Đề thi công dân 9 kết nối tri thức có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo Công dân 9 kết nối tri thức này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi công dân 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 9 kết nối tri thức có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác


 

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Người có lí tưởng sống cao đẹp mong muốn cống hiến điều gì?

  1. tiền của làm từ thiện giúp người nghèo.
  2. trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
  3. tài năng trở thành người nổi tiếng được mọi người biết đến.
  4. của cải để xây dựng đường sá quê hương.

Câu 2 (0,25 điểm). Đối lập với khoan dung là?

  1. Chia sẻ.
  2. Hẹp hòi, ích kỉ.
  3. Trung thành.
  4. Tự trọng.

Câu 3 (0,25 điểm). Cái đích cao đẹp mà con người cần phấn đấu để đạt được gọi là gì?

  1. Lí tưởng sống.
  2. Mục đích.
  3. Mục tiêu.
  4. Mong muốn.

Câu 4 (0,25 điểm). Hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lợi ích chung cho cộng đồng là hoạt động gì?

  1. Hoạt động từ thiện.
  2. Hoạt động gây quỹ.
  3. Hoạt động cộng đồng.
  4. Hoạt động vui chơi.

Câu 5 (0,25 điểm). Biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay là gì?

  1. vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
  2. sống vì tiền tài danh vọng
  3. không có hoài bão ước mơ, mờ nhạt lí tưởng
  4. sống thờ ơ với mọi người, sống quên quá khứ

Câu 6 (0,25 điểm). Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên?

  1. Ỷ lại mọi công việc được giao.
  2. Vượt khó trong học tập, không ngừng học hỏi.
  3. Biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.
  4. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.

Câu 7 (0,25 điểm). Đâu không phải là hoạt động cộng đồng?

  1. Thiện nguyện, nhân đạo.
  2. Bảo vệ môi trường, cảnh quan.
  3. Phòng, chống tệ nạn xã hội.
  4. Tham gia đường dây vận chuyển chất cấm.

Câu 8 (0,25 điểm). Biểu hiện của khoan dung là gì?

  1. Hay chê bai người khác.
  2. Trả thù bạn khi bạn chọc quê mình trước lớp.
  3. Đổ lỗi cho anh để tránh bị mẹ đánh.
  4. Góp ý giúp bạn sửa sai.

Câu 9 (0,25 điểm). Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp?

  1. Dễ làm, khó bỏ.
  2. Phận ai người ấy lo.
  3. Thắng không kiêu, bại không nản.
  4. Nước đến chân mới nhảy.

Câu 10 (0,25 điểm). Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên?

  1. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
  2. Học tập vì điểm số cho bố mẹ vui.
  3. Học tủ, học gạo.
  4. Học đến đâu sào luôn đến ấy.

Câu 11 (0,25 điểm). Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?

  1. Hòa nhập với mọi người xung quanh.
  2. Hợp tác với mọi người xung quanh.
  3. Mọi người yêu quý.
  4. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu 12 (0,25 điểm). Câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì?

  1. Lòng biết ơn.
  2. Lòng trung thành.
  3. Tinh thần đoàn kết.
  4. Lòng khoan dung.

Câu 13 (0,25 điểm). Ý nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của người sống có lí tưởng?

  1. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ giàu có về tâm hồn.
  2. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng.
  3. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn có nhiều bạn.
  4. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ trở lên giàu có, được nhiều người biết đến.

Câu 14 (0,25 điểm). Theo em, hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?

  1. Phê phán quyết liệt sai lầm của bạn bè trong lớp.
  2. Biết tha thứ cho bản thân và sửa chữa lỗi sai.
  3. Chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác.
  4. Biết phê phán sự ích kỉ, hẹp hòi của người khác.

Câu 15 (0,25 điểm). Việc tham gia các hoạt động cộng đồng không bao gồm ý nghĩa nào sau đây?

  1. Đem lại cho mọi người niềm vui sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất.
  2. Đem lại cho bản thân tiền tài và vật chất.
  3. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng xã hội.
  4. Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người.

Câu 16 (0,25 điểm). Biểu hiện nào dưới đây đúng khi bàn về việc tham gia các hoạt động cộng đồng?

  1. Tham gia tốn thời gian học tập.
  2. Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân.
  3. Thực hiện cho đủ tiêu chí xét Học sinh 5 tốt cấp quận.
  4. Có được nhiều bạn bè vui chơi.

    Câu 17 (0,25 điểm). Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?

  1. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
  2. Mọi người tôn trọng, kính nể.
  3. Mọi người chê trách.
  4. Mọi người xa lánh.

Câu 18 (0,25 điểm). Đâu là ý kiến sai nói về trách nhiệm của học sinh trong tham gia các hoạt động cộng đồng?

  1. Tích cực vận động người thân tham gia.
  2. Tham gia hoạt động thiện nguyện theo yêu cầu của thầy cô.
  3. Phê phán những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.
  4. Chủ động tham gia các hoạt động tình nguyện của nhà trường.

Câu 19 (0,25 điểm). Vào các dịp ngày lễ lớn trong năm thôn X thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng; gia đình bà L thường không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Em có nhận xét gì về gia đình bà L?

  1. Gia đình bà L tích cực tham gia các hoạt động chính trị.
  2. Gia đình bà L sống ích kỉ.
  3. Gia đình bà L không tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
  4. Gia đình bà L sống vô cảm.

Câu 20 (0,25 điểm). Trước những cám dỗ tầm thường, thanh niên - học sinh trung học cơ sở cần lựa chọn thái độ nào dưới đây?

  1. Luôn vững vàng ý chí, lập trường
  2. Bị dao động trước những lời rủ rê
  3. Làm theo sự điều khiển
  4. Học đòi, bắt chước.

Câu 21 (0,25 điểm). Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Theo em, em sẽ làm gì để bạn D và H làm hòa với nhau?

  1. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  2. Nói với cô giáo để cô xử lí.
  3. Xui bạn H không chơi với D nữa vì D rất xấu tính.
  4. Đứng ra làm hòa khuyên bạn H tha lỗi cho D và nhắc nhở bạn D lần sau không được tái phạm vì đó thuộc quyền riêng tư của mỗi người.

Câu 22 (0,25 điểm). Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Theo em, em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

  1. Em đồng ý, vì làm vậy có thấy các bạn biết lo cho gia đình.
  2. Em đồng ý, vì các bạn thể hiện ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.
  3. Em không đồng ý, vì các bạn không cố gắng để học tập.
  4. Em không đồng ý, các bạn không có định hướng cho tương lai.

Câu 23 (0,25 điểm). Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?

  1. Ông B là người khoan dung.
  2. Ông B là người khiêm tốn.
  3. Ông B là người hẹp hòi
  4. Ông B là người kỹ tính.

Câu 24 (0,25 điểm). Có ý kiến cho rằng: Học sinh trung học cơ sở đang tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn, chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời. Em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây?

  1. Em đồng ý vì học không chơi là sống hoài, sống phí.
  2. Em không đồng ý vì học sinh cần thể hiện lí tưởng sống từ khi còn nhỏ, phấn đấu học tập, rèn luyện các phẩm chất cần thiết ở mọi lúc, mọi nơi.
  3. Em đồng ý vì tuổi xuân sẽ chẳng bao giờ thắm lại nếu chỉ học mà không chơi sẽ làm cho tuổi trẻ trôi qua một cách vô ích.
  4. Em không đồng ý vì học không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi không học bán rẻ tương lai.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm).

  1. Em hãy cho biết thế nào là sống có lí tưởng và ý nghĩa của sống có lí tưởng.
  2. Theo em, lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay là gì?

     Câu 2 (1,0 điểm). Tan học, Hoa vừa lấy được xe đạp ra và đang chuẩn bị đi thì một bạn gái đi xe đạp không hiểu vì sao xô vào Hoa làm Hoa bị ngã, xe đổ, cặp sách của Hoa văng ra, chiếc áo trắng vấy bẩn. Nếu em là Hoa, trong tình huống đó, em sẽ làm gì?

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THCS ......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG 9 - BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

B

A

C

A

A

D

D

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

C

A

D

D

     B

A

B

B

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

B

C

A

D

B

C

B

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:

a.

- Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp và có kế hoạch, quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

- Sống có lí tưởng giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu của bản thân, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng và tin tưởng.

b.

Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nỗ lực rèn luyện sức khỏe, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt; tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

Câu 2

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để xử lí tình huống:

Nếu em là Hoa, em sẽ tìm hiểu xem nguyên nhân do vô tình hay cố ý mà bạn gái đó đã làm em ngã:

- Nếu bạn gái đó vô tình và xin lỗi thì em sẽ nhẹ nhàng tha thứ cho bạn.

- Nếu bạn cố ý, em sẽ phân tích giải thích cho bạn thấy tác hại của việc làm đó. Nếu bạn nhận ra lỗi lầm đó em sẽ bỏ qua, tha thứ cho bạn.

 

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

 

Bài 1. Sống có lí tưởng

4

1

3

0

3

0

0

0

10

1

5,5

 

Bài 2. Khoan dung

2

0

4

0

2

0

0

1

8

1

3,0

 

Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

2

0

3

0

1

0

0

0

6

0

1,5

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

10

0

6

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

2,0

3,0

2,5

0

1,5

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

5,0 điểm

50%

2,5 điểm

20%

 1,5 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

Bài 1

10

1

 

 

Sống có lí tưởng

Nhận biết

- Xác định biểu hiện của người sống có lí tưởng cao đẹp.

- Nhận biết được khái niệm lí tưởng sống.

- Biết biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay.

- Nhận biết được hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên.

- Nhận biết được thế nào là sống có lí tưởng và ý nghĩa của sống có lí tưởng; lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay.

- Nhận biết được thế nào là sống có lí tưởng và ý nghĩa của sống có lí tưởng; lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay.

4

1

C1, C3, C5, C6

C1 (TL)

Thông hiểu

- Biết câu thành ngữ nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp.

- Xác định được phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên.

- Nắm được ý nghĩa của người sống có lí tưởng.

3

 

C9, C10, C13

 

Vận dụng

- Xác định được việc cần làm của thanh niên, học sinh trung học cần làm để tránh cám dỗ.

- Bày tỏ quan điểm với các ý kiến, trường hợp liên quan đến số có lí tưởng.

3

 

C20, C22, C24

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Bài 2

8

1

 

 

Khoan dung

Nhận biết

- Nhận biết được từ trái nghĩa với khoan dung.

- Nhận biết biểu hiện của khoan dung.

2

 

C2, C8

 

Thông hiểu

- Xác định được ý nghĩa của khoan dung đối với cuộc sống và quan hệ giữa mọi người.

- Biết câu tục ngữ nói về lòng khoan dung.

- Biết được biểu hiện không phải của khoan dung.

4

 

C11, C12,  C14, C17

 

Vận dụng

- Xử lí tình huống liên quan đến khoan dung.

- Xác định được người có bản tính hẹp hòi trong trường hợp cụ thể.

2

 

C21, C23

 

Vận dụng cao

Xử lí được tình huống thực tiễn về khoan dung.

 

1

 

C2 (TL)

 

Bài 3

6

0

 

 

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm hoạt động cộng đồng.

- Nhận biết được hành vi không phải là hoạt động cộng đồng.

2

 

C4, C7

 

Thông hiểu

- Biết được ý nghĩa của việc tham gia hoạt động cộng đồng.

- Xác định được ý kiến sai nói về trách nhiệm của học sinh trong tham gia các hoạt động cộng đồng.

3

 

C15, C16,  C18

 

Vận dụng

Nhận xét được hành vi liên quan đến việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

1

 

C19

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

 

Đề thi công dân 9 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 9 kết nối tri thức có ma trận

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Đề tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Cấu trúc đề: Ma trận đặc tả + trắc nghiệm + tự luận + đáp án và thang chấm điểm
  • Có rất nhiều đề gồm: Giữa kì 1 + cuối kì 1 + giữa kì 2 + cuối kì 2
  • Nếu giáo viên đã đặt giáo án. Đề thi được tặng miên phí

Thời gian nhận đề thi:

  • 30/09: Đề giữa kì 1
  • 30/11: Đề cuối kì 1
  • 30/01: Đề giữ kì II
  • 30/03: Đề cuối kì II

PHÍ ĐỀ THI:

  • Văn, toán: 250k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận đề thi

=> Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 công dân 9 kết nối tri thức, đề thi cuối kì 1 công dân 9 kết nối tri thức, đề thi giáo dục công dân 9 sách kết nối tri thức, đề thi giáo dục công dân 9 sách kết nối tri thức mới

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay