Giáo án toán 10 kết nối tri thức

Có đủ cả năm giáo án Word + Powerpoint môn toán 10 sách kết nối tri thức. Bản word và Powerpoint là đồng bộ với nhau. Giáo án có thể tải về để tham khảo. Thao tác tải đơn giản, dễ dàng. Hi vọng, bộ giáo án sẽ giúp thầy cô giảm tải công việc và nhẹ nhàng hơn khi bước vào năm học mới

Xem chi tiết hơn:

Xem mẫu Giáo án toán 10 kết nối tri thức

Click vào hình ảnh dưới để xem rõ giáo án

Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)

Về bộ sách toán 10 kết nối:

Sách của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Tổng chủ biên: Hà Huy Khoái. Chủ biên: Cung Thế Anh, Trần Văn Tấn, Đặng Hùng Thắng. Thành viên: Hạ Vũ Anh, Trần Mạnh Cường, Phan Thị Hà Dương, Nguyễn Đạt Đăng, Phạm Hoàng Hà, Đặng Đình Hanh, Phan Thanh Hồng, Nguyễn Thị Kim Sơn, Dương Anh Tuấn, Nguyễn Chu Gia Vượng.

Có đủ bài giáo án word kì 1, kì 2:

Giáo án đầy đủ các bài trong chương trình:

Toán 10 – tập 1

Bài 1. Mệnh đề

Bài 2. Tập hợp và các phép toán trên tập hợp

Ôn tập chương 1

Bài 3. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 4. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài tập cuối chương 2

Bài 5. Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ

Bài 6. Hệ thức lượng trong tam giác

Bài tập cuối chương III

Bài 7. Các khái niệm mở đầu

Bài 8. Tổng và hiệu của hai vecto

Bài 9. Tích của một vecto với một số

Bài 10. Vecto trong mặt phẳng tọa độ

Bài 11. Tích vô hướng của hai vecto

Bài tập cuối chương 4

Bài 12. Số gần đúng và sai số

Bài 13. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm

Bài 14. Các số đặc trưng đo độ phân tán

Bài tập cuối chương 5

Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính

Mạng xã hội: lợi và hại

Toán 10 – tập 2

Bài 15. Hàm số

Bài 16. Hàm số bậc hai

Bài 17. Dấu của tam thức bậc hai

Bài 18. Phương trình quy về phương trình bậc hai

Bài tập cuối chương 6

Bài 19. Phương trình đường thẳng

Bài 20. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng, góc và khoảng cách

Bài 21. Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ

Bài 22. Ba đường conic

Bài ôn tập chương 7

Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 15: HÀM SỐ (4 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ, công thức) dẫn đến khái niệm hàm số.

- Mô tả được các khái niệm cơ bản vể hàm số: định nghĩa hàm số, tập xác định, tập giá trị, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, đổ thị của hàm số.

- Mô tả được các đặc trưng hình học của đổ thị hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.

- Vận dụng được kiến thức của hàm số vào giải quyết các bài toán thực tiễn.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

NL tự chủ và tự học thông qua hoạt động cá nhân; NL giao tiếp và hợp tác thông qua trao đổi với bạn bè và hoạt động nhóm; NL giải quyết vấn đề;

Năng lực riêng: NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán; NL tư duy và lập luận toán học; Rèn luyện năng lực mô hình hoá toán học và năng lực giải quyết vấn để toán học thông qua các bài toán thực tiễn (xây dựng các hàm số bậc nhất trên từng khoảng mô tả công thức tính tiển điện, tiền đi taxi, tiển trả cước điện thoại, ...).

  1. Phẩm chất

- Bổi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.

- Rèn luyện tính cần thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: 

- SGK, tài liệu  giảng dạy, kế hoạch bài dạy, máy chiếu.

- Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp.

- Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS.

2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

=> Giáo viên có thể xem bất kì bài giáo án toán 10 trong chương trình:giáo án word toán 10 kết nối tri thức và giáo án điện tử toán 10 kết nối tri thức. Hệ thống có đầy đủ tất cả các bài soạn của giáo án dạy thêm toán 10 kết nối để giáo viên củng cố kiến thức thêm cho học sinh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1: KHÁI NIỆM HÀM SỐ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- HS làm quen với khái niệm hàm số.

  1. b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dươi sự hướng dẫn của GV.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu và dự đoán:

+ “ Quan sát hóa đơn tiền điện ở hình dưới. Hãy cho biết tổng lượng điện tiêu thụ trong tháng và số tiền phải trả (chưa tính thuế giá trị gia tăng). Có cách nào mô tả sự phụ thuộc của số tiền phải trả vào tổng lượng điện tiêu thụ hay không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi này, cũng như hiểu rõ hơn về hàm số, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”. Bài 15: Hàm số

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. a) Mục tiêu:

- HS làm quen với các dạng hàm số: hàm số cho bằng bảng; hàm số cho bằng biểu đồ, hàm số cho bằng công thức.

Hiểu về định nghĩa, khái niệm hàm số, tập xác định và tập giá trị của hàm số.

  1. b) Nội dung:

 HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

  1. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

Có giáo án điện tử:

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ1: Nhận biết hàm số cho bằng bảng

- GV cho HS đọc nội dung HĐ1 và yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi:

+ Nêu hiểu biết của em về bụi PM. (GV có thể chiếu tranh ảnh, video về bụi PM nhằm tăng thêm hiểu biết cho HS)

+ Nồng độ bụi PM 2.5 tại mỗi thời điểm 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ.

+ Trong bảng 6.1, mỗi thời điểm tương ứng với bao nhiêu giá trị của nồng đồ bụi PM 2.5

- HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại các đặc điểm về hàm số cho bởi bảng.

HĐ2: Nhận biết hàm số cho bằng biểu đồ

- GV yêu cầu HS đọc, trao đổi nhóm đôi, tìm hiểu thực hiện các yêu cầu trong HĐ2.

+ Thời gian theo dõi mực nước biển ở Trường Sa được thể hiện trong hình từ năm nào đến năm nào?

+ Trong khoảng thời gian đó, năm nào mực nước biển trung bình tại Trường Sa cao nhất, thấp nhất.

- HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại các đặc điểm về hàm số cho bởi biểu đồ.

HĐ3: Nhận biết hàm số cho bởi công thức

- GV yêu cầu HS đọc, trao đổi nhóm đôi, tìm hiểu thực hiện các yêu cầu trong HĐ3.

+ Dựa vào bảng 6.2 về giá bán lẻ điện sinh hoạt, hãy tính số tiền phải trả ứng với mỗi lượng điện tiêu thụ ở bảng 6.3 (SGK-tr5).

+ Gọi x là lượng điện tiêu thụ (đơn vị kWh) và y là số tiền phải trả tương ứng (đơn vị nghìn đồng). Hãy viết công thức mô tả sự phụ thuộc của y vào x khi .

(Trước khi tiến hành cho HS hoạt động nhóm, GV giới thiệu về đại lượng kWh: kWh hay kW.h – kilooat giờ, còn gọi là số điện) là đơn vị để đo đại lượng điện tiêu thụ. VD: một chiếc bàn là công suất 2kW, nếu sử dụng liên tục trong 1 giờ sẽ tiêu thụ lượng điện là 2kWh)

- HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại các đặc điểm về hàm số cho bởi công thức.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nhận xét những điểm giống nhau giữa các tình huống ở HĐ1, HĐ2, HĐ3.

HS giơ tay phát biểu, lớp nhận xét. GV đánh giá, dẫn dắt để chốt lại kiến thức:

Trong HĐ1, nếu gọi x là thời điểm và y là nồng độ bụi PM 2.5 thì với mỗi giá trị của x, xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y. Ta tìm thấy mối quan hệ phụ thuộc tương tự giữa các đại lượng trong HĐ2, HĐ3.

 GV yêu cầu HS đưa ra khái niệm hàm số trong khung kiến thức trọng tâm (2-3 HS phát biểu).

- GV lưu ý cho HS kí hiệu của hàm số.

- HS tự đọc, tìm hiểu Ví dụ 1, Ví dụ 2 sau đó trình bày vào vở để hiểu sâu về cách xác định một hàm số, cách tìm tập xác định và tập giá trị của hàm số.

GV gọi HS trình bày bảng, lớp nhận xét, GV chữa bài và tổng kết lại phương pháp giải.

- GV chú ý cho HS:

Khi cho hàm số bằng công thức y = f(x) mà không chỉ rõ tập xác định của nó thì ta quy ước tập xác định của hàm số là tập hợp tất cả các số thực x sao  cho biểu thức f(x) có nghĩa.

- GV cho HS củng cố 3 cách cho hàm số bằng bẳng, bằng biểu đồ và bằng công thức; xác định tập xác định và tập giá trị của hàm số tương ứng thông qua yêu cầu HS hoàn thành Luyện tập 1.

GV gọi HS lên bảng. GV nhận xét bài làm và tổng kết lại phương pháp giải.
- GV cho HS rút ra nhận xét:

Một hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng biểu đồ, bằng công thức hoặc bằng mô tả.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Hoạt động nhóm đôi: Hai bạn cùng bạn giơ tay phát biểu, trình bày miệng. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.

- Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày bảng.

- Hoạt động nhóm: đại diện nhóm phát biểu, trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại các khái niệm hàm số, tập xác định và tập giá trị của hàm số.

1. Khái niệm hàm số

HĐ1.  

a) Nồng độ bụi PM 2.5 tại thời điểm:

+ 8 giờ: 57,9

+ 12 giờ: 69,07

+ 16 giờ: 81,78 .

b) Mỗi thời điểm tương với duy nhất 1 giá trị của nồng độ bụi PM 2.5.

 

 

HĐ2.

a) Thời gian theo dõi mực nước biển ở Trường Sa được thể hiện trong hình từ năm 2013 đến năm 2019.

b) Trong khoảng thời gian đó, năm 2013 và năm 2018 mực nước biển trung bình tại Trường Sa cao nhất, năm 2019 thấp nhất.

HĐ3.

a)

+ Số tiền phải trả ứng với ứng với 50kWh là:

50. 1678 = 83 900 (đồng)

+ Số tiền phải trả ứng với 100kWh là:

100. 1734 =  173 400 (đồng)

+ Số tiền phải trả ứng với 200kWh là:

200. 2014 = 402 800 (đồng)

b)

Công thức mô tả sự phụ thuộc của y vào x khi là: y = 50.x

Kết luận:

Nếu với mỗi giá trị của x thuộc tập hợp số D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập hợp số thực thì ta có một hàm số.

Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x.

Tập hợp D gọi là tập xác định của hàm số.

Tập tất cả các giá trị y nhận được, gọi tập giá trị của hàm số.

* Lưu ý:

Khi y là hàm số của x, ta có thể viết:

 y = f(x), y = g(x),...

Luyện tập 1.

a) Bảng 6.4 cho ta một hàm số, vì mỗi thời điểm cho ta một giá trị tuổi thọ trung bình của người Việt Nam.

TXĐ của hàm số là:

D = {2013; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018}.

Tập giá trị của hàm số là {73,1; 73,2; 73,3; 73,4; 73,5}

b) Giá trị của hàm số tại x = 2018 là 242.

c)

.

Tập xác định của hàm số là: D = {2013; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018; 2019}

Tập giá trị của hàm số là: {237; 239; 241; 242}

 

 

Tài liệu khác:

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
  2. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
  3. c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

=> Năm học 2023-2024, chương trình toán 11 có thay đổi. Chính vì thế Kenhgiaovien đã triển khai soạn các bộ giáo: giáo án Word , giáo án Powerpoint  đầy đủ cả năm của toán 11 kết nối. Chương trình giáo án dạy thêm toán 11 kết nối và giáo án chuyên đề toán 11 kết nối cũng được hệ thống biên soạn cả năm chi tiết. Ngoài ra, kenhgiaovien có đủ giáo án của các môn của 3 bộ sách: Kết nối, Chân trời, Cánh diều

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1 : Hoàn thành BT6.1

- GV tổ chức cho HS hoàn thành cá nhân BT6.1 (SGK – tr10), sau đó trao đổi cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- GV mời 2-3 HS trả lời miệng. Các HS khác chú ý nhận xét bài các bạn

- GV chữa bài, chốt đáp án.

Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành BT6.2

- GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ, mỗi nhóm trình bày 1 ví dụ theo yêu cầu của bài vào bảng nhóm

- Các nhóm treo bảng, GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác chú ý quan sát, lắng nghe và nhận xét.

- GV chữa bài, đánh giá kết quả các nhóm, tuyên dương các nhóm hoạt động tốt, làm nhanh và chính xác.

 

Nhiệm vụ 3 : Hoàn thành BT6.3

- GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn thành BT6.3 bài cá nhân.

- GV mời 3 HS trình bày bảng. Các HS hoàn thành vở và chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng.

- GV chữa bài, chốt lại đáp án, lưu ý HS các lỗi sai hay mắc.

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4 : Hoàn thành BT6.4

- GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn thành BT6.4 theo cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án.

- GV mời 2 HS trình bày bảng. Các HS khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

- GV chữa bài, chốt lại đáp án, lưu ý HS các lỗi sai hay mắc.

 

Bài 6.1 :

Hệ thức a) x + y = 1 và hệ thức b) y = x2 thì y là hàm số của x.

 

 

 

 

Bài 6.2:

Có nhiều ví dụ. VD : Bảng điều tra chiều cao của 4 thành viên nhóm 1 của lớp 10A1 :

Tên thành viên

Linh

Sơn

Phương

Hùng

Chiều cao

(cm)

163

168

155

173

Tập xác định của hàm số là : D = {Linh ; Sơn ; Phương ; Hùng}

Tập giá trị của hàm số : {163 ; 168 ; 155 ; 173}.

Bài 6.3 :

a). TXĐ: D = R

b) .

Biểu thức có nghĩa khi

.

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là:

.

c)

Biểu thức có nghĩa khi

.

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là:

.

 

Bài 6.4:

a) y =  2x + 3

TXĐ của hàm số: D = R

Tập giá trị của hàm số là R.

b)

TXĐ của hàm số là D = R

Tập giá trị của hàm số là

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:

- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

  1. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu Slide , tổ chức củng cố HS qua trò chơi trắc nghiệm.

  => Ngoài ra, Hệ thống có sãn trọn bộ đầy đủ cả năm của cả giáo án wordgiáo án powerpoint và giáo án dạy thêm toán 12. Bộ giáo án được soạn đầy đủ tất cả các bài sách giáo khoa và thêm nhiều bài tập củng cố kiến thức.

 

PHIẾU TRẮC NGHIỆM NHANH

Hãy khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng

Câu 1: Tìm tập xác định  của hàm số .

A.               B.               C.               D.

Câu 2: Tìm tập xác định  của hàm số

A.       B.          C.                      D.

Câu 3. Công thức nào  sau đây không phải hàm số?

A. y = x – 1           B.           C.                     D.

Câu 4: Tập giá trị của hàm số là:

A. R                       B.                 C.                   D.

Câu 5: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số  để hàm số  xác định trên R

A.              B. m >11                   C. m < 11                   D.

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

1 - C

2 - B

3 - D

4 - D

5 - B

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Hoàn thành các bài tập trong SBT

- Chuẩn bị , đọc và xem trước Tiết 2: Đồ thị của hàm số.

Giáo án powerpoint toán 10 kết nối tri thức

KHỞI ĐỘNG

  • Quan sát hóa đơn tiền điện ở hình bên. Hãy cho biết tổng lượng điện tiêu thụ trong tháng và số tiền phải trả (chưa tính thuế giá trị gia tăng).
  • Có cách nào mô tả sự phụ thuộc của số tiền phải trả vào tổng lượng điện tiêu thụ hay không?

CHƯƠNG IV: HÀM SỐ, ĐỒ THỊ VÀ ỨNG DỤNG

BÀI 15: HÀM SỐ

Tiết 1: KHÁI NIỆM HÀM SỐ

Hoạt động 1: Nhận biết hàm số cho bằng bảng

Đọc nội dung HĐ1, quan sát bảng 6.1 trang 5 SGK và thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi:

  • Nêu hiểu biết của em về bụi PM.
  • Hãy cho biết nồng độ bụi PM 2.5 tại mỗi thời điểm 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ.
  • Trong bảng 6.1, mỗi thời điểm tương ứng với bao nhiêu giá trị của nồng đồ bụi PM 2.5?

Bụi PM:

Bụi PM 2.5 là hạt bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, gây hại cho sức khỏe

Nồng độ bụi PM 2.5 tại mỗi thời điểm 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ.

  • 8 giờ: 57,9
  • 12 giờ: 69,07
  • 16 giờ: 81,78

Trong bảng 6.1, mỗi thời điểm tương ứng với bao nhiêu giá trị của nồng độ bụi PM 2.5

=> Mỗi thời điểm tương với duy nhất 1 giá trị của nồng độ bụi PM 2.5.

HĐ2: Nhận biết hàm số cho bằng biểu đồ

Có Powerpoint sinh động:

Hoạt động nhóm đôi

Quan sát Hình 6.1 SGK trang 5 và thực hiện các yêu cầu:

  1. Thời gian theo dõi mực nước biển ở Trường Sa được thể hiện trong hình từ năm nào đến năm nào?
  2. Trong khoảng thời gian đó, năm nào mực nước biển trung bình tại Trường Sa cao nhất, thấp nhất?

Giải

  1. a) Thời gian theo dõi mực nước biển ở Trường Sa được thể hiện trong hình từ năm 2013 đến năm 2019.
  2. b) Trong khoảng thời gian đó, năm 2013 và năm 2018 mực nước biển trung bình tại Trường Sa cao nhất, năm 2019 thấp nhất.

HD3: Nhận biết hàm số cho bởi công thức

kWh hay kW.h (kilo-oat giờ, còn gọi là số điện) là đơn vị để đo đại lượng điện tiêu thụ.

VD: một chiếc bàn là công suất 2kW, nếu sử dụng liên tục trong 1 giờ sẽ tiêu thụ lượng điện là 2kWh.

Quan sát Bảng 6.2 trang 5 SGK

Bảng 6.2

(Theo tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày 20/3/ 2019)

Mức độ tiêu thụ

Giá bán điện (đồng/kWh)

Bậc 1 (từ 0 đến 50 kWh)

1 678

Bậc  2 (từ trên 50 đến 100 kWh)

1 734

Bậc 3 (từ trên 100 đến 200 kWh)

2 014

Bậc 4 (từ trên 200 đến 300 kWh)

2 536

Bậc 5 (từ trên 300 đến 400 kWh)

2 834

Bậc 6 (từ trên 400 kWh trở lên)

2 927

  1. a) Dựa vào bảng 6.2 về giá bán lẻ điện sinh hoạt, hãy tính số tiền phải trả ứng với mỗi lượng điện tiêu thụ ở bảng:

Lượng điện tiêu thụ (kWh)

50

100

200

Số tiền (nghìn đồng)

   
  1. b) Gọi x là lượng điện tiêu thụ (đơn vị kWh) và y là số tiền phải trả tương ứng (đơn vị nghìn đồng). Hãy viết công thức mô tả sự phụ thuộc của y vào x khi 0 ≤ x ≤ 5.

Giải

  • Số tiền phải trả ứng với 50kWh là:
  1. 1678 = 83 900 (đồng)
  • Số tiền phải trả ứng với 100kWh là:
  1. 1734 = 173 400 (đồng)
  • Số tiền phải trả ứng với 200kWh là:
  1. 2014 = 402 800 (đồng)

Lượng điện tiêu thụ (kWh)

50

100

200

Số tiền (nghìn đồng)

83 900

173 400

402 800

  1. b) Công thức mô tả sự phụ thuộc của y vào x khi 0 ≤ x ≤ 5 là: y = 50. x

Thảo luận nhóm đôi

Em hãy nhận xét những điểm giống nhau giữa các tình huống ở HĐ1, HĐ2, HĐ3.

  • Trong HĐ1, nếu gọi x là thời điểm và y là nồng độ bụi PM 2.5 thì với mỗi giá trị của x, xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y.
  • Ta tìm thấy mối quan hệ phụ thuộc tương tự giữa các đại lượng trong HĐ2, HĐ3.

KẾT LUẬN

Nếu với mỗi giá trị của x thuộc tập hợp số D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập hợp số thực R thì ta có một hàm số.

Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x.

Tập hợp D gọi là tập xác định của hàm số.

Tập tất cả các giá trị y nhận được, gọi tập giá trị của hàm số.

Khi y là hàm số của x, ta có thể viết:

 y = f(x), y = g(x),...

Ví dụ 1

Trong HĐ1, nếu gọi x là thời điểm, y là nồng độ bụi PM 2.5 thì x là biến số và y là hàm số của x.

Tập xác định của hàm số là:

D = {0; 4; 8; 12; 16}

Tập giá trị của hàm số là {74,27; 64,58; 57,9; 69,07; 81,78}

Ví dụ 2: Viết hàm số mô tả

sự phụ thuộc của quãng đường đi được vào thời gian của một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 2 m/s. Tìm TXĐ của hàm số đó. Tính quãng đường đi được sau 5s, 10s.

Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 2m/s thì quãng đường đi được S (m) phụ thuộc vào thời gian t(s) theo công thức S = 2t, trong đó t là biến số, S(t) là hàm số của t.

Tập xác định của hàm số là D = [0; +∞)

Viết hàm số mô tả sự phụ thuộc của quãng đường đi được vào thời gian của một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 2 m/s. Tìm TXĐ của hàm số đó. Tính quãng đường đi được sau 5s, 10s.

Quãng đường vật đi được sau 5s là:  = S(5) = 2. 5 = 10(m)

Quãng đường vật đi được sau 10s là:

 = S(10) = 2. 10 = 200(m)

Ví dụ 3: Tìm tập xác định của các hàm số sau:

  1. a) y =
  2. b) y =

Giải

  1. a) Biểu thức y = có nghĩa khi 2x - 4 ≥ 0 ó x ≥ 2

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là D = [2; +∞)

  1. b) Biểu thức y = có nghĩa khi x - 1 ≠ 0 ó x ≠ 1

Vậy tập xác định của hàm số D = R\ {1}

Khi cho hàm số bằng công thức y = f(x) mà không chỉ rõ tập xác định của nó thì ta quy ước tập xác định của hàm số là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.

Luyện tập 1

  1. a) Hãy cho biết bảng 6.4 có cho ta một hàm số hay không. Nếu có, tìm tập xác định và giá trị của hàm số đó.

Thời điểm (năm)

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam (tuổi)

73,1

73,2

73,3

73,4

73,5

73,5

Bảng 6.4 cho ta một hàm số, vì mỗi thời điểm cho ta một giá trị tuổi thọ trung bình của người Việt Nam.

TXĐ của hàm số là: D = {2013; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018}.

Tập giá trị của hàm số là {73,1; 73,2; 73,3; 73,4; 73,5}

  1. b) Trở lại HĐ2, hãy cho biết giá trị của hàm số tại x = 2 018
  2. c) Cho hàm số y = f(x) = -2. Tính f(1); f(2) và tập xác định, tập giá trị của hàm số này.
  3. b) Giá trị của hàm số tại x = 2018 là 242.
  4. f(1) = - 2. = - 2

      f(2) = - 2.  = - 8

Tập xác định của hàm số là: D = {2013; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018; 2019}

Tập giá trị của hàm số là: {237; 239; 241; 242}

Được hỗ trợ thêm phần trắc nghiệm toán 10 kết nối tri thức + 1 số đề thi để hỗ trợ tốt giảng dạy

LUYỆN TẬP

Bài 6.1 (SGK - tr9): Xét hai đại lượng x, y phụ thuộc vào nhau theo các hệ thức dưới đây. Những trường hợp nào thì x là hàm số của y?

  1. a) x + y = 1 b) y = c)  = x           d)  -  = 0

Trả lời

Hệ thức a) x + y = 1 và hệ thức b) y =  thì y là hàm số của x.

Bài 6.2 (SGK - tr9)

Hãy lấy một ví dụ về hàm số được cho bằng bảng hoặc biểu đồ. Hãy chỉ ra tập xác định và tập giá trị của hàm số đó.

VD:

Bảng điều tra chiều cao của 4 thành viên nhóm 1 của lớp 10A1:

Tên

Linh

Sơn

Phương

Hùng

Chiều cao

(cm)

163

168

155

173

Tập xác định của hàm số là:

D = {Linh; Sơn; Phương; Hùng}

Tập giá trị của hàm số: {163; 168; 155; 173}.

Bài 6.3 (SGK - tr9): Tìm tập xác định của các hàm số sau:

  1. y = 2+ 3x + 1
  2. y =
  3. y = +

Giải

  1. a) TXĐ: D = R
  2. b) Biểu thức có nghĩa khi - 3x + 2 ≠ 0 ó x ≠ 1; x ≠ 2

Vậy TXĐ của hàm số là D = R\ {1; 2}

  1. c) Biểu thức có nghĩa khi

  ó  ó -1 ≤ x ≤ 1

Vậy TXĐ của hàm số là D = [-1; 1]

Bài 6.4 (SGK - tr9): Tìm tập xác định và tập giá trị của các hàm số sau:

  1. y = 2x + 3
  2. y = 2
  3. a) TXĐ của hàm số: D = R

Tập giá trị của hàm số là R.

  1. b) TXĐ của hàm số là D = R

Tập giá trị của hàm số là [0; +∞)

VẬN DỤNG

Cả lớp cùng tham gia trò chơi “Đường lên đỉnh Oympia

bằng cách trả lời nhanh 5 câu trắc nghiệm sau đây:

TRÒ CHƠI

Câu hỏi: Tập xác định của hàm số y =  là?

  1. D = R B. D = (1; +∞)
  2. D = R \{1} D. D = [1; +∞)

Câu hỏi: Tìm TXĐ của hàm số y =  - ?

  1. D = [-3; +∞) B. D = [-2; +∞)
  2. D = R D. D = [2; +∞)

Câu hỏi: Biểu thức nào sau đây không phải là hàm số?

  1. y = x - 1 B. y =
  2. y = D. |y| = 5x

Câu hỏi: Tập giá trị của hàm số y =  là?

  1. R B. (0; + ∞)
  2. (- ∞; 0) D. [0; +∞)

Câu hỏi: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số  m để hàm số y =  xác định trên R  

  1. m ≥ 11 B. m > 11
  2. m < 11 D. m ≤ 11

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại các kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập trong SBT

Đọc trước nội dung phần 2. Đồ thị của hàm số

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint toán 10 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu giảng dạy môn Toán THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu quan tâm

Giáo án cần thiết khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay