Câu hỏi tự luận Công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Thiết kế và Công nghệ cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8. Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ thiết kế 10 cánh diều.

BÀI 8: BẢN VẼ KĨ THUẬT VÀ CÁC TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT (15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Bản vẽ kĩ thuật là gì? Ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật là gì?

Trả lời:

 - Bản vẽ kĩ thuật (gọi tắt là bản vẽ) trình bày các thông tin về hình dạng, kích thước, đặc điểm của vật thể dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu theo một quy tắc thống nhất.

 - Bản vẽ kĩ thuật thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực kĩ thuật như cơ khí, xây dựng, kiến trúc,…

Câu 2: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật là gì?

Trả lời:

 - Trong sản xuất, bản vẽ kĩ thuật là căn cứ để gia công, chế tạo, lắp ráp, thi công và kiểm tra sản phẩm,…

 - Trong đời sống, mỗi thiết bị thường đi kèm theo sơ đồ, hình vẽ, hướng dẫn sử dụng, lắp ghép hoặc sửa chữa sao cho an toàn, hiệu quả.

 - Bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin dùng trong kĩ thuật và được gọi là “ngôn ngữ” kĩ thuật.

Câu 3: Khi lập bản vẽ kĩ thuật, cần phải lưu ý điều gì?

Trả lời:

Khi lập bản vẽ kĩ thuật cần phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy định theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hay tiêu chuẩn quốc tế (ISO).

Câu 4: Trình bày hay lập bản vẽ kĩ thuật cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn về những gì?

Trả lời:

Khi trình bày hay lập bản vẽ kĩ thuật cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn về: Khổ giấy, nét vẽ, tỉ lệ, chữ viết và kích thước.

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Tiêu chuẩn của khổ giấy khi trình bày bản vẽ kĩ thuật là gì? Có bao nhiêu khổ giấy chính? Hãy kể tên.

Trả lời:

 - Khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7285:2003, nghĩa là Tiêu chuẩn Việt Nam, số đăng kí là 7285 và được ban hành từ năm 2003. Bản vẽ phải được kẻ khung bản vẽ và khung tên.

 - Có 5 khổ giấy chính đó là: A0, A1, A2, A3, A4.

Câu 2: Một bản vẽ đầy đủ sẽ có những số liệu nào?

Trả lời:

Một bản vẽ đầy đủ sẽ bao gồm: Tên gọi của vật thể, tên vật thể, tỉ lệ của bản vẽ, kí hiệu số bài tập, họ và tên người vẽ, ngày lập bản vẽ, chữ kí của người kiểm tra, ngày kiểm tra và tên trường/lớp.

Câu 3: Nêu các ứng dụng của các nét vẽ sau: Nét liền đậm, nét liền mảnh, nét lượn sóng, nét đứt mảnh, nét gạch dài chấm mảnh, nét gạch dài chấm đậm.

Trả lời:

 - Nét liền đậm: Đường bao thấy, cạnh thấy, khung vẽ, khung tên

 - Nét liền mảnh: Đường kích thước, đường gióng, đường gạch trên mặt cắt.

 - Nét lượn sóng: Đường giới hạn một phần hình cắt.

 - Nét đứt mảnh: Đường bao khuất, cạnh khuất.

 - Nét gạch dài chấm mảnh: Đường tâm, đường trục đối xứng.

 - Nét gạch dài chấm đậm: Vị trí của mặt cắt.

Câu 4: Tỉ lệ của bản vẽ kĩ thuật là gì? Tại sao phải sử dụng tỉ lệ trên bản vẽ kĩ thuật?

Trả lời:

- Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo trên bản vẽ vật thể và kích thước thực tế trên vật thể đó. Có các tỉ lệ: nguyên hình (1:1), thu nhỏ (1:2, 1:5,…) và phóng to (2:1, 5:1,…). Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thực, không phụ thuộc tỉ lệ.

 - Phải sử dụng tỉ lệ trên bản vẽ kĩ thuật vì kích thước vật thể thực tế nếu quá lớn; không phải vật thể nào cũng thể hiện được đúng y chang chính xác vào trong bản vẽ. Vậy nên cần phải sử dụng tỉ lệ trên bản vẽ kĩ thuật.

Câu 5: Chữ viết và số trên bản vẽ kĩ thuật được quy định như thế nào? Có những khổ chữ nào?

Trả lời:

 - Chữ viết và số trên bản vẽ kĩ thuật phải rõ ràng, thống nhất để người đọc tránh nhầm lẫn, phải theo quy định TCVN 7284-0:2003 về quy định chữ viết và số trong bản vẽ kĩ thuật.

 - Có những khổ chữ sau: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20 (mm).

III, VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Em hãy liệt kê một số ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống.

Trả lời:

Một số ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống đó là: Thiết kế những kế hoạch xây dựng, thiết kế cấu trúc phương tiện, biểu diễn cấu trúc của các thiết bị y tế và chi tiết kỹ thuật của các công cụ y khoa, đưa vào giáo dục để giảng dạy giúp học sinh hiểu rõ hơn về kĩ thuật thiết kế,…

 

Câu 2: Hình sau biểu diễn hình dáng và kích thước của một chiếc bàn. Em hãy mô tả chiếc bàn đó.

Trả lời:

Mô tả chiếc bàn:

 - Chiều dài: 1200 mm

 - Chiều rộng: 580 mm

 - Chiều cao: 800 mm

 - Chân bàn có chiều dài: 480 mm; chiều rộng: 50 mm, chiều cao đến ngăn kéo: 500 mm

Câu 3: Quan sát hình sau và cho biết tên gọi của các nét vẽ.

Bạc đỡ

Trả lời:


 

Tên gọi của các nét vẽ:



 

A. Nét liền mảnh

B. Nét liền mảnh

C. Nét liền mảnh

D. Nét lượn sóng

E. Nét gạch dài chấm mảnh

F. Nét đứt mảnh

G. Nét liền đậm

H. Nét liền đậm

I. Nét gạch dài chấm mảnh



 

Câu 4: Quan sát bản vẽ kĩ thuật sau cho biết:

- Loại nét vẽ sử dụng khi ghi kích thước. - Loại nét vẽ sử dụng khi ghi kích thước.

- Đường gióng, đường kích thước được vẽ như thế nào so với đoạn cần ghi kích thước? - Đường gióng, đường kích thước được vẽ như thế nào so với đoạn cần ghi kích thước?

- Ghi kích thước đoạn thẳng, kích thước cung tròn và kích thước đường tròn khác nhau ở điểm gì? - Ghi kích thước đoạn thẳng, kích thước cung tròn và kích thước đường tròn khác nhau ở điểm gì?

Trả lời:

- Loại nét vẽ sử dụng khi ghi kích thước: nét liền mảnh. - Loại nét vẽ sử dụng khi ghi kích thước: nét liền mảnh.

- Đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt qua đường kích thước từ 2mm đến 4mm, thường được kẻ vuông góc với đường kích thước ; đường kích thước được vẽ thường song song với kích thước được ghi; ở đầu mút thường có vẽ mũi tên. - Đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt qua đường kích thước từ 2mm đến 4mm, thường được kẻ vuông góc với đường kích thước ; đường kích thước được vẽ thường song song với kích thước được ghi; ở đầu mút thường có vẽ mũi tên.

- Ghi kích thước đoạn thẳng, kích thước cung tròn và kích thước đường tròn khác nhau ở điểm: khi ghi kích thước đường tròn, cung tròn, trước con số ghi kích thước đường tròn ghi kí hiệu Ø và bán kính cung tròn ghi kí hiệu R. - Ghi kích thước đoạn thẳng, kích thước cung tròn và kích thước đường tròn khác nhau ở điểm: khi ghi kích thước đường tròn, cung tròn, trước con số ghi kích thước đường tròn ghi kí hiệu Ø và bán kính cung tròn ghi kí hiệu R.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bài tập thực hành:

1. Vẽ khung vẽ, khung tên lên khổ giấy A4

2. Đo và vẽ lại hình sau theo tỉ lệ 2:1 lên khổ giấy A4 vừa vẽ.

3. Ghi kích thước, viết nội dung cho phần khung tên của bản vẽ.

Trả lời:

Học sinh tự thực hành.

Câu 2: Hãy sưu tầm thêm một bản vẽ kĩ thuật và cho biết bản vẽ đó được sử dụng trong lĩnh vực nào?

Trả lời:

Học sinh tự thực hành.

*Gợi ý: Bản vẽ kĩ thuật mặt bằng trệt của biệt thự sử dụng trong lĩnh vực kiến trúc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ thiết kế 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay