Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word môn công nghệ chế biến thực phẩm lớp 9 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực sử dụng công nghệ:
  • Đọc được tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị, sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.
  • Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm, tranh ảnh, video có liên quan tới nội dung bài học.
  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
  3. Nội dung: Quan sát hình GV chiếu và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương pháp bảo quản thực phẩm gia đình em thường làm.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video (0:20 – 1:20) về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

- GV gợi mở: Các loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị hỏng.

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng phương pháp nào? Mô tả một phương pháp bảo quản thực phẩm đó.

- GV cho HS quan sát thêm tranh, ảnh về một số cách bảo quản thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp muối chua

Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp sấy khô

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

+ Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng cách sử dụng tủ lạnh hoặc ướp muối.

+ Cách bảo quản thực phẩm gia đình em thường làm là: Phân loại thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây, thức ăn đã nấu chín,… rồi đựng vào các túi khác nhau. Sau đó, gia đình em sẽ để thực phẩm tươi sống vào ngăn đá, các loại thực phẩm khác vào ngăn mát của tủ lạnh.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, cũng như đi tìm hiểu thêm về các cách bảo quản thực phẩm, phương pháp chế biến đối với mỗi loại thực phẩm khác nhau,... chúng ta cùng vào Bài 2 – Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm trước chế biến

  1. Mục tiêu: HS trình bày được các cách bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm trước chế biến.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 11 – 13 và thực hiện các yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các cách bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm trước chế biến.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1.

- GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và các thông tin trong SGK trang 11 - 12, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Ở nhiệt độ thường, có phải tất cả các loại thực phẩm đều được bảo quản theo cách đóng gói chân không như trong hình không? Vì sao?

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

- GV yêu cầu HS dựa vào hình và kiến thức đã đọc trong sách, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi: Nêu ví dụ các loại thực phẩm khác nhau thì bảo quản khác nhau.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm trước chế biến

1. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường

- Ở nhiệt độ thường, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản bằng cách đóng gói chân không vì hàm lượng nước trong các loại thực phẩm là khác nhau, dẫn đến thời gian và phương pháp bảo quản khác nhau.

* Cách bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường

- Thực phẩm tươi sống có hàm lượng nước cao: nên chế biến ngay sau khi mua về.

- Rau, củ, quả tươi: nên sử dụng trong thời gian ngắn nhất (với rau ăn lá tốt nhất là trong ngày); cà chua, khoai tây, hành tây,… có thời gian bảo quản dài ngày hơn.

- Thực phẩm khô: bao gói kín bằng vật liệu cách ẩm, có thể sử dụng thêm chất hút ẩm; thực phẩm giàu chất béo: đóng gói chân không.

- Không đặt thực phẩm ở nơi có nhiệt độ cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhất là với các hạt có nhiều dầu.

Nhiệm vụ 2: Bảo quản lạnh thực phẩm

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các loại thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh.

- GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và các thông tin trong SGK trang 12, trả lời câu hỏi: Hãy cho biết nhiệt độ thích hợp để bảo quản lạnh các loại thực phẩm.

- GV cho HS quan sát hình sau.

- GV dẫn dắt đặt câu hỏi: Khi bảo quản lạnh rau (trong hình), người ta thường bỏ phần đã hỏng đi. Vì sao trước khi đưa vào bảo quản lạnh thực phẩm cần tiến hành sơ chế loại bỏ các phần không sử dụng được?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện từng yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Bảo quản lạnh thực phẩm

- Các loại rau, củ, quả tươi: bảo quản ở ngăn chuyên dụng có nhiệt độ khoảng 0 – 15oC.

- Các loại thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa,…): đặt ở ngăn có nhiệt độ 2 – 8oC.

- Vì các phần không sử dụng được thường là phần bị hỏng, chứa nhiều vi khuẩn. Do đó khi cất trữ những thực phẩm này trực tiếp vào tủ lạnh khiến vi khuẩn lây lan sang các thực phẩm khác. Thêm vào đó, việc không sơ chế ngay khiến thịt, cá... sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, có mùi ôi, chảy nhớt và hỏng.

Nhiệm vụ 3: Bảo quản đông lạnh thực phẩm

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau.

- GV yêu cầu HS dựa vào hình và các thông tin trong SGK trang 13 để trả lời câu hỏi: Hãy cho biết nhiệt độ thích hợp để bảo quản đông lạnh các loại thực phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Bảo quản đông lạnh thực phẩm

Mỗi loại thực phẩm có nhiệt độ và thời gian trữ động khác nhau, nếu nhiệt độ và thời gian trữ đông không phù hợp, thực phẩm sẽ không còn thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng.

- Nhiệt độ bảo quản thịt là -20oC, thời gian bảo quản từ 12 - 17 tháng.

- Nhiệt độ bảo quản cá là -20oC (đối với cá có nhiều mỡ thì nhiệt độ bảo quản là -30oC hoặc thấp hơn), thời gian bảo quản từ 2 - 9 tháng tùy từng loại.

 

Hoạt động 2. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến thực phẩm

  1. Mục tiêu: HS chọn được phương pháp phù hợp để bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến thực phẩm.
  2. Nội dung:

- HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 13 – 15 và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt kiến thức cho HS.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương pháp phù hợp để bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến từng loại thực phẩm.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 14 và cho biết: Vì sao cần lựa chọn phương pháp phù hợp khi chế biến thực phẩm?

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

- GV dẫn dắt, nêu câu hỏi: Để làm chín súp lơ xanh (bông cải xanh) có thể thực hiện bằng hai cách là luộc và hấp. Theo em, cách nào sẽ giữ được nhiều vitamin và màu sắc của súp lơ xanh tốt hơn?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi trên.

- GV nhận xét và chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi lại vào vở.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến thực phẩm

- Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ bị biến đổi hoặc mất đi do ảnh hưởng của nhiệt độ cao khi đun nấu hoặc chiên (rán) quá lâu. Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp sẽ hạn chế được sự  hao hụt chất dinh dưỡng.

- Làm chín bằng phương pháp hấp sẽ giữ được nhiều vitamin và màu sắc của súp lơ xanh hơn vì thực phẩm không tiếp xúc trực tiếp với nước nên giữ được nhiều chất dinh dưỡng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS nêu được các cách để bảo quản thực phẩm và chọn được phương pháp chế biến thực phẩm phù hợp.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học và câu hỏi ở các phần Luyện tập trong SGK.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các cách để bảo quản thực phẩm và chọn được phương pháp chế biến thực phẩm phù hợp.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Đặc điểm của nhiệt độ thường là

  1. Thường xuyên biến động theo thay đổi của thời tiết.
  2. Thường dao động trong khoảng 25 – 28oC.
  3. Duy trì ở một nhiệt độ nhất định.
  4. Các địa phương khác nhau có nhiệt độ như nhau.

Câu 2. Khi bảo quản thực phẩm khô ở nhiệt độ thường, không nên

  1. Bao kín bằng vật liệu cách ẩm. B. Có thể sử dụng thêm chất hút ẩm.
  2. Đóng gói chân không. D. Đặt ở nơi ẩm ướt.

Câu 3. Không nên đặt thực phẩm ở

  1. Những nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  2. Trong tủ lạnh.
  3. Nơi có nhiệt độ từ 0 – 15oC.
  4. Nơi có nhiệt độ ≤ -18oC.

Câu 4. Ở nhiệt độ -20oC, thịt có thể được bảo quản

  1. Từ 2 – 9 tháng. B. Từ 12 – 17 tháng.
  2. Từ 19 – 24 tháng. D. Từ 1 – 2 năm.

Câu 5. Nhược điểm của phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt là

  1. Thực phẩm có thể không được làm chín hoàn toàn.
  2. Vitamin có trong thực phẩm sẽ bị hòa tan vào trong nước.
  3. Có thể gây ngộ độc nếu nguyên liệu và quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  4. Thường bị mất chất dinh dưỡng.

Câu 6. Giá trị dinh dưỡng của protein bị giảm đi vì tạo thành các liên kết khó tiêu hóa khi thịt được chế biến bằng

  1. Không sử dụng nhiệt. B. Nước nóng
  2. Hơi nước nóng. D. Không khí nóng.

Câu 7. Muốn chế biến thực phẩm mà không sử dụng nhiệt, em phải

  1. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  2. Mua thực phẩm từ những quán vỉa hè.
  3. Giới hạn lượng nước, thời gian và nhiệt độ khi đun.
  4. Không sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

A

D

A

B

C

D

A

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

....

Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 750k - Đặt bây giờ: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k

=> Đặt bây giờ, chỉ cần gửi 50% phí. Đến lúc nhận kì I, gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem tài liệu được tặng kèm trong năm học. Khi đặt giáo án bây giờ:


Từ khóa: Giáo án công nghệ chế biến thực phẩm trong nhà 9 cánh diều theo mẫu công văn mới nhất , giáo án word công nghệ chế biến thực phẩm trong nhà 9 sách cánh diều, tải giáo án công nghệ chế biến thực phẩm trong nhà 9 cánh diều, GA công nghệ chế biến thực phẩm

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay