Giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức

Có đủ giáo án word + PPT kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Lịch sử 11 kết nối tri thức. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 1 LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

  • Giáo án Lịch sử 11 Kết nối bài 1 Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
  • Giáo án Lịch sử 11 Kết nối bài 2 Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

CHỦ ĐỀ 2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

  • Giáo án Lịch sử 11 Kết nối bài 3 Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
  • Giáo án Lịch sử 11 Kết nối bài 4 Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA

  • Giáo án Lịch sử 11 Kết nối bài 5 Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
  • Giáo án Lịch sử 11 Kết nối bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH Giáo án PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

  • Giáo án Lịch sử 11 kết nối bài 7 Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh Giáo án phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945
  • Giáo án Lịch sử 11 kết nối bài 8 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh Giáo án phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

  • Giáo án Lịch sử 11 kết nối bài 9 Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ
  • Giáo án Lịch sử 11 kết nối bài 10 Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV)
  • Giáo án Lịch sử 11 kết nối bài 11 Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

  • Giáo án Lịch sử 11 kết nối bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông
  • Giáo án Lịch sử 11 kết nối bài 13 Việt Nam và biển Đông

=> Xem nhiều hơn: Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 11 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Word bài: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tóm tắt được những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa.
  • Nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  • Nêu được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam.
  • Tóm tắt được những nét chính về quá trình tái thiết và phát triển Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.
  • Có ý thức trân trọng thành quả đấu tranh giành độc lập dân tộc và phát triển của các dân tộc ở Đông Nam Á hiện nay. 
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về hành trình đi đến độc lập dân tộc, quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: hiểu rõ những nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh chống xâm lược và giành độc lập dân tộc, quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: thông qua việc vận dụng kiến thức đã học giải thích được một số vấn đề về cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập dân tộc và phát triển ở Đông Nam Á, kết hợp với thực tiễn hiện nay.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trân trọng thành quả đấu tranh giành độc lập dân tộc và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.
  • Bồi dưỡng các phẩm chất: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử. 
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Lịch sử 11, Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, 
  • Tập bản đồ và Tư liệu lịch sử 11.
  • Tư liệu lịch sử: các hình ảnh, các tư liệu về cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập dân tộc và phát triển ở Đông Nam Á.
  • Phiếu học tập dành cho HS: dùng để HS trả lời các câu hỏi thảo luận, giúp HS tự khám phá, tìm hiểu và nhận thức lịch sử.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về quá trình đấu tranh xâm lược, giành độc lập dân tộc và phát triển ở Đông Nam Á.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh mắt hơn, HS đoán tên Quốc kì của các nước Đông Nam Á và cho biết ý nghĩa của hình ảnh Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay.
  4. Sản phẩm: HS nói tên Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á và nêu ý nghĩa của hình ảnh Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á ngày này. 
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh mắt hơn, đoán tên Quốc kì của các nước Đông Nam Á.

- GV lần lượt trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Quốc kì của các nước Đông Nam Á:

   

Hình 1

Hình 2

Hình 3

   

Hình 4

Hình 5

Hình 6

   

Hình 7

Hình 8

Hình 9

   

Hình 10

Hình 11

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của hình ảnh Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án trò chơi: 

+ Hình 1: In-đô-nê-xi-a.

+ Hình 2: Đông-ti-mo.

+ Hình 3: Cam-pu-chia.

+ Hình 4: Bru-nây.

+ Hình 5: Phi-lip-pin.

+ Hình 6: Mi-an-ma.

+ Hình 7: Ma-lai-xi-a.

+ Hình 8: Lào.

+ Hình 9: Xing-ga-po.

+ Hình 10: Việt Nam.

+ Hình 11: Thái Lan.

- GV kết luận: Quốc kì của các nước Đông Nam Á rất đa dạng và là biểu tượng cho nền độc lập dân tộc của mỗi quốc gia. Các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều trải qua hành trình đấu tranh lâu dài, gian khổ với nhiều hình thức khác nhau để đi đến độc lập dân tộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

- Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa.

  1. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2, thông tin trong mục 1a SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác mục Em có biết, thông tin trong mục 1b SGK tr.38, 39 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa. 

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đông Nam Á hải đảo 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2, thông tin trong mục 1a SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm.

+ In-đô-nê-xi-a: Cuộc khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô mở đầu cho phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược. Phong trào đấu tranh chống xâm lược lan rộng khắp các đảo, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

+ Phi-lip-pin: Cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm 1521, lan rộng ra các đảo khác, kéo dài hơn 3 thế kỉ. Tháng 7/1878, thực dân Tây Ban Nha chiếm được toàn bộ các đảo. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

a. Đông Nam Á hải đảo

- Ở In-đô-nê-xi-a: Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Đi-pô-nê-gô-rô (1825 – 1830).

+ Lực lượng hưởng ứng và tham gia: lãnh chúa, người dân trên đảo Gia-va, các đảo khác.

+ Kết quả: thất bại.

+ Ý nghĩa: gây tổn thất nặng nề cho chính quyền thực dân.

+ Tác động: phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

- Ở Phi-lip-pin: Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô (1744 – 1829).

+ Lực lượng tham gia: 20 000 người dân tham gia.

+ Ý nghĩa: là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 – 1829); Đa-ga-hô trở thành biểu tượng tinh thần cho cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha ở Phi-lip-pin.

+ Tác động: cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha lan rộng ra các đảo, kéo dài hơn 3 thế kỉ. 

Nhiệm vụ 2: Đông Nam Á lục địa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi, khai thác mục Em có biết, thông tin trong mục 1b SGK tr.38, 39 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa. 

- GV cung cấp thêm cho HS thông tin về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh:

Vua Nô-rô-đôm (Cam-pu-chia)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược Đông Nam Á lục địa.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Miến Điện: Thực dân Anh trải qua ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện. 

+ Đông Dương: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược lan rộng với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của triều đình phong kiến, quan lại, hoàng thân,…

→ Làm chậm lại quá trình xâm lược của thực dân Pháp.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

b. Đông Nam Á lục địa

- Ở Miến Điện: phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước.

Thực dân Anh bị tổn hại nặng nề.

- Ở bán đảo Đông Dương: từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ mạnh mẽ, từng bước lan rộng.

- Ở Việt Nam: từ năm 1858, phong trào chiến đấu chống xâm lược lan rộng ra Nam Kỳ, Bắc Kỳ.

- Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 -1892). 

Thông tin 1: Phong trào chống thực dân xâm lược ở Miến Điện

Quân đội Miến Điện do tướng Ma-ha Ban-đu-la chỉ huy đã kiên cường chiến đấu, giáng cho quân Anh những đòn mạnh mẽ ở An-ca-ran và miền duyên hải phía Nam (1824). Suốt mùa hè năm 1825, quân Anh bị quân đội của Ban-đu-la tấn công liên tục. Do pháo kích của quân Anh, tướng Ban-đu-la hi sinh anh dùng trên trận địa. Ông đã trở thành người anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Anh ở Miến Điện.

Thông tin 2: Phong trào chống thực dân xâm lược ở Cam-pu-chia

Năm 1861, Hoàng thân Si-vô-tha phát động cuộc khởi nghĩa chống lại việc Triều đình phong kiến Nô-rô-đôm đầu hàng thực dân Pháp với sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và một bộ phận binh lính trong triều đình. Phong trào đấu tranh lan rộng, kéo dài 30 năm và trở thành lực cản chính đối với kế hoạch xâm lược Cam-pu-chia của thực dân Pháp. Thực dân Pháp và triều đình phong kiến không thể dẹp được cuộc nổi dậy cho đến khi Hoàng thân Si-vô-tha ốm nặng và từ trần năm 1891. Sau đó, phong trào tàn lụi dân. Hoàng thân Si-vô -tha là biểu tượng khởi đầu cho phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Cam-pu-chia.

Hoạt động 2. Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác sơ đồ Hình 3, thông tin mục 2 SGK tr.39.40, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1: 

- Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

- Nêu nhận xét.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác sơ đồ Hình 3, thông tin mục 2 SGK tr.39.40, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1: 

+ Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

+ Từ đó, em có nhận xét gì?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

Giai đoạn 1

 

Giai đoạn 2

 

Giai đoạn 3

 

2. Nhận xét

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh:

 

Hôn-xê Ri-đan (ngoài cùng bên trái) cùng các thanh niên cấp tiến Phi-lip-pin ở Tây Ban Nha (1890)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á theo Phiếu học tập số 1. 

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Đính kèm kêt quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Hoạt động 2. 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

Giai đoạn 1

Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:

- Đánh dấu sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở Đông Nam Á.

- Đây là giai đoạn phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến dần được thay bằng phong trào theo xu hướng tư sản. 

Giai đoạn 2

1920 – 1945:

- Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh.

- Đây là giai đoạn giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị với sự ra đời của Đảng Cộng sản ở nhiều quốc gia: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Mã Lai, Xiêm,…

Giai đoạn 3

1945 – 1975:

- Hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Phong trào đấu tranh dâng cao với thắng lợi của nhiều quốc gia (In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào,…).

- Từ năm 1954 – 1975, là giai đoạn các nước Đông Nam Á lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. 

2. Nhận xét

- Trải qua các giai đoạn phát triển từ cuối thế XIX – nửa sau thế kỉ XX, xuất phát từ bối cảnh quốc tế, khu vực và điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước, các nước Đông Nam Á đi đến độc lập dân tộc.

- Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia (khu vực thuộc địa của Pháp) trải qua các cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ để giải phóng dân tộc.

- Các nước khác ở Đông Nam Á (khu vực thuộc địa của Hà Lan, Anh, Mỹ) phải kết hợp đấu tranh với những cuộc đàm phán hòa bình kéo dài hàng thập kỉ đi đến cái đích chung là giành độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

=> Xem nhiều hơn:

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ LỊCH SỬ 11 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint bài: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

BÀI 6

HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

  1. THỜI KÌ TÁI THIẾT VÀ PHÁT TRIỂN SAU KHI GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP
  2. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

THẢO LUẬN NHÓM

Em hãy đọc Tư liệu 1, 2, thông tin trong mục 3a – SGK tr.40, 41 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tác động

Lĩnh vực

Ảnh hưởng của chế độ thực dân

Tiêu cực

Kinh tế

 

Chính trị

 

Văn hóa

 

Tích cực

 

a.1. Tiêu cực

  • Về kinh tế
  • Nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.
  • Một số nước được coi là “vựa lúa” của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kèm triền miên.
  • Khu công nghiệp Jurong được phát triển vào những năm 1960 để công nghiệp hóa nền kinh tế.
  • Do sản xuất kém phát triển, hàng hóa không đủ, nên việc phân phối bị kiểm soát bằng chế độ tem phiếu (Việt Nam)

a.1. Tiêu cực

  • Về chính trị
  • Việc áp đặt bộ máy cai trị.
  • Thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách ngu dân.
  • Sự chia rẽ các cộng đồng dân cư.
  • Xung đột sắc tộc, tôn giáo.

Hậu quả nặng nề và lâu dài

  • Về văn hóa
  • Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai.
  • Việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á.
  • Hút thuốc phiện tại Việt Nam thời Pháp thuộc.
  • Xưởng thuốc phiện ở Sài Gòn thời thuộc Pháp.

a.2. Tích cực

Tạo ra sự chuyển biến nhất định trong quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở.

Gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản xuất công nghiệp.

Phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục.

Ga xe lửa Mỹ Tho, 1905.

Khánh thành tàu điện Sài Gòn-Chợ Lớn 27.12.1881

Ga Hàng Cỏ thời Pháp thuộc (nay là Ga Hà Nội)

Tòa thị chính Penang được xây dựng dưới sự cai trị của người Anh ở Malaysia.

Nhà thờ Lớn Hà Nội (Việt Nam) thời Pháp thuộc

Nhà thờ Mi-a-gao (Phi-lip-pin) thời thuộc địa Tây Ban Nha

  1. Quá trình tái thiết và phát triển

THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI

Em hãy quan sát Hình 4, đọc mục Em có biết, thông tin mục 3b – SGK tr.41, 42 và trả lời câu hỏi: Tóm tắt những nét chính về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.

In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po: tiến hành chiến lược công nghiệp hóa từ giữa những năm 50 của TK XX.

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia: từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ 80 – 90 của TK XX.

Bru-nây: tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế.

Mi-an-ma: bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.

Kết luận

  • Các nước Đông Nam Á bắt tay vào công cuộc tái thiết và phát triển đất nước đã gặp không ít khó khăn do hậu quả nặng nề của thời kì thuộc địa.
  • Trong bối cảnh đó, việc thực hiện công nghiệp hóa là con đường duy nhất để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
  • Các nước đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm mức độ cao.
  • Đời sống xã hội có những chuyển biến căn bản.

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức

Từ khóa: giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức, tải giáo án Lịch sử 11 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 Lịch sử 11 kết nối, tải giáo án word và điện tử Lịch sử 11 kì 1 KNTT

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay