Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 28: Tinh bột và cellulose

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 28: Tinh bột và cellulose. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  1. Tinh bột và cellulose dễ tan trong nước.
  2. Tinh bột dễ tan trong nước còn cellulose không tan trong nước.
  3. Tinh bột và cellulose không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.
  4. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng. Còn cellulose không tan cả trong nước lạnh và nước nóng.

Câu 2: Tinh bột, saccharose đều có khả năng tham gia phản ứng

  1. hòa tan Cu(OH)2.
  2. trùng ngưng.
  3. tráng gương.
  4. thủy phân.

Câu 3: Phân tử tinh bột được tạo thành do nhiều nhóm - C6H10O5- (gọi là mắt xích) liên kết với nhau. Số mắt xích trong phân tử tinh bột trong khoảng

  1. 1200 – 6000.
  2. 6000 – 10000.
  3. 10000 – 14000.
  4. 12000 – 14000.

Câu 4: Tính chất vật lý của tinh bột là

  1. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
  2. Chất rắn, tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
  3. Chất lỏng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
  4. Chất rắn màu vàng, tan trong nước lạnh, không tan được trong nước nóng.

Câu 5: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?

  1. Tinh bột.
  2. Cellulose.
  3. Saccharose.
  4. Glucose.

Câu 6: Nhận xét nào sau đây là đúng?

  1. Tinh bột và cellulose đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
  2. Tinh bột và cellulose đều có cùng số mắt xích trong phân tử.
  3. Tinh bột và cellulose có phân tử khối bằng nhau.
  4. Tinh bột và cellulose đều dễ tan trong nước.

Câu 7: Tính chất vật lý của cellulose là gì?

  1. Chất rắn màu trắng, tan trong nước.
  2. Chất lỏng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
  3. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
  4. Chất rắn màu xanh, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

Câu 8: Tinh bột và cellulose khác nhau ở điểm cơ bản nào?

  1. Công thức phân tử.
  2. Tính tan trong nước lạnh.
  3. Phản ứng thủy phân.
  4. Cấu trúc phân tử.

Câu 9: Tinh bột có nhiều trong

  1. thân cây.
  2. các loại hạt, củ.
  3. lá cây.
  4. rễ cây.

Câu 10: Cellulose có nhiều trong

  1. thân cây, sợi bông.
  2. các loại hạt, củ.
  3. lá cây, củ, quả.
  4. rễ cây.

Câu 11:  Công thức của tinh bột và cellulose là

  1. (C6H10O5)n.
  2. C6nH12nO5n.
  3. C6H10O5n .
  4. (C6H12O5)n.

Câu 12: Phương trình dưới là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây?

  1. Quá trình hô hấp.  
  2. Quá trình quang hợp.
  3. Quá trình khử.
  4. Quá trình oxi hoá.

Câu 13: Công thức nào sau đây là của cellulose?

  1. [C6H7O2(OH)3]n.
  2. [C6H8O2(OH)3]n.
  3. [C6H7O3(OH)3]n.
  4. [C6H5O2(OH)3]n.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Để phân biệt tinh bột và cellulose ta dùng

  1. quỳ tím.
  2. iodine.
  3. NaCl.
  4. glucose.

Câu 2:  Điểm giống nhau  giữa tinh bột cà cellulose là

  1. Đều là thành phần chính của gạo, ngô, khoai.
  2. Đều là polymer thiên nhiên.
  3. Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucose.
  4. Có chung công thức phân tử.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  1. Tinh bột và cellulose dễ tan trong nước.
  2. Tinh bột dễ tan trong nước còn cellulose không tan trong nước.
  3. Tinh bột và cellulose không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.
  4. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng. Còn cellulose không tan cả trong nước lạnh và nước nóng.

Câu 4: Chọn câu nói đúng:

  1. Cellulose có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
  2. Cellulose và tinh bột có phân tử khối nhỏ.
  3. Cellulose có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
  4. Cellulose và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.

Câu 5: Dung dịch saccharose tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 lại có thể cho phản ứng tráng bạc do

  1. tạo thành aldehyde sau phản ứng.
  2. saccharose có bị phân huỷ thành glucose.
  3. saccharose cho được phản ứng tráng gương trong môi trường acid.
  4. saccharose đã cho phản ứng thủy phân tạo ra một phân tử glucose và một fructose.

Câu 6: Để phân biệt saccharose và glucose người ta dùng

  1. Dung dịch H2SO4loãng.
  2. Dung dịch NaOH.
  3. Dung dịch AgNO3/NH3.
  4. Na kim loại.

Câu 7: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch : glucose, hồ tinh bột, ethylic alcohol. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A.Dung dịch Iodine.                                           

B.Dung dịch acid.

C.Dung dịch Iodine và phản ứng tráng bạc.             

D.Phản ứng với Na.

Câu 8: Để phân biệt saccharose, tinh bột, cellulose ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?

...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay