Giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối tri thức

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Mĩ thuật 12 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức Mĩ thuật phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: THỰC HÀNH VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Thông qua bài học này, giúp HS:

  • Hiểu được đặc điểm, cấu trúc cơ bản của tượng chân dung.
  • Sắp xếp được bố cục trên khổ giấy và thực hiện được các bước vẽ tượng chân dung.
  • Phân tích được mối quan hệ giữa ánh sáng, hình và khối của tượng chân dung trong không gian.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức và tư duy lịch mĩ thuật: Nhận biết được cấu trúc của tượng chân dung; Sắp xếp được bố cục trên khổ giấy.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Phân tích mối quan hệ ánh sáng, hình và khối của tượng chân dung trong không gian.
  1. Phẩm chất
  • Có thái độ yêu thích và hiểu được ý nghĩa của bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Mĩ thuật 12.
  • Kế hoạch bài dạy.
  • Một số ảnh chụp, bài mẫu thực hành vẽ tượng chân dung.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 12.
  • Đồ dùng học tập, giấy vẽ, tẩy, bút chì,…
  • Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học Thực hành vẽ tượng chân dung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đường trục mặt, hướng nhìn của tượng chân dung

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu về đường trục mặt, hướng nhìn của tượng chân dung.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh SGK tr.17-19 và thảo luận tìm hiểu về đường trục mặt, hướng nhìn của tượng chân dung.

- GV hướng dẫn HS nêu đặc điểm về tượng chân dung.

  1. Sản phẩm: HS biết được đường trục mặt, hướng nhìn của tượng chân dung.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hình ảnh:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày đặc điểm của tượng chân dung.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK tr.17-19 và trả lời câu hỏi: Đường trục mặt đi qua điểm nào trên khuôn mặt và trục mặt thay đổi ở các hướng khác nhau như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu về đường trục mặt, hướng nhìn của tượng chân dung.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày đặc điểm của tượng chân dung.

- GV mời đại diện HS trình bày về đường trục mặt, hướng nhìn của tượng chân dung.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đường trục mặt, hướng nhìn của tượng chân dung.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu đường trục mặt, hướng nhìn của tượng chân dung

* Đặc điểm tượng chân dung

Tượng chân dung nằm trong dạng khối cấu trúc hình học, có thể quy vào khối hộp chữ nhật và thay đổi kích thước tùy theo đặc điểm của mỗi người.

* Đường trục mặt, hướng nhìn của tượng chân dung

­- Đường trục mặt:

+ Đường chạy từ đỉnh sọ, đi qua giữa trán, giữa hai con mắt, chóp mũi, giữa nhân trung, giữa hai môi, giữa cằm và yết hầu.

+ Cần xác định đường trục chính xác trên khuôn mặt khi thay đổi các góc nhìn khác nhau.

- Đường trục mặt (đường trục dọc):

+ Đường chia đôi cấu trúc mặt theo chiều dọc.

+ Đi qua đỉnh đầu, giữa trán, gốc mũi, giữa nhân trung, giữa cằm.

- Đường trục ngang:

+ Đường chạy ngang qua đường trục dọc và song song với nhau.

+ Đi ngang qua lông mày, mắt, chân mũi và giữa hai môi của miệng.

+ Phụ thuộc vào vị trí và sự thay đổi của đường trục dọc (hướng mặt).

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc, tỉ lệ khuôn mặt

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được cấu trúc, tỉ lệ khuôn mặt tượng chân dung.
  2. Nội dung: GV cho HS quan sát hình SGK tr.20-22 và tìm hiểu về cấu trúc, tỉ lệ khuôn mặt tượng chân dung.
  3. Sản phẩm:

- HS có kiến thức về đặc điểm cấu trúc, tỉ lệ khuôn mặt tượng chân dung.

- HS rèn luyện được kĩ năng thực hành SPMT.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình SGK tr.20– 22.

+ Tỉ lệ vàng:

+ Tỉ lệ 1/2:

+ Tỉ lệ 1/3:

+ Tỉ lệ 1/5:

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về cấu trúc, tỉ lệ khuôn mặt.

- GV hướng dẫn HS cả lớp đọc thông tin SGK tr.20-22, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Khuôn mặt người theo trục ngang và trục dọc có những khoảng cách, tỉ lệ nào đáng lưu ý?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng  thành viên trong nhóm, tìm hiểu về cấu trúc, tỉ lệ khuôn mặt tượng chân dung.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS nêu cấu trúc, tỉ lệ khuôn mặt tượng chân dung.

- GV mời đại diện HS trình bày lưu ý về khoảng cách, tỉ lệ trên khuôn mặt người theo trục ngang và trục dọc: Trong thực tế, mỗi người có cấu trúc, tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt khác nhau. Vì vậy, khi vẽ cần quan sát kĩ để thể hiện mẫu chính xác.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về cấu trúc, tỉ lệ khuôn mặt.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu cấu trúc, tỉ lệ khuôn mặt

- Tỉ lệ vàng:

+ Tỉ lệ thông thường giữa các bộ phận của khuôn mặt người trưởng thành.

+ Từ chân tóc đến lông mày bằng từ lông mày đến chân mũi bằng chân mũi đến chân cằm.

+ Từ đỉnh đầu đến giữa mắt bằng giữa mắt đến cằm.

+ Đối với chiều ngang, tỉ lệ được chia thành 5 phần tương ứng với chiều ngang của mắt; chiều ngang của con mắt bằng khoảng cách giữa hai con mắt.

- Tỉ lệ 1/2:

+ Từ đỉnh đầu đến cằm chia 2 được vị trí của mắt.

+ Từ chân mày đến cằm chia 2 được vị trí chân mũi.

+ Từ chân mũi đến cằm chia 2 được vị trí của môi dưới.

- Tỉ lệ 1/3:

+ Từ chân tóc đến cằm chia 3 phần bằng nhau.

+ Từ vành tai đến dái tai bằng 1/3 từ chân tóc đến cằm.

- Tỉ lệ 1/5:

+ Sử dụng trong trường hợp vẽ góc chính diện.

+ Chiều ngang từ vành tai bên trái sang vành tai bên phải có những vị trí của các bộ phận bằng nhau hoặc tương đương nhau:

          ·          Từ vành tai đến đuôi mắt bằng chiều ngang của một con mắt.

          ·          Chiều ngang của một con mắt bằng khoảng cách giữa hai con mắt.

          ·          Khoảng cách giữa hai con mắt gióng thẳng xuống sẽ gặp chiều ngang của cánh mũi.

          ·          Khoảng cách giữa cánh mũi gióng thẳng xuống đi qua miệng sẽ được chiều ngang của cằm.

 

  1. LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị dụng cụ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết lựa chọn và chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ vẽ.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS chuẩn bị và sử dụng dụng cụ.
  3. Sản phẩm: HS biết lựa chọn đúng và đủ dụng cụ cần chuẩn bị.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị:

+ Giá vẽ chắc chắn có thể nâng lên, hạ xuống dễ dàng.

+ Bảng vẽ bằng gỗ ép, bìa cứng, mi ca,... không dùng bảng vẽ có bề mặt quá nhẵn, kích thước bảng vẽ 40x60cm tương đương với khổ giấy A2.

+ Giấy vẽ crô-ki hoặc giấy in báo, kích thước 30x40cm tương đương với khổ giấy A3 (Không dùng loại giấy quá trắng, hoặc bề mặt nhẵn).

+ Bút chì, tẩy, que đo và dây dọi,...

- GV chuẩn bị mẫu tượng chân dung.

- GV hướng dẫn HS quan sát và biết cách lựa chọn, sử dụng dụng cụ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình mẫu và chuẩn bị dụng cụ vẽ phù hợp.

- GV quan sát, theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lên bảng chỉ ra những dụng cụ cần thiết cho bài vẽ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Đặt mẫu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách đặt mẫu và kết hợp vải mẫu phù hợp.
  2. Nội dung:

- GV đặt mẫu ở nơi có nguồn sáng phù hợp.

- GV hướng dẫn HS đặt mẫu và cách kết hợp vải mẫu phù hợp.

  1. Sản phẩm: HS có khái niệm về cách đặt mẫu và biết kết hợp vải mẫu phù hợp.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt mẫu ở nơi có nguồn sáng phù hợp.

- GV sắp đặt mẫu để HS có nhiều vị trí vẽ và bố cục hợp lí.

- GV có thể sử dụng kết hợp vải mẫu để tạo bố cục, đậm – nhạt, màu sắc, không gian.

- GV trình chiếu cho HS tham khảo bài mẫu:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát GV đặt mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS hình thành kiến thức về cách đặt mẫu và chọn góc vẽ phù hợp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Các bước vẽ tượng chân dung

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết các bước và thực hành được bài vẽ tượng chân dung.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát mẫu và chọn góc vẽ, biết các bước thực hiện.
  3. Sản phẩm: HS hiểu các bước và thực hành được bài vẽ tượng chân dung.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ mẫu:

- GV hướng dẫn HS thực hành:

+ Bước 1: Quan sát mẫu và chọn góc vẽ

  • Quan sát và nhận xét về mẫu vẽ: quan sát, nhận xét, so sánh, đo, xác định tỉ lệ, phác các tỉ lệ lớn.
  • Chọn chỗ vẽ: vị trí vẽ cần cách xa khoảng hơn hai lần so với chiều cao từ mặt đất đến mẫu. Đứng gần quá hoặc đứng xa quá sẽ khó quan sát, khó sử dụng que đo, khó nắm bắt hình, khối, tỉ lệ mẫu.

+ Bước 2: Sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy

  • Sau khi đo, dọi, cần xác định được khung hình tỉ lệ lớn, tạo khung hình lên bài vẽ. Các khung hình cần được vẽ phác nhẹ tay, không dùng thước kẻ để vẽ hình.
  • Đo chiều ngang và chiều cao của tượng, so sánh tỉ lệ để phác ra khung hình chung.

+ Bước 3: Vẽ hình

  • Phân chia tỉ lệ phần đầu, phần bục.
  • Phân hình theo những nét dài, thẳng, nhẹ. Điều chỉnh nét phác dựa trên cơ sở đậm – nhạt ở mẫu tượng do ánh sáng chiếu vào.

+ Bước 4: Vẽ đậm – nhạt

  • Nhận biết, phân loại 3 độ đậm – nhạt lớn: sáng, tối, trung gian, vẽ tương quan lớn trước; sau đó vẽ nhẹ từng lớp trên toàn bộ bài vẽ và tăng dần theo tương quan ánh sáng. Thông thường, chỗ sáng nhất của mẫu tương đương nền giấy trắng.
  • Khi bài vẽ đã có tương quan đậm – nhạt lớn, tiếp tục nghiên cứu các độ đậm – nhạt để tạo hiệu quả về chất, về không gian và đặc điểm của mẫu.

+ Bước 5: Hoàn chỉnh bài vẽ

  • Nhấn đệm thêm hoặc tẩy sáng nhằm tăng giảm đậm – nhạt của nét, đậm – nhạt của mảng, tạo chiều sâu cho không gian bài vẽ.
  • Kiểm tra hình, khối, đậm – nhạt làm rõ hơn đặc điểm của mẫu để hoàn thiện bài vẽ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát GV đặt mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS hình thành kiến thức về các bước vẽ tượng chân dung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày, nhận xét, phân tích được sản phẩm của mình và của các bạn.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm về SPMT theo gợi ý SGK.
  4. Sản phẩm: HS cảm nhận, phân tích, đánh giá về SPMT trước lớp.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm trước lớp.

- GV chia HS thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận theo những nội dung sau:

+ Đặc điểm để nhận biết về hình, khối, tỉ lệ, đường hướng trục mặt của tượng chân dung.

+ Yếu tố tạo hình cơ bản trong bài vẽ tượng chân dung.

+ Các bước thực hiện.

- GV cho HS quan sát một số SPMT:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm về SPMT theo gợi ý.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm phân tích, đánh giá SPMT theo gợi ý.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học để vẽ một bài chân dung người bằng chất liệu trì.
  3. Nội dung: HS lựa chọn chất liệu và thực hiện sản phẩm.
  4. Sản phẩm: Chân dung người bằng chất liệu chì của HS.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để vẽ một bài chân dung người bằng chất liệu trì.

- GV cho HS quan sát một số SPMT:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện tại nhà.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Đường trục mặt, hướng nhìn của tượng chân dung.

+ Cấu trúc, tỉ lệ khuôn mặt.

- Hoàn thành SPMT (nếu chưa xong).

- Chuẩn bị cho tiết Trưng bày sản phẩm.

 

Giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối tri thức

1. PHÍ MÔN TOÁN, NGỮ VĂN: 

  • Giáo án word: 550k - Đặt bây giờ: 400k
  • Giáo án Powerpoint: 600k - Đặt bây giờ: 500k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k  - Đặt bây giờ: 800k

2. PHÍ CÁC MÔN CÒN LẠI: 

  • Giáo án word: 450k - Đặt bây giờ: 350k
  • Giáo án Powerpoint: 550k - Đặt bây giờ: 450k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k  - Đặt bây giờ: 650k

=> Đặt bây giờ được tặng kèm các tài liệu: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra ma trận

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=> Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức

Xem tài liệu được tặng kèm trong năm học. Khi đặt giáo án bây giờ:


Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập mĩ thuật 12 sách kết nối tri thức với cuộc sống, giáo án chuyên đề mĩ thuật 12 kết nối, giáo án mĩ thuật chuyên đề 12 sách KNTT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay