Phiếu trắc nghiệm Công nghệ trồng trọt 10 kết nối Ôn tập Chương 2: Đất trồng (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Đất trồng (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

Câu 1: Đất trồng nào không tốt cho cây trồng?

  1. Đất chua
  2. Đất mặn
  3. Đất bạc màu
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Sử dụng đất cần đảm bảo mấy yếu tố?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Sử dụng đất cần đảm bảo yếu tố nào sau đây?

  1. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất
  2. Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất
  3. Canh tác bền vững
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Lựa chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất giúp:

  1. Cây sinh trưởng tốt
  2. Cây phát triển tốt
  3. Cho năng suất cao
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Theo em, cần cải tạo mấy loại đất trồng?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

 

Câu 6: Đất chua có trị số pH dao động trong khoảng nào?

  1. pH = 3 - 9
  2. pH < 6,5
  3. pH = 6,6 - 7,5
  4. pH >7,5

Câu 7: Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ trong đất có mầy loại độ chua?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 8: Độ chua hoạt tính của đất là do sự có mặt của ion nào gây nên?

  1. OH-
  2. Al3+ và H+
  3. Al3+
  4. H+

Câu 9: Độ chua tiềm tàng của đất là do sự có mặt của ion nào gây nên?

  1. OH-
  2. Al3+ và H+
  3. Al3+

D> H+

Câu 10: Trong bài thực hành xác định độ chua của đất đã sử dụng thuốc thử nào?

  1. KCl
  2. HCl
  3. CaCl
  4. NaCl

Câu 11: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là

  1. Do đất chứa nhiều cation natri
  2. Do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm
  3. Do ảnh hưởng của nước ngầm
  4. Do nước biển tràn vào

Câu 12: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về đất trồng?

  1. Đất trồng là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ Trái Đất, có vai trò cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm trồng trọt.
  2. Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.
  3. Đất trồng được hình thành từ đá mẹ, dưới tác động của các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người.
  4. Đất trồng là sản phẩm do tầng trầm tích tạo thành dưới tác động tổng hợp của sự vận động bên trong Trái Đất, khí hậu, sinh vật, con người.

Câu 13: Các thành phần cơ bản của đất trồng gồm có?

  1. Phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất
  2. Phần lỏng, phần rắn, phần khí, phần tâm
  3. Phần rắn, phần nước, phần bề mặt, phần bên dưới
  4. Phần khí, phần sinh vật, phần chất, phần liên kết

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về phần lỏng?

  1. Còn được gọi là dung dịch đất, có thành phần chủ yếu là nước.
  2. Nước trong đất thông qua quá trình hoà tan chuyển hoá thành chất dinh dưỡng cho cây.
  3. Nguồn nước trong đất trồng gồm nước mưa, nước ngầm và nước tưới.
  4. Nước trong đất tồn tại ở các dạng khác nhau: nước liên kết hoá học, nước hấp thu, hơi nước,…

Câu 15: Phần rắn của đất có tác dụng gì đối với cây trồng?

  1. Cung cấp chất dinh dưỡng
  2. Giúp cây trồng đứng vững
  3. Giúp cây trồng hạn chế sự phá hoại của con người.
  4. Cả A và B

Câu 16: Khí trong đất không có vai trò gì?

  1. Cung cấp oxygen cho rễ cây và hệ sinh vật đất hô hấp
  2. Cung cấp nitrogen cho quá trình cố định đạm trong đất
  3. Hỗ trợ quá trình hô hấp của hệ rễ cây trồng
  4. Tiêu diệt các vi sinh vật

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng khi nói về sinh vật đất?

  1. Sinh vật đất phá huỷ cấu trúc rễ cây. Để khắc phục thì con người cần bón phân, rắc đạm cho cây.
  2. Gồm côn trùng, giun, động vật nguyên sinh, các loại tảo và vi sinh vật.
  3. Sinh vật chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong đất.
  4. Dưới tác động của vi sinh vật, chất hữu cơ biến đổi thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây và hình thành hợp chất mùn cho đất.

 

Câu 18: Tại sao luân canh là giúp việc canh tác trở nên bền vững?

  1. Vì phương thức này đã được kiểm chứng qua hàng ngàn năm làm nông nghiệp của nhân loại.
  2. Vì phương thức này làm giảm sự phụ thuộc vào các loại chất dinh dưỡng, áp lực sâu bệnh và cỏ dại; cải thiện cấu trúc đất và chất hữu cơ, chống xói mòn và tăng khả năng phục hồi của hệ thống nông trại.
  3. Vì luân canh cho phép cây trồng được tuỳ ý hấp thụ chất dinh dưỡng tối ưu nhất từ trong đất.
  4. Vì luân canh cho phép cây trồng chia sẻ chất dinh dưỡng với nhau, phối hợp với nhau để giảm các tác nhân gây hại cho đất.

Câu 19: Vì sao bón vôi lại cải tạo được đất mặn?

  1. Bón vôi hút Na+vào keo đất.
  2. Bón vôi hút NaSO4vào keo đất.
  3. Bón vôi đẩy Na+ra khỏi keo đất.
  4. Bón vôi thúc đẩy các quá trình oxy hoá-khử trong đất, giảm hiệu lực của các muối.

 

Câu 20: Nhận định nào sau đây là không đúng?

  1. Giá thể hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc từ các vật liệu tự nhiên là xác các loại thực vật khác nhau, phối trộn với chế phẩm vi sinh vật.
  2. Giá thể trơ cứng có nguồn gốc từ quặng đá hoặc từ đất sét, đất phù sa, phụ phẩm nông nghiệp được nghiền, nung ở nhiệt độ cao, phối trộn với chế phẩm vi sinh vật.
  3. Giá thể hữu cơ tự nhiên rẻ hơn giá thể trơ cứng do không dùng đến việc nghiền quặng, dùng nhiệt độ cao để nung.
  4. Giá thể trơ cứng có đặc tính nhẹ nên được sử dụng cây trên tầng cao.

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng khi nói về giá thể gốm?

  1. Giá thể gốm là loại giá thể được sản xuất từ đất sét, đất phù sa, một số sản phậm phụ nông nghiệp bằng cách nghiền, nặn thành viên, và nung ở nhiệt độ cao.
  2. Giá thể gốm là giá thể vô cơ, xốp, nhẹ, thoáng khí, có các lỗ liên thông với nhau, có khả năng giữ chất dinh dưỡng giúp rễ cây phát triển tốt.
  3. Giá rẻ, chất lượng không cao, thích hợp cho trong cây trang trí.
  4. Không giữ nước, khô nhanh, không chứa chất dinh dưỡng.

Câu 22: Ý nào sau đây không đúng khi nói về những đặc điểm chung của các bước sản xuất giá thể hữu cơ tự nhiên?

  1. Bất cứ giá thể nào cũng đều có các bước chung là thu gom nguyên liệu, phơi khô, phối trộn với chế phẩm vi sinh vật, đóng gói thành phẩm và đưa ra thị trường.
  2. Bước 1 thường là tập kết, thu gom nguyên liệu để làm giá thể mong muốn.
  3. Chế phẩm vi sinh vật luôn được dùng đến.
  4. Bước 4 thường là kiểm tra chất lượng, đóng gói và đưa ra thị trường.

Câu 23: “Các loại giá thể hữu cơ đều trộn với một ít đất.” Đáp lại câu này như nào cho hợp lí?

  1. Đúng. Dù giá thể làm từ những vật liệu nào thì vẫn phải có đất cây mới lên được.
  2. Không đúng. Giá thể đã cung cấp môi trường đủ sức để cây có thể lớn mà không cần đất.
  3. Không hoàn toàn đúng. Một số cần trộn với đất, một số không cần.
  4. Hãy mua về các loại giá thể về để kiểm chứng.

 

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về khả năng hấp phụ của đất?

  1. Hấp phụ là đặc tính của các hạt đất có thể hút và giữ lại được chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc làm tăng nồng độ các chất trên bề mặt.
  2. Khả năng hấp phụ thuộc vào tính chất của mỗi loại đất, hàm lượng và bản chất của keo đất, thành phần cơ giới của đất, nồng độ ion của dung dịch đất bao quanh keo.
  3. Khả năng hấp phụ của đất được chia thành 5 dạng: hấp phụ sinh học, hấp phụ cơ học, hấp phụ lí học, hấp phụ hoá học, hấp phụ lí hoá học.
  4. Khả năng hấp phụ gần giống với khả năng hấp thụ, chỉ khác là hấp thụ liên quan đến bề mặt của đất trong tương quan với cây trồng.

Câu 25: Thành phần cơ giới của đất là gì?

  1. Tỉ lệ % các hạt cát, limon, sét trong đất.
  2. Tỉ lệ % các hạt cát, limon, sét trong dung dịch đất.
  3. Tổng các hạt cát, limon, sét trong đất.
  4. Tổng các hạt cát, limon, sét trong dung dịch đất.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay