Trắc nghiệm bài 46: Năng lượng và truyền năng lượng

Vật lý 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 46: Năng lượng và truyền năng lượng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 46: Năng lượng và truyền năng lượng
Trắc nghiệm bài 46: Năng lượng và truyền năng lượng

A. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1.  Hoạt động nào sau đây cần dùng đến năng lượng?

A. Học tập trên lớp.

B. Chạy máy phát điện.

C. Đi ngủ.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

 

Câu 2. Đơn vị của năng lượng là:

A. Kg.N.               

B. Kg.

C. N.                  

D. J.

 

Câu 3. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Khi năng lượng… thì lực tác dụng có thể…

A. Càng ít, càng mạnh.                

B. càng nhiều, càng yếu.           

C. càng nhiều, càng mạnh.                   

D. tăng, giảm.

 

Câu 4. Chọn đáp án sai:

A. Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng.

B. Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).

C. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

D. Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.

 

Câu 5. Chọn đáp án đúng:

A. 1J ≈ 4,2cal

B. 1cal ≈ 4,2J.

C.  1J = 1000kJ.

D. 1kJ = 100J.

 

Câu 6. Năng lượng có thể truyền từ vật này qua vật khác qua:

A. Tác dụng lực.

B. Truyền nhiệt

C. Ánh sáng.

D. Cả A và B đều đúng.

 

Câu 7. Thế nào là nhiên liệu?

A. Là vật liệu giải phóng năng lượng.

B. Là vật liệu tạo ra nhiệt khi bị đốt cháy.

C. Là vật liệu tạo ra ánh sáng khi bị đốt cháy.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

 

Câu 8. Trường hợp nào sau đây vật không có năng lượng?

A. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.

B. Tảng đá nằm trên mặt đất.

C.  Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.

D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống.

 

B. THÔNG HIỂU (5 câu)

 

Câu 1. Hoàn thành câu sau: Năng lượng… của mặt trời chiếu xuống trái đất được các loài thực vật hấp thụ để… và…

A. ánh sáng, sống, năng lượng.

B. nhiệt, sống, năng lượng.

C. ánh sáng, sống, phát triển.

D. nhiệt, sống, phát triển.

 

Câu 2. Hoàn thành câu sau: Xăng, dầu và các chất đốt (than, gỗ,…) được gọi là nhiên liệu. Chúng giải phóng…, tạo ra nhiệt và… khi bị đốt cháy.

A. ánh sáng, năng lượng.                             

B. năng lượng, ánh sáng.

C. năng lượng, khí.                       

D. nhiệt lượng, ánh sáng.

 

Câu 3. Hoàn thành câu sau: … dự trữ trong pin của điện thoại di động giúp điện thoại ghi và phát ra âm thanh, hình ảnh.

A. Năng lượng.                

B. Ánh sáng.

C. Nhiệt lượng.                 

D. Sóng.

 

Câu 4. Hoàn thành câu sau: … lưu trữ trong xăng, dầu cần cho hoạt động của xe máy, ô tô, máy bay, tàu thuỷ và các phương tiện giao thông khác.

A. Điện.                

B. Nhiệt lượng.

C. Nhiệt.                 

D. Năng lượng.

 

Câu 5. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng càng mạnh.                             

B. Năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực càng dài.

C. Cả A và B đều đúng.                   

D. Cả A và B đều sai.

 

C. VẬN DỤNG (4 câu)

 

Câu 1. Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2000kcal mỗi ngày. Tính theo đơn vị Jun thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết 1cal ≈ 4,2J và 1kcal = 1000cal.

A. 8400J.

B. 84000J.

C. 840000J.

D. 8400000J.

 

Câu 2. Tại sao trong lúc ngồi yên, cơ thể vẫn cần năng lượng?

A. Vì lúc ngồi, cơ thể vẫn cần năng lượng để hoạt động.               

B. Vì lúc ngồi, cơ thể vẫn cần năng lượng để trao đổi chất.

C. Vì lúc ngồi, cơ thể vẫn cần năng lượng để hít thở, toả nhiệt.              

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 3. Để chơi đá bóng trong một hiệp 45 phút, cầu thủ cần nhiêu năng lượng? Biết trong 1 phút tiêu hao 60 kJ.

A. 2700kJ.                             

B. 60kj.

C. 2700J.                   

D. 60J.

 

Câu 4. Tại sao bơi lội lại tốn nhiều năng lượng hơn đá bóng?

A. Vì khi bơi lội, ta dùng cả hai tay, khi đá bòng chỉ dùng chân.

B. Vì khi bơi lội, ta ở trong môi trường nước lạnh nên cơ thể tốn nhiều nhiệt năng hơn.

C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

D. Tất cả các phương án trên.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Hoàn thành bài tập tính toán sau đây:

A. 70J.

B. 700J.

C. 35J.

D. 350J.

 

Câu 2. Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M, được thả xuống từ độ cao H và đóng vào một cộc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào đất một đoạn h. Hãy nêu sự phụ thuộc của h vào H.

A. H càng lớn thì h càng nhỏ.

B. H càng lớn thì h càng lớn.

C. H càng nhỏ thì h càng lớn.

D. Cả A và C đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay