Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 cánh diều

Phiếu bài tập tuần Tiếng Việt 5 cánh diều được biên soạn chi tiết, cẩn thận. Bản tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Phiếu bài tập (PBT) được trình bày khoa học, rõ ràng. Các bài đều bám sát chương trình SGK giúp học sinh ôn luyện tốt. Kéo xuống để tham khảo PBT tuần Tiếng Việt 5 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 cánh diều
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 cánh diều
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 cánh diều
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 cánh diều
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 cánh diều
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 cánh diều
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 cánh diều
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 5

TUẦN 2: CUỘC SỐNG MUÔN MÀU

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu.

- Viết: Luyện tập quan sát và tìm ý cho bài văn tả người.

 

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng:

CHIM HỌA MI HÓT

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

(Theo Ngọc Giao)

Câu 1. Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đâu để hót?

  1. Bờ sông nơi những bụi tầm xuân.
  2. Cành cây xanh lá.
  3. Khu rừng lá vàng.
  4. Bụi tầm xuân trong vườn.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao chim họa mi vui mừng?

  1. Vì nó vừa được hót bên bụi tầm xuân vừa nhặt nhạnh được rất nhiều đồ ăn.
  2. Vì được tự do bay lượn, uống nước mát lành trong khe suối.
  3. Vì nó được cất tiếng hót đem lại niềm vui cho cuộc đời.
  4. Vì tìm thấy được khe suối đầy nước mát lành.

Câu 3. Chim họa mi đã làm gì khi phương đông vẫn bụi hồng?

  1. Hót vang lừng chào nắng sớm.
  2. Say ngủ trong một bụi tầm xuân.
  3. Tìm vài con sâu ăn lót dạ.
  4. Uống suối mát trong lành.

Câu 4. Em hình dung gì về hình ảnh chú chim trong bài?

  1. Có một giọng hát hay.
  2. Còn nhỏ nên ham chơi.
  3. Là chú chim ham ngủ, lười nhác.
  4. Tự do, cất tiếng hót mang niềm vui cho cuộc đời.

Câu 5. Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?

  1. Hót vang lừng chào nắng sớm.
  2. Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ.
  3. Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.
  4. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Em hãy điền vào chỗ trống trong mỗi dòng sau để tạo thành câu ghép?

  1. Sáng sớm, những chú chim…………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

  1. ……………………………..học bài, anh trai……………………………………...
  2. Trời…………………………………………………………………………………
  3. Mặt trời…………………………………………………………………………….

Bài 2. Đặt 1 – 2 câu:

  1. a)Tả cây phượng vĩ trong sân trường em.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

  1. b) Tả cánh đồng quê em.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. c) Nêu lên cảm nghĩ của em về ngôi trường.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

III. VIẾT

Bài 1. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

 

CÂY LÁ ĐỎ

Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương rất quý nó và gọi nó là “cây lá đỏ”, vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa.

 Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe mấy ông bàn với bà và bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé! Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không? Chị bạn thân nhất của chị hồi xưa ấy mà! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi xung phong chống Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi, nơi chị ấy làm việc có nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hy sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường, em ạ…”

  Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.

(Theo Trần Hoài Dương)

  1. Vì sao đọc xong thư của chị Phương, Loan bỗng thấy cây lá đỏ đẹp và thấy quý hơn bao giờ hết?

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

  1.  Đối với chị Duyên, cây lá đỏ có ý nghĩa như thế nào?

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Bài 2. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

ĐỒNG TIỀN VÀNG

Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:

– Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

– Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.

Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:

– Thật chứ ?

– Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:

– Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?

Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp:

– Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.

(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

  1. a) Vì sao việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách lại trở nên đáng quý?

…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

  1. b) Qua ngoại hình và lời nói của Rô-be, em hiểu gì về hoàn cảnh và tính cách của cậu bé?

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

ĐÁP ÁN

  1. ĐỌC – HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

B

A

D

C

 

  1. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1:

  1. Sáng sớm, những chú chim hót líu lo, chị ong bắt đầu đi tìm mật.
  2. Buổi tối, em học bài, anh trai thì phụ giúp mẹ bán hàng.
  3. Trời trải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
  4. Mặt trời lên, sương tan dần,vài giọt nắng còn vương trên tán lá.

Bài 2:  

  1. Cây có chiều cao khoảng bốn mét với tán lá rộng và dày. Những cánh lá mọc đan xen tạo thành một tán cây to lớn, giống như một tòa lâu đài xanh rì bao phủ bởi tán lá rực rỡ.
  2. Những ruộng lúa xanh mướt trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như nhảy múa trước gió
  3. Từ những ngày còn là cô học sinh lớp một bỡ ngỡ, đến khi trở thành cánh chim nhỏ đầu đàn phải làm gương cho các em noi theo. Mai này, dù có rời xa, nhưng chắc chắn em vẫn sẽ nhớ đến mái trường thân yêu với những tình cảm đẹp đẽ nhất..

III. VIẾT

Bài 1:

  1. Đọc xong thư của chị Phương, Loan bỗng thấy cây lá đỏ đẹp và thấy quý hơn bao giờ hết vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị.
  2. Đối với chị Duyên, cây lá đỏ gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học.

Bài 2:

  1. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm:

– Gặp tai nạn nhựng cậu vẫn tìm cách giữ đúng lời hứa.

– Tuy nghèo nhưng Rô-be thật thà, chứng tỏ mình “không phải là một đứa bé xấu”. 

- Ngoại hình của Rô-be: ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò xanh xao - cho ta biết hoàn cảnh của chú bé rất nghèo khổ, đói rách, đáng thương.

- Tính cách của cậu: Dù nghèo khó nhưng cậu không gian tham, biết giữ đúng lời hứa, lễ phép, trung thực, tự trọng.

 

Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 cánh diều
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 cánh diều

Đang liên tục cập nhật

=> Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

Xem tài liệu được tặng kèm trong năm học. Khi đặt giáo án bây giờ:


Từ khóa: PBT tuần tiếng Việt 5 cánh diều, PBT tiếng Việt 5 CD, BT tuần tiếng việt 5 cánh diều, bài tập ôn tập tiếng việt 5 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay