Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 cánh diều. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

BÀI 6: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

Trả lời:

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

 

Câu 2: Trình bày các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trả lời:

Các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

- Trách nhiệm kinh tế: đầu tư tối ưu quy trình vận hành dẫn đến tiết kiệm chi phí; sản xuất hàng hoá, dịch vụ mà xã hội cần với mức giá hợp lí; tạo công ăn việc làm cho người lao động với mức thù lao xứng đáng, tạo cho họ cơ hội phát triển chuyên môn, nghề nghiệp; đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng.

- Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Trách nhiệm đạo đức: thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động.

- Trách nhiệm từ thiện, tỉnh nguyện: tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn; tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng.

 

Câu 3: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội và doanh nghiệp?

Trả lời:

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội và doanh nghiệp.

Đối với xã hội: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, thách thức của cộng đồng và xã hội, góp phần bảo vệ môi trường.

Đối với doanh nghiệp: Thực hiện trách nhiệm xã hội mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực, tạo dựng tên tuổi, hình ảnh xã hội của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin đối với công chúng và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 

Câu 4: Công dân có trách nhiệm như thế nào khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp?

Trả lời:

Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp, mỗi công dân có trách nhiệm:

- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp; bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình.

- Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi, niềm tin của người tiêu dùng; kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng.

- Cùng tập thể lãnh đạo xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, điều kiện và khả năng thực hiện của doanh nghiệp.

 

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Hãy xác định mỗi trường hợp sau đây đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp:

Trường hợp 1: Công ty cổ phần B sản xuất hàng đồ chơi trẻ em. Từ nhiều năm nay, công ty đã thực hiện đầy đủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, hằng năm đầu tư hàng tỉ đồng để xây dựng hệ thống xử lí nước thải bảo vệ môi trường; sản xuất đồ chơi không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Đồng thời, công ty còn thực hiện đúng nghĩa vụ kê khai và nộp thuế cho Nhà nước theo quy định.

Trường hợp 2: Công ty C hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Trong nhiều năm qua, công ty thường xuyên thực hiện hoạt động quyên góp từ thiện giúp đỡ nhân dân các vùng gặp khó khăn, hoạn nạn. Công ty đã phát động phong trào “Vì miền Trung thân yêu”, nhằm chia sẻ khó khăn để đồng bào các tỉnh miền Trung vượt qua những cơn lũ lụt, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cán bộ nhân viên công ty, đóng góp công sức để chia sẻ phần nào khó khăn với bà con miền Trung thân yêu.

Trường hợp 3: Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, công ty H luôn tạo mọi điều kiện để nhân viên công ty được làm việc trong một môi trường an toàn, thân thiện. Công ty đã xây dựng các chính sách đãi ngộ hợp lí, thỏa đáng cho đội ngũ nhân viên, như chế độ lương thưởng kịp thời, chế độ bảo hiểm xã hội, thăm hỏi nhân viên và thân nhân của họ.

Trả lời:

- Trường hợp 1: Công ty cổ phần B đã thực hiện các hình thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí.

- Trường hợp 2: Công ty C đã thực hiện các hình thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: trách nhiệm từ thiện.

- Trường hợp 3: Công ty H đã thực hiện các hình thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: trách nhiệm kinh tế.

 

Câu 2: Bà H là giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Nhiều năm liền, bà H đã bàn với lãnh đạo công ty ủng hộ, giúp đỡ tặng sách cho học sinh, quyên góp tiền ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung bị lũ lụt. Công ty còn xây nhà tình nghĩa cho những gia đình có công với đất nước, tặng sách giáo khoa cho hàng chục thư viện ở các trường phổ thông để hỗ trợ cho việc học tập của giáo viên và học sinh trong tỉnh. Công ty bà H còn thực hiện các chế độ bảo đảm quyền lợi người lao động, tạo mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ, công nhân viên và công ty.

Theo em, bà H đã thực hiện trách nhiệm công dân khi làm giám đốc điều hành doanh nghiệp như thế nào?

Trả lời:

Khi làm giám đốc điều hành doanh nghiệp, bà H đã thực hiện trách nhiệm: Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp; bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình. Ngoài ra, bà H còn tình nguyện tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, giúp đỡ đồng bào ở các tỉnh miền Trung bị lũ lụt; tham gia các hoạt động công ích xã hội tặng sách giáo khoa cho hàng chục thư viện ở các trường phổ thông, đóng góp phát triển cộng đồng.

 

Câu 3: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Giải thích vì sao.

  1. Xây nhà tình nghĩa cho người có công với đất nước là việc làm của Nhà nước, không thuộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
  2. Ủng hộ tiền và hàng hóa cho các gia đình vùng lũ lụt là trách nhiệm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp.
  3. Sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định để bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
  4. Bảo vệ quyền lợi của người lao động không phải là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trả lời:

  1. Sai vì trách nhiệm từ thiện, tình nguyện là một trong các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, việc xây dựng nhà tình nghĩa là một hoạt động thiện nguyên, các doanh nghiệp có thể tham gia, đóng góp phát triển cộng đồng.
  2. Sai vì hoạt động từ thiện là tự nguyện, không yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nhưng thông qua thực hiện hoạt động này sẽ tạo dựng uy tín của doanh nghiệp trong cộng đồng, việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn.
  3. Đúng vì sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng là trách nhiệm đạo đức, sản phẩm tốt sẽ tạo dựng được uy tín của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh.
  4. Sai vì bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp mình là trách nhiệm của người điều hành doanh nghiệp, chính là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

 

Câu 4: Em hãy trả lời các câu hỏi về các trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1. Trong những năm qua, công ty may mặc P đã thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, tham gia các phong trào tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng, sản xuất hàng hoá bảo vệ người tiêu dùng. Niềm tin của khách hàng đã tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực của công ty. Uy tín của công ty đã tạo ra những thế hệ khách hàng ngày càng tăng, qua đó doanh thu của công ty P đã tăng lên đáng kể.

Trường hợp 2. Công ty D chuyên sản xuất máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Từ khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty luôn chú trọng bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp giảm lượng chất thải như rác, khói bụi, nước xả thải các chất thải rắn. Công ty D còn hợp tác với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên và Uỷ ban nhân dân tỉnh K để bảo tồn các vùng đất ngập nước tự nhiên và các môi trường sống khác. Công ty đầu tư xây dựng ba công trình công cộng cho cộng đồng, đáp ứng các tiêu chí công trình xanh, được công nhận là sản phẩm xanh.

  1. a) Theo em, các doanh nghiệp trên đã thực hiện những hình thức trách nhiệm xã hội nào?
  2. b) Những hoạt động của các doanh nghiệp trên đã mang lại lợi ích gì cho xã hội và công ty?

Trả lời:

Trường hợp 1: Công ty may mặc P đã thực hiện hình thức trách nhiệm xã hội: từ thiện và đạo đức. Nhờ những hoạt động đó, công ty P đã tạo dựng được uy tín của công ty đối với khách hàng, công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi. Đối với xã hội, công ty P đã hỗ trợ giải quyết được nhiều khó khăn, thách thức về quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần phát triển xã hội.

Trường hợp 2: Công ty D đã thực hiện hình thức trách nhiệm xã hội: từ thiện và đạo đức. Thông qua những hoạt động đó, công ty D đã thành công tạo dựng được uy tín về sản phẩm xanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Ông S là giám đốc công ty cổ phần sản xuất hàng công nghiệp. Trong quá trình sản xuất, ông đã chỉ đạo công ty làm mọi cách để giảm chi phí sản xuất nhằm tăng lợi nhuận cho công ty, kể cả việc bảo qua trách nhiệm của công ty về bảo vệ môi trường như thải khí thải vượt quá mức quy định và xả nước thải chưa qua xử lí vào nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân khu vực xung quanh. Đối với sản phẩm của công ty, khi sản phẩm có chỗ đứng trong thị trường, ông S chỉ đạo công ty thay đổi một số linh kiện có giá rẻ hơn để lắp ráp vào sản phẩm, làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho công ty.

- Em nhận xét như thế nào về việc làm của ông S trong tình huống trên.

- Em hãy liệt kê các biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của một số doanh nghiệp và lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Những việc làm của ông S không thực hiện đúng trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cần bị lên án và ngăn chặn, xử lí kịp thời trước khi ảnh hưởng đến người tiêu dùng, cộng đồng và xã hội.

- Một số biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của một số doanh nghiệp:

+ Không xử lí khí thải, rác thải, nước thải trước khi xả vào môi trường;

+ Không đảm bảo quyền lợi của người lao động, thường xuyên trả chậm lương cho nhân viên;

+ Sử dụng các nguyên, vật liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ;...

 

Câu 2: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

Tình huống 1. Nhà máy H thường xuyên trả chậm lương cho nhân viên, chậm nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, không áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn lao động.

Tình huống 2. Vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết, công ty K đã chủ trương sử dụng nguyên liệu giá rẻ, với thành phẩm có hại cho sức khỏe người tiêu dùng để tiết kiệm chi phí sản xuất.

Em có đồng tình với các việc làm của các doanh nghiệp trên không? Theo em, trước những việc làm của các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm với xã hội, chúng ta cần có thái độ như thế nào?

Trả lời:

Những việc làm của nhà máy H và công ty K đều không thực hiện đúng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trước việc làm thiếu trách nhiệm như vậy, chúng ta cần lên án, báo cáo với với các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn và xử lí kịp thời, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và người tiêu dùng.

 

Câu 3: Bằng hiểu biết của mình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, em hãy bình luận ý kiến dưới đây:

“Khi bàn về thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng, bên cạnh những doanh nghiệp tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội, vẫn còn những nhà máy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả,... Điều này đã dấy lên mối lo ngại to lớn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nước, là những hồi chuông cảnh tỉnh đối với đạo đức, văn hóa doanh nghiệp nước ta.”

Trả lời:

Ý kiến này phản ánh một vấn đề đáng quan ngại về thực trạng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nước. Trong khi một số doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội một cách tích cực, như đóng góp vào cộng đồng, hỗ trợ xã hội và bảo vệ môi trường, vẫn có một số doanh nghiệp khác không tuân thủ đúng mức các quy định về môi trường và an toàn thực phẩm.

Những hành động này không chỉ gây tổn hại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng mà còn đặt ra một thách thức lớn đối với lòng tin của khách hàng và cả xã hội đối với doanh nghiệp trong nước. Nếu doanh nghiệp không thể đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn và môi trường, họ có thể gặp phải sự phản đối và sự phê phán từ cộng đồng và chính phủ, cũng như mất đi lòng tin từ khách hàng.

Do đó, để xây dựng một doanh nghiệp mạnh mẽ và bền vững, không chỉ cần tập trung vào mục tiêu kinh doanh mà còn cần phải coi trọng việc thực hiện trách nhiệm xã hội và duy trì đạo đức kinh doanh. Chính sách và quy định pháp lý cần được thực thi mạnh mẽ để đảm bảo rằng tất cả các doanh nghiệp đều tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến môi trường, an toàn thực phẩm và các vấn đề xã hội khác. Đồng thời, việc tăng cường giám sát và công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng lòng tin từ cộng đồng và khách hàng.

 

Câu 4: Em hãy phân tích và làm rõ vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm của chính doanh nghiệp mà còn là một nhiệm vụ quan trọng mà cả Nhà nước và xã hội cần phối hợp thúc đẩy. Dưới đây là phân tích về vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay:

Vai trò của Nhà nước:

- Quy định và pháp luật: Nhà nước có trách nhiệm thiết lập và thúc đẩy việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua việc ban hành các luật, quy định pháp lý cụ thể.

- Giám sát và kiểm tra: Nhà nước phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ các quy định về môi trường, an toàn lao động, và các vấn đề xã hội khác thông qua việc tiến hành kiểm tra và giám sát định kỳ.

- Khuyến khích và thúc đẩy: Nhà nước có thể thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bằng cách tạo ra các chính sách khuyến khích như ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính cho các dự án có tác động tích cực đến cộng đồng và môi trường.

Vai trò của doanh nghiệp:

- Thực hiện trách nhiệm xã hội: Doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động và sản phẩm.

- Tạo ra giá trị xã hội: Các doanh nghiệp cần không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn tạo ra giá trị xã hội, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội.

- Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp cũng cần phải thúc đẩy tinh thần trách nhiệm xã hội trong tổ chức, từ quản lý đến nhân viên.

Tóm lại, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đòi hỏi sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước cần thiết lập cơ chế quản lý và khuyến khích, trong khi doanh nghiệp cần thực hiện và tạo ra giá trị xã hội trong quá trình kinh doanh. Sự hợp tác này sẽ giúp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

 

Câu 5: Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức như thế nào trong việc thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

Trả lời:

Một số thách thức các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mắt trong việc thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

- Nhận thức của người tiêu dùng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như các hành vi đạo đức doanh nghiệp còn khá hạn chế.

- Một số cơ quan truyền thông có nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng chưa đầy đủ, nên việc thông tin có những sai lệch, càng làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các cơ quan chức năng trong ứng xử với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển bền vững.

- Thiếu nguồn lực và cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong nước lấy lợi ích kinh tế làm tối thượng, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, thu lợi bất chính, đồng thời bắt xã hội phải gánh chịu những thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe gấp nhiều lần so với mối lợi ngắn hạn mà doanh nghiệp thu được.

- Vẫn còn tồn tại quan niệm "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ dành cho các tập đoàn lớn, đa quốc gia", "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là thứ xa xỉ của các nước phát triển, không phù hợp ở các nước đang phát triển".

- Thiếu nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ năng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, số người được đào tạo chuyên nghiệp vẫn còn rất nhiều hạn chế.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào trong hoàn cảnh đối diện với áp lực cạnh tranh và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận?

Trả lời:

Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực cạnh tranh và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, việc thực hiện trách nhiệm xã hội vẫn là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số cách các doanh nghiệp có thể tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội trong khi vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh doanh bền vững:

- Tích hợp trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh: Các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược kinh doanh có tính bền vững bằng cách tích hợp trách nhiệm xã hội vào các quyết định chiến lược và quy trình kinh doanh hàng ngày. Việc này giúp đảm bảo rằng mục tiêu trách nhiệm xã hội được coi là một phần quan trọng của sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

- Tập trung vào các vấn đề cụ thể: Các doanh nghiệp có thể chọn tập trung vào một số vấn đề xã hội cụ thể phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình, như bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ cộng đồng địa phương, hoặc thúc đẩy công bằng và đạo đức trong chuỗi cung ứng.

- Xây dựng đối tác và hợp tác với cộng đồng: Các doanh nghiệp có thể tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng, và các bên liên quan khác để thúc đẩy các hoạt động trách nhiệm xã hội. Sự hợp tác này không chỉ giúp tăng cường tác động mà còn tạo ra cơ hội hợp tác mới và tăng cường uy tín của doanh nghiệp.

- Thông tin và minh bạch: Các doanh nghiệp nên tăng cường minh bạch về hoạt động kinh doanh và trách nhiệm xã hội của mình. Việc công bố thông tin minh bạch giúp tạo ra lòng tin từ phía khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng, đồng thời tăng cường giám sát và đánh giá từ phía công chúng.

- Đầu tư vào phát triển bền vững: Các doanh nghiệp có thể thúc đẩy trách nhiệm xã hội bằng cách đầu tư vào các dự án và công nghệ có tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Việc này không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới trong tương lai.

 

Câu 2: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII xác định mục tiêu hành động: "Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc, có lí tưởng cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khỏe, văn hóa, kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ năng sống; có nghề nghiệp, ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia, góp phần thực hiện hóa mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

- Từ thông tin trên, em hãy cho biết nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam đối với phát triển kinh tế đất nước.

- Hãy nêu một tấm gương thành niên tích cực tham gia phát triển kinh tế và rút ra bài học đối với bản thân.

Trả lời:

- Thanh niên Việt Nam phải rèn luyện nâng cao ý chí tự cường, tự hào dân tộc, có lí tưởng cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khỏe, văn hóa, kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ năng sống; có nghề nghiệp, ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia,...

- Ví dụ: Anh Đặng Tiến Dũng - tấm gương điển hình trong lập thân lập nghiệp. Trong suốt những năm tháng lập nghiệp, anh đã từng thất bại rất nhiều lần, nhưng nhờ sự cần cù, năng động, chịu khó học hỏi, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật - công nghệ, đến năm 2016, anh Dũng là thanh niên duy nhất đại diện cho tỉnh Đắk Lắk vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của - giải thưởng nhà nông trẻ xuất sắc. Mô hình trồng cà phê xen hồ tiêu phát triển bền vững giúp gia đình anh Dũng thu lãi từ 200 đến 250 triệu đồng mỗi năm. Không chỉ như vậy, anh còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động xã hội của địa phương, vận động nhân dân và đoàn viên thanh niên lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Bằng kinh nghiệm tích lũy trong quá trình lập nghiệp của minh, anh sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn thanh niên và nông dân trong thôn mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật - công nghệ vào sản xuất để phát triển kinh tế. Có thể thấy với sự kiên trì, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng, anh Đặng Tiến Dũng đã khẳng định được tinh thần dám nghĩ, dám làm và ý chí vươn lên của tuổi trẻ, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của thanh niên ở nông thôn.

 

Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Xem tài liệu được tặng kèm trong năm học. Khi đặt giáo án bây giờ:


Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều, bài tập giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều, bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay