Đáp án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối Chủ đề 4: rèn luyện bản thân

File đáp án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức Chủ đề 4: rèn luyện bản thâng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

1. TẠO ĐỘNG LỰC CHO BẢN THÂN

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách tạo động lực cho bản thân

Câu 1: Chỉ ra cách tạo động lực của nhân vật trong hình huống sau:

Từ nhỏ, Huy luôn mặc cảm vì dáng người gầy gò, ốm yếu. Nhận thấy bóng đá là môn thể thao có thể giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng, Huy tâm sự với bố mẹ và được bố mẹ ủng hộ nhiệt tình. Huy đã tham gia vào câu lạc bộ bóng đá của trường và chăm chỉ tập luyện hàng tuần. Được các bạn động viên, cổ vũ và chia sẻ cách tập luyện, thể lực của Huy ngày càng tốt hơn, trông rắn chắc và khỏe mạnh hơn. Không những vậy, đội bóng của Huy còn giành được giải Ba trong hội thao của cụm trường. Huy cảm thấy vui và tự hào với những kết quả đạt được. 

Hướng dẫn chi tiết: 

Cách tạo động lực: Huy tham gia CLB bóng đá và chăm chỉ luyện tập hàng tuần.

Câu 2: Chia sẻ cách em đã tạo động lực cho bản thân khi thực hiện một hoạt động cụ thể.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Hiểu được ý nghĩa của việc học ngoại ngữ như: học hỏi được nhiều điều mới mẻ, thú vị; thuận lợi cho việc học tập, giải trí; tự tin trong giao tiếp.

  • Tìm được niềm vui từ những thành công nhỏ trong việc học ngoại ngữ như: thuộc từ mới hằng ngày, xem phim ngắn không cần phụ đề. 

  • Hiểu được ý nghĩa của việc tập thể dục như: cơ thể khỏe mạnh hơn, dáng đẹp hơn, rắn chắc hơn, sức khỏe tốt hơn,…

  • Tìm được niềm vui trong việc tập thể dục như: có thể đạt thành tích tốt trong môn thể dục, tham gia hội thao,…

Câu 3: Thảo luận xác định cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.

Hướng dẫn chi tiết:

Cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động: Tìm hiểu về ý nghĩa, giá trị của hoạt động cần thực hiện đối với sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội; chia nhỏ nhiệm vụ để thực hiện; luôn suy nghĩ tích cực và tự động viên, khích lệ bản thân; rút ra bài học từ những sai lầm; đặt ra phần thưởng cho bản thân khi bạn hoàn thành được một việc nào đó.

HOẠT ĐỘNG 2: Thực hiện tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động

Đề xuất cách tạo động lực cho nhân vật trong các tình huống sau: 

  • Tình huống 1: Tuần trước, trường của Bảo tổ chức diễn đàn về chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”. Bảo được phân công trình bày tham luận trước diễn đàn. Tính Bảo vốn nhút nhát, ngại đứng trước đám đông nên bạn không khỏi lo lắng. 

  • Tình huống 2: Trúc được mẹ giao nhiệm vụ lau dọn nhà cửa hàng tuần. Mỗi lần dọn dẹp mất rất nhiều thời gian, công sức nên Trúc cảm thấy ngại, không muốn làm.

  • Tình huống 3: Dung mới chuyển đến trường học ở thành phố. Không giống như các bạn ở lớp cũ, các bạn trong lớp mới học rất tốt môn Tiếng Anh. Dung thấy lo lắng vì sợ mình không theo kịp được các bạn.

Hướng dẫn chi tiết: 

  • Tình huống 1: Cách tạo động lực cho Bảo: Soạn một bài phát biểu thật chỉn chu và cẩn thận; luyện tập nói trước gương hàng ngày cho thành thạo; tìm thấy niềm vui: được thầy cô giáo khen, bạn bè ca ngợi.

  • Tình huống 2: Cách tạo động lực cho Trúc: Tìm ý nghĩa của việc dọn dẹp nhà cửa, tìm được niềm vui từ những thành công nhỏ trong việc dọn dẹp nhà cửa.

  • Tình huống 3: Cách tạo động lực cho Dung: Tìm ý nghĩa của việc học ngoại ngữ, tìm được niềm vui từ những thành công nhỏ trong việc học ngoại ngữ.

HOẠT ĐỘNG 3: Tạo động lực cho bản thân để thực hiện các hoạt động trong thực tiễn

  1. Tạo động lực cho bản thân khi thực hiện các hoạt động ở gia đình, lớp học, nhà trường như: làm việc nhà, thực hiện nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ khác của lớp, của trường,…

  2. Chia sẻ cảm xúc, kết quả thực hiện

2. XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN HỢP LÍ

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách xây dựng ngân sách cá nhân có tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng

Câu 1: Chỉ ra những khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng của nhân vật trong trường hợp sau: 

Trang tính toán và lên kế hoạch cho các khoản thu chi trong năm nay. Mỗi tháng, mẹ cho Trang 200 000 đồng để ăn sáng và tiêu vặt. Thu nhập từ việc cộng tác bán hàng trên mạng mỗi tháng được thêm 200 000 đồng. Cuối năm học, ông bà và bố mẹ thưởng cho Trang 500 000 đồng vì có thành tích tốt trong học tập. Trang định dành 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu như ăn sáng, uống nước; 10% cho việc mua quà sinh nhật, quà tặng; 5% để làm từ thiện; 5% chi cho sở thích cá nhân như đi chơi hoặc đi xem phim với bạn bè,…; còn lại 20% Trang để dành tiết kiệm.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Khoản thu:

  • Mẹ cho tiền ăn sáng và tiêu vặt: 200 000 đồng.

  • Thu nhập từ cộng tác bán hàng: 200 000 đồng.

  • Thưởng: 500 000 đồng.

  • Khoản chi:

  • Nhu cầu thiết yếu: 60%

  • Sở thích cá nhân: 5%.

  • Khoản tiết kiệm: 20%

  • Khoản cho: 5%

  • Khoản tặng: 10%

Câu 2: Thảo luận cách xây dựng ngân sách cá nhận hợp lý trong đó có tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho tặng.

Hướng dẫn chi tiết:

Cách xây dựng ngân sách cá nhận hợp lý: Lên kế hoạch chi tiêu chi tiết, hợp lý; dự kiến số tiền tiết kiệm; theo dõi thói quan thu chi cá nhân; vận dụng các phương pháp quản lí chi tiêu như: quy tắc 50 – 30 – 20, quy tắc 6 cái lọ.

HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí

Câu 1: Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lý có tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng, cho các nhân vật trong mỗi tình huống sau:

  • Tình huống 1: Làng của Ngân làm gốm nên những ngày đi học về sớm Ngân thường dành 1 giờ để phụ bác sắp xếp các sản phẩm và dọn dẹp cửa hàng. Ngày Chủ nhật, Ngân đến xưởng của bác để hướng dẫn khách du lịch trải nghiệm nghề làm gốm. Mỗi tháng, bác thưởng cho Ngân 1 000 000 đồng. 

  • Tình huống 2: Nhà Thắng có một trang trại trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Ngoài giờ lên lớp, Thắng thường giúp bố mẹ chăm sóc đàn gà và cây trồng. Những lúc rảnh rỗi Thắng giúp bố mẹ chỉnh sửa các hình ảnh và những đoạn phim ngắn mà bố đã quay, chụp về các sản phẩm của trang trại và dựng thành một đoạn phim hoàn chỉnh, đăng lên mạng xã hội để quảng cáo, bán hàng. Mỗi tháng, Thắng được bố mẹ thưởng 300 000 đồng cho việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi và 200 000 đồng cho việc hỗ trợ quảng cáo, bán hàng.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Tình huống 1: 

  • Khoản thu: 1 000 000 đồng

  • Khoản chi:   Nhu cầu thiết yếu: 200 000 đồng

Sở thích cá nhân: 200 000 đồng

  • Khoản tiết kiệm: 300 000 đồng

  • Khoản cho: 200 000 đồng

  • Khoản tặng: 100 000 đồng

  • Tình huống 2:

  • Khoản thu: 500 000 đồng

  • Khoản chi:   Nhu cầu thiết yếu: 200 000 đồng

Sở thích cá nhân: 100 000 đồng

  • Khoản tiết kiệm: 100 000 đồng

  • Khoản cho: 50 000 đồng

  • Khoản tặng: 50 000 đồng

Câu 2: Lập ngân sách cá nhân hợp lí trong việc thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng phù hợp với bản thân. 

Hướng dẫn chi tiết:

Khoản thu: 2 000 000

Khoản chi tiêu thiết yếu

Chi phí ăn uống

500 000

Chi phí đi lại

200 000

Khoản chi tiêu linh hoạt

Mua quà sinh nhật, quà tặng

200 000

Sở thích cá nhân

300 000

Mua sách vở, đồ dùng học tập

100 000

Chi phí tiết kiệm

 Từ thiện

500 000

 Hoạt động cộng đồng

200 000

HOẠT ĐỘNG 3: Thực hiện việc thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng theo ngân sách cá nhân đã xây dựng phù hợp với bản thân 

  1. Thực hiện việc thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng theo ngân sách cá nhân đã xây dựng phù hợp với bản thân.

  2. Chia sẻ kết quả thực hiện. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay