Trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức

Trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức. Trắc nghiệm bao gồm: trắc nghiệm Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao  trắc nghiệm Đúng/Sai . Tài liệu này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Trắc nghiệm có file word  tải về và đáp án. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Vật lí 12 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHƯƠNG I: VẬT LÍ NHIỆT

BÀI 1: CẤU TRÚC CỦA CHẤT – SỰ CHUYỂN THỂ

(22 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Dùng mô hình động học phân tử để giải thích được cấu trúc của

A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.

B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí, sự chuyển thể.

C. Chất rắn, chất lỏng, sự chuyển thể, chân không.

D. Chất rắn, chất lỏng, chân không.

Câu 2: Người ta gọi chuyển động hỗn loạn, không ngừng của các hạt rất nhỏ dưới tác dụng của các phân tử chất lỏng hoặc chất khí là gì?

A. Chuyển động Brown.

B. Chuyển động vật lí.

C. Chuyển động tinh thể.

D. Plasma.

Câu 3: Lực liên kết giữa các phân tử là

A. lực đẩy.

B. lực hút.

C. lực hút và lực đẩy.

D. lực tương tác.

Câu 4: Sự hóa hơi có thể xảy ra dưới hình thức nào?

A. Bay hơi và sôi.

B. Bay hơi và nóng chảy.

C. Nóng chảy và thăng hoa.

D. Sôi và đông đặc.

Câu 5: Sự bay hơi xảy ra ở đâu?

A. Bên trong chất lỏng. 

B. Mặt thoáng của chất lỏng.

C. Đồng thời ở bên trong và trên mặt thoáng của chất lỏng.

D. Gần mặt thoáng chất lỏng.

Câu 6: Quá trình chuyển từ thể khí sang thể rắn được gọi là gì?

A. Ngưng kết.

B. Thăng hoa.

C. Nóng chảy.

D. Động đặc.

Câu 7: Chất rắn kết tinh khi đun nóng có thể chuyển thành

A. Thể khí.

B. Thể rắn.

C. Thể lỏng.

D. Thể lỏng và thể rắn.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Trong thời gian sôi, điều kiện nào của chất lỏng không thay đổi?

A. Nhiệt độ.

B. Thể tích.

C. Khối lượng riêng.

D. Áp suất khí.

Câu 2: Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về

A. khối lượng riêng.

B. khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).

C. kích thước phân tử (nguyên tử).

D. vận tốc của các phân tử (nguyên tử).

Câu 3: Đông đặc và nóng chảy là hình thức chuyển thể giữa 

A. chất lỏng và chất khí.

B. chất lỏng và chất rắn.

C. chất khí và chất rắn.

D. chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 4: Hãy chọn phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về

A. thể tích.

B. khối lượng riêng.

C. trật tự của các nguyên tử.

D. kích thước của các nguyên tử.

Câu 5: Ở nhiệt độ hàng triệu độ, chất sẽ tồn tại ở thể nào?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Khí.

D. Plasma.

Câu 6: Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất không có nội dung nào sau đây?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.

B. Các phân tử chuyển động không ngừng.

C. Giữa các phân tử có lực liên kết phân tử.

D. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Khi nấu ăn những món như luộc, ninh, nấu cơm,… đến lúc sôi thì cần vặn nhỏ lửa lại bởi vì

A. lửa to làm cho nhiệt độ trong nồi tăng nhanh sẽ làm hỏng đồ nấu trong nồi.

B. lúc này cần làm cho nước trong nồi không bị sôi và hóa hơi.

C. lửa nhỏ sẽ giữ cho trong nồi có nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ sôi của thức ăn.

D. vì nấu những món này cần có nhiệt độ thấp.

Câu 2: Để gắn những chỗ nứt trên miếng nhựa, người ta thường hàn nhiệt vào chỗ nứt vỡ để gắn chúng lại với nhau. Tại sao các chỗ đã nứt vỡ lại gắn được với nhau như các trên?

A. Hàn nhiệt vào chỗ nứt gãy sẽ làm nhựa chỗ nứt gãy nóng chảy và dính lại với nhau khi nguội đi.

B. Hàn nhiệt vào chỗ nứt gãy sẽ làm nhựa chỗ nứt gãy cứng hơn và dính lại với nhau.

C. Hàn nhiệt sẽ làm chỗ nứt gãy giãn nở do nhiệt và dính lại với nhau.

D. Hàn nhiệt sẽ làm hóa lỏng nhựa tại vị trí nứt gãy và dính lại với nhau.

Câu 3: Trong công nghiệp, người ta có thể tạo ra các sản phẩm đúc kim loại bằng cách nấu chảy kim loại đổ vào khuôn. Trong quá trình này, kim loại đã xảy ra hình thức chuyển thể nào?

A. Đông đặc.

B. Ngưng kết.

C. Thăng hoa.

D. Nóng chảy.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí?

A. Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén.

B. Vật ở thể lỏng có thể tích và hình dạng riêng, dễ nén hơn vật ở thể rắn.

C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.

D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

Câu 5: Hình dưới là đồ thị sự thay đổi nhiệt độ của chất rắn kết tinh khi được làm nóng chảy? Giai đoạn c là giai đoạn nào trong quá trình nóng chảy?

A. Chất rắn chưa nóng chảy.

B. Chất rắn đã nóng chảy hoàn toàn.

C. Chất rắn đang nóng chảy.

D. Chất rắn đang nhận được nhiệt năng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Một người thợ nấu chảy thép phế liệu trong một chiếc nồi kim loại. Để chế tạo gang, người đó bỏ thêm vào nồi thép nóng chảy đỏ rực đó một ít rơm. Kim loại làm nồi nấu phải có đặc điểm gì để không bị hòa tan với thép nóng chảy?

A. Phải có nhiệt độ hóa hơi cao hơn nhiệt độ của gang và thép.

B. Phải có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ của gang và thép.

C. Phải có nhiệt độ ngưng kết thấp hơn nhiệt độ của gang và thép.

D. Phải có nhiệt độ hóa hơi cao thấp nhiệt độ của gang và thép.

Câu 2: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ và các hình thái thời tiết. Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là do các hoạt động của con người, đặc biệt liên quan tới đốt các nguyên liệu hóa thạch làm tăng lượng khí nhà kính từ đó làm tăng nhiệt độ trái đất. Với tốc độ như hiện nay, nhiều tỉnh ven biển của Việt Nam sẽ bị xâm nhập mặn tăng, nhiều diện tích đất sẽ bị ngập nước mặn không còn sử dụng được nữa. Vì sao khi khi nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển sẽ dâng cao?

A. Nước biển sẽ giãn nở do nhiệt, một lượng nước băng ở hai cực trái đất cũng sẽ tan chảy.

B. Khí ở biển được nén với áp suất cao, khoảng cách giữa các nguyên tử giảm xuống, tương tác giữa các nguyên tử tăng lên, do đó không khí từ thể khí chuyển sang thể lỏng.

C. Nước biển sẽ nóng chảy và tăng cao.

D. Băng tan ở hai cực trái đất.

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Một người thợ sửa xe máy phát hiện trên một số bộ phận bằng nhựa của chiếc xe bị nứt vỡ. Để hàn các bộ phận này, người đó đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt để gắn chúng lại với nhau, sau đó thực hiện một số biện pháp gia công làm tăng tính thẩm mỹ của chỗ hàn.

a) Các chỗ đã nứt vỡ được lại gắn được với nhau bằng cách trên vì khi đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt gãy sẽ làm nhựa ở chỗ nứt gãy nóng chảy và hòa dính lại với nhau khi nguội đi.

b) Phương pháp hàn nhiệt không dùng được cho các vât liệu kim loại vì nhiệt độ nóng chảy của kim loại rất cao.

c) Khi quá trình nóng chảy kết thúc, khối nhựa sẽ bị chuyển thành khối lỏng.

d) Khi các phân tử của nhựa nhận được nhiệt lượng, dao động của các phân tử mạnh lên, biên độ dao động tăng, khoảng cách trung bình giữa các phân tử tăng.

Trả lời

a) Đ.

b) S.

c) Đ.

d) Đ.

Câu 2: Người ta tích trữ oxygen (O2) trong các bình kín có vỏ bằng kim loại chắc chắn. Các bình oxygen này có thể được sử dụng trong y tế hoặc trong công nghiệp. 6 m3 oxygen ở điều kiện bình thường được nén dưới áp suất lớn để đưa vào trong một bình kín có dung tích chỉ 40 lít.

a) Oxygen trong bình được lưu trữ dưới dạng thể khí.

b) Khi khí oxygen được nén với áp suất cao sẽ có khoảng cách giữa các nguyên tử bị giảm xuống, tương tác giữa các nguyên tử tăng lên nên oxygen sẽ chuyển về thể lỏng.

c) Khi mở van để oxygen thoát ra để sử dụng thì oxygen chuyển từ thể lỏng sang thể khí vì khi gặp môi trường có áp suất bình thường nên nó lập tức hóa hơi tại chỗ van mở và trong ống dẫn khí từ van ra ngoài.

d) Trong điều kiện áp suất bình thường, nhiệt độ sôi của oxygen rất cao (khoảng 1830C).

Trả lời

a) S.

b) Đ.

c) Đ.

d) S.

Trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Cấu trúc nghiệm: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng cao
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi
  • Với giáo viên đã đặt giáo án. Phần này được tặng miễn phí

Thời gian nhận:

  • 30/07: Trắc nghiệm đến giữa kì 1
  • 30/08: Trắc nghiệm đủ kì 1
  • 30/10: Trắc nghiệm đến giữa kì II
  • 30/11: Trắc nghiệm đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, toán: 250k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm vật lí 12 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập vật lí 12 KNTT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay