Phiếu trắc nghiệm Vật lí 6 kết nối Ôn tập Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

( PHẦN 3)

Câu 6. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?

  1. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.
  2. Nghiên cứu về ngoại ngữ.
  3. Nghiên cứu về luật đi đường.
  4. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.

Câu 7. Các biển báo màu vàng đen biểu thị:

  1. Cấm thực hiện.
  2. Bắt buộc thực hiện.
  3. Cảnh báo nguy hiểm.
  4. Cảnh báo cực kì nguy hiểm.

 

Câu 8. Bộ phận nào của kính lúp được sử dụng để bảo vệ kính?

  1. Khung kính.
  2. Mặt kính.
  3. Tay cầm.
  4. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 9. Hệ thống chiếu sáng của kính hiển vi gồm:

  1. Vật kính, thị kính.
  2. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.
  3. Đèn, gương, màn chắn sáng.
  4. Ốc to, ốc nhỏ.

 

Câu 10. Chọn câu đúng trong các câu sau:

  1. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
  2. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được.
  3. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1mm.
  4. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa hai vạch có in số liên tiếp của thước.

Câu 11. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị khối lượng?

  1. Milimét.
  2. Miligam.
  3. Kilôgam
  4. Héctôgam.

Câu 12. Đâu không phải là đơn vị đo thời gian?

  1. Inch.
  2. Giờ.
  3. Ngày.
  4. Thế kỉ.

 

Câu 13. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)…: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)… .

  1. (1) nóng – lạnh; (2) cao.
  2. (1) nóng – lạnh; (2) thấp.
  3. (1) nhiệt độ; (2) cao.
  4. (1) nhiệt độ; (2) thấp.

 

Câu 14. Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để :

  1. Đo nhiệt độ cơ thể người.
  2. Đo nhiệt độ không khí.
  3. Đo nhiệt độ phòng.
  4. Đo độ ẩm.

 

Câu 15.  Chọn đáp án sai:

  1. Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.
  2. Nhiệt kế đổi màu hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.
  3. Nhiệt kế kim loại hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép
  4. Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.

 

Câu 16.  Trong cuộc thi bơi, trọng tài thường dùng dụng cụ gì để đo thành tích của vận động viên:

  1. Điện thoại.
  2. Đồng hồ bấm giây
  3. Đồng hồ cát.
  4. Máy tính.

 

Câu 17. Hãy ghép tên các loại cân ở cột bên trái ứng với công dụng của các loại cân đó ở cột bên phải.

  1. 1 – B, 2 – C, 3 – A.
  2. 1 – C, 2 – B, 3 – A.
  3. 1 – A, 2 – C, 3 – B.
  4. 1 – B, 2 – A, 3 – C.

 

Câu 18. Khi dùng thước để đo một vật em cần phải:

  1. Biết GHĐ và ĐCNN.
  2. Ước lượng độ dài của vật cần đo.
  3. Chọn thước đo thích hợp cho vật cần đo.
  4. Thực hiện cả 3 yêu cầu trên.

 

Câu 19. Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát:

  1. Khoảng từ 3 đến 20 lần.
  2. Khoảng từ 40 đến 3000 lần.
  3. Khoảng từ 10 đến 1000 lần.
  4. Khoảng từ 5 đến 2000 lần.

 

Câu 20. Ở mỗi loại kính lúp có ghi: 3x, 5x,… số chỉ đó có ý nghĩa gì?

  1. Là số bội giác của kính lúp cho biết kích thước ảnh quan sát được trong kính.
  2. Là số bội giác của kính lúp cho biết độ lớn của vật.
  3. Là số bội giác của kính lúp cho biết vị trí của vật.
  4. Là số bội giác của kính lúp cho biết khả năng phóng to ảnh của một vật.

 

 

Câu 21. Ba biển báo sau có đặc điểm gì chung?

  1. Đều là biển cấm thực hiện.
  2. Đều là biển bắt buộc thực hiện.
  3. Đều là biển được thực hiện.
  4. Đều là biển cảnh báo nguy hiểm.

 

Câu 22. 320C có giá trị bằng bao nhiêu 0F?

  1. -14,220F.             
  2. 10F                 
  3. 25,60F.           
  4. 89,60F.

Câu 23. Nếu không có những phát minh của Khoa học và công nghệ này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?

  1. Nền kinh tế nghèo nàn, đời sống con người cực khổ…
  2. Nền giáo dục kém phát triển, nhiều người mù chữ,…
  3. Máy móc thô sơ, phụ thuộc nhiều vào sức lao động của động vật và con người,…
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 24. Cách biến đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

  1. 1 giờ 20 phút = 3800 giây.
  2. 45 phút = 2700 giây.
  3. 24 giờ = 864000 giây.
  4. 1 giờ = 36000 giây.

 

Câu 25. Một hộp quả cân có các quả cân loại 2g, 5g, 10g, 50g, 200g, 200mg, 500g, 500mg. Để cân một vật có khối lượng 257,5g thì có thể sử dụng các quả cân nào?

  1. 200g, 200mg, 50g, 5g, 50g.
  2. 2g, 5g, 50g, 200g, 500 mg.
  3. 2g, 5g, 10g, 200g, 500g.
  4. 2g, 5g, 10g, 200mg, 500mg.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay