì 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Bài 5. TÍCH TRÒ SÂN KHẤU DÂN GIAN

…………………………………………………..

Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: ……..

Số tiết: ... tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 5

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền; phst hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản được học.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân.

- Viết được báo cáo nghiên cứu, có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ; có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.

- Biết lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu.

- Có thái độ trân trọng đối với những di sản nghệ thuật quý báu mà ông cha truyền lại.

TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được một số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng.

  1. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ HS khắc sâu kiến thức nội dung tri thức ngữ văn về chèo, tuồng.
  3. Nội dung: HS chia sẻ về vở kịch đã xem.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về vở kịch đã xem.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em đã từng đi xem kịch hay xem vở kịch nào chưa? Vở kịch đó tên là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV hỏi, suy nghĩ để trả lời về vở kịch đã xem.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp về vở kịch mình đã xem.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khen ngợi các HS trả lời.

- GV khuyến khích cả lớp nên đi xem kịch để tìm hiểu và thưởng thức loại hình nghệ thuật kịch.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Việt Nam chúng ta cũng có loại hình nghệ thuật kịch, được hình thành vào khoảng thế kỉ X. Nhưng đó không phải là kịch nói như chúng ta vẫn thường biết ngày nay, mà nó là kịch hát. Cụ thể các loại hình kịch hát của Việt Nam, hay chính xác hơn là loại hình sân khấu dân gian của Việt Nam như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết Giới thiệu bài học và Tri thức ngữ văn hôm nay.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá Tri thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nhận biết được một số yếu tố của nghệ thuật chèo và tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền,…
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức về chèo và tuồng.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến đặc điểm của nghệ thuật chèo và tuồng.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1, 2: Trả lời các câu hỏi:

§  Nghệ thuật chèo đã trải qua những bước phát triển nào?

§  Tại sao có thể nói chèo là một nghệ thuật mang tính tổng hợp?

§  Những yếu tố nào góp phần làm nên một vở diễn chèo trọn vẹn? Trong đó, yếu tố nào đóng vai trò điểm tựa?

§  Nêu những hiểu biết riêng của em về chèo.

+ Nhóm 3, 4: Trả lời các câu hỏi:

§  Nghệ thuật tuồng gồm những bộ phận sáng tác chủ yếu nào?

§   Người ta có thể căn cứ vào những điểm gì để nhận diện tuồng dân gian?

§  Tích tuồng dân gian có những đặc điểm gì đáng chú ý về nội dung và hình thức?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

- GV bổ sung thêm:

+ Đối với chèo:

§  Đến cuối thế kỉ XIX, chèo phát triển đến đỉnh cao với nhiều vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình – Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên,…

§  Sang đầu thế kỉ XX, chèo được sân khấu hóa ở các đô thị và trở thành chèo văn minh hoặc chèo cải lương với nhiều tích trò, kịch bản mới của các tác giả có tên tuổi như Nguyễn Đình Nghị, Nguyễn Thúc Khiêm.

+ Đối với tuồng:

§  Danh xưng “tuồng” phổ biến chủ yếu ở miền Bắc, còn ở miền Trung và miền Nam, danh xưng “hát bội” được quen dùng hơn.

§  Khởi nguồn từ sinh hoạt ca vũ của người Việt nhưng trong quá trình định hình và phát triển, tuồng đã tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của hí kịch Trung Hoa.

§  Do gặp môi trường chính trị, văn hóa thuận lợi, tuồng phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở miền Trung từ thời chúa Nguyễn và đạt đến đỉnh cao dưới triều Nguyễn với những soạn giả nổi tiếng như Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh, Tống Phước Phổ,…

1. Chèo

- Chèo nguyên là một loại hình kịch hát dân gian Việt Nam, phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được diễn ở sân đình trong thời gian có các lễ hội. Về sau, chèo được chuyên nghiệp hóa dần với sự hình thành của các gánh chèo, đoàn chèo.

- Nghệ thuật chèo mang tính tổng hợp, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa với sự hỗ trợ của các đạo cụ, nhạc khí dân tộc độc đáo, trên cơ sở một tích trò (còn gọi là tích truyện, chèo bản hay đơn giản là tích) có sẵn.

- Tích trò là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của vở chèo, làm điểm tựa cho toàn bộ hoạt động biểu diễn, tuy có tính ổn định nhưng vẫn để ngỏ khả năng thêm thắt, bổ sung cho diễn viên. Vì thế, một tích trò có nhiều dị bản là một sáng tạo mang tính tập thể.

- Tích trò của chèo dân gian thường được xây dựng dựa vào truyện cổ tích hay truyện thơ Nôm, thể hiện các đề tài sinh hoạt, đạo đức gần gũi với khán giả bình dân.

- Nhân vật của chèo, không xa lạ với đời sống thường ngày của người dân lao động xưa, gồm nhiều hạng người trong xã hội, có địa vị, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác khác nhau.

- Xét theo tính cách, nhân vật chèo được phân thành hai loại chính: vai chín và vai lệch.

2. Tuồng

- Tuồng là một loại hình kịch hát cổ truyền của Việt Nam, phát triển mạnh dưới triều Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ.

- Tuồng có hai bộ phận tương đối khác biệt nhau là tuồng cung đìnhtuồng dân gian.

- Nghệ thuật tuồng mang tính tổng hợp, phối hợp cả văn học, ca nhạc và vũ đạo.

- Tích tuồng dân gian giàu yếu tố hài, hướng tới châm biếm các thói hư tật xấu hay đả kích một số hạng người nhất định trong xã hội. Một tích tuồng thường có nhiều dị bản, do nó được bổ sung, nắn chỉnh thường xuyên trong quá trình biểu diễn, lưu truyền.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về chèo, tuồng đã học.
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để nêu được đặc điểm của chèo trong một vở chèo cụ thể.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về đặc điểm chèo trong một vở chèo cụ thể.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm: Lựa chọn một vở chèo và nêu các đặc trưng chèo trong vở chèo đó.

- GV gợi ý: Có thể chọn lớp chèo Xúy Vân giả dại mà HS đã soạn bài ở nhà để phân tích, hoặc dựa vào hiểu biết khác của bản thân để hoàn thành yêu cầu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm dựa vào kiến thức đã học để nêu các đặc trưng nghệ thuật chèo trong một vở chèo.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, yêu cầu các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, góp ý.

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT …:

VĂN BẢN 1. XÚY VÂN GIẢ DẠI

(Trích chèo Kim Nham)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nắm được một số nét đặc trưng của nghệ thuật chèo truyền thống thể hiện qua đoạn trích trên các phương diện: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại (tính vô danh và phương thức lưu truyền đã được nhắc đến trong phần Tri thức ngữ văn).

- Hiểu được: văn bản ngôn từ thể hiện tích truyện là yếu tố quan trọng nhất làm nền cho toàn bộ hoạt động biểu diễn của một vở chèo.

- Đồng cảm với khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống thật với mình được gửi gắm qua hình tượng nhân vật Xúy Vân.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Xúy Vân giả dại;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Xúy Vân giả dại;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- Đồng cảm với khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống thật với mình được gửi gắm qua hình tượng nhân vật Xúy Vân.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Xúy Vân giả dại.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS để HS nhận biết được một số vở chèo và các nhân vật trong vở chèo đó.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về các vở chèo và nhân vật trong vở chèo đó.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi mang tên “Loại hình nghệ thuật nào? Vở diễn gì?”. GV đưa ra một số bức ảnh chụp cảnh diễn chèo hoặc tuồng để HS đoán, xác định, nhận diện về các đối tượng.

Hình ảnh 1:

Hình ảnh 2:

Hình ảnh 3:

Hình ảnh 4:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi, nhìn vào hình ảnh, đoán tên và các nhân vạt trong vở chèo.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời từng hình ảnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt:

Tranh

Vở chèo

Nhân vật

1

Quan Âm Thị Kính

Thị Mầu, Tiểu Kính Tâm

2

Lưu Bình – Dương Lễ

Lưu Bình, Châu Long, Dương Lễ

3

Trương Viên

Thị Phương, mẹ Trương Viên, Trương Viên

4

Kim Nham

Xúy Vân

- GV dẫn dắt vào trích đoạn Xúy Vân giả dại: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một lớp chèo trong vở chèo cuối cùng được nhắc đến trong trò chơi vừa rồi. Đó là lớp chèo Xúy Vân giả dại trong vở chèo Kim Nham.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về văn bản Xúy Vân giả dại và hiểu được những nét cơ bản của chèo Kim Nham.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chèo Kim Nham và lớp chèo Xúy Vân giả dại.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến chèo Kim Nham và lớp chèo Xúy Vân giả dại.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc phần thông tin dẫn nhập vào văn bản trước lớp để cả lớp nắm bắt được vở chèo Kim Nham.

- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, vẽ sơ đồ thể hiện diễn biến chính của tích trò.

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu đặc điểm của chèo Kim Nham.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Diễn biến chính của tích trò Kim Nham

- Kim Nham là một học trò

à Kim Nham kết duyên với Xúy Vân

à Kim Nham tiếp tục lên kinh ứng thí, Xúy Vân sống trong cảnh cô đơn

à Xúy Vân sống trong cảnh cô đơn, Trần Phương tán tỉnh Xúy Vân

à Xúy Vân giả điên để thoát khỏi Kim Nham

à Kim Nham chạy chữ cho Xúy Vân

à Chạy chữa không được, Kim Nham đành để Xúy Vân tự do

à Xúy Vân tìm đến Trần Phương nhưng bị Trần Phương quay lưng

à Xúy Vân hóa điên thật

2. Đặc điểm của chèo Kim Nham

- Nêu cao bài học đạo lí khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.

- Hội tụ được những tinh hoa của nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước.

- Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và đoạn kết thúc số phận bi kịch của nàng.

- Vở chèo Kim Nham khi được biểu diễn, có những lớp, những màn hết sức đặc sắc, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời. Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,…

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Xúy Vân giả dại.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản (lớp chèo/ trích đoạn chèo) Xúy Vân giả dại.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Xúy Vân giả dại.
  4. Tổ chức thực hiện:
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án ngữ văn kì 1 mới, giáo án ngữ văn kì 1 chân trời sáng tạo, giáo án ngữ văn lớp 10 kì 1 CTST, giáo án môn ngữ văn kì 1 chân trời

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Chat hỗ trợ
Chat ngay