Trắc nghiệm bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (17 câu)

Câu 1. Nơi khởi sinh nền văn minh La Mã là:

A. Khu vực Địa Trung Hải.

B. Nam bán đảo Ban Căng.

C. I-ta-li-a.

D. Miền đất ven bờ Tiểu Á.

 

Câu 2. Điều kiện tự nhiên lớn nhất có tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã là:

A. Có nhiều vịnh, hải cảng.

B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.

C. Hệ động, thực vật đa dạng, phong phú.

D. Khí hậu khô nóng.

 

Câu 3. Với nhiều vịnh, hải cảng là điều kiện đặc biệt thuận lợi để cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại phát triển ngành kinh tế:

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Thủ công nghiệp.

C. Nông nghiệp trồng cây lâu năm.

D. Thương nghiệp đường biển.

 

Câu 4. A-ten được gọi là:

A. Thành bang tiêu biểu nhất ở Hy Lạp.

B. Đại hội đồng nhân dân ở Hy Lạp.

C. Các cơ quan nhà nước ở La Mã.

D. Hai đế quốc hùng mạnh nhất trước khi La Mã mở rộng lãnh thổ.

 

Câu 5. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước:

A. Quân chủ chuyên chế.

B. Chiếm hữu nô lệ.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Đế chế.

 

Câu 6. Người nắm quyền hành trong tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã là:

A. Thiên tử.

B. Viện nguyên lão.

C. Ốc-ta-vi-út .

D. Đại hội đồng nhân dân.

 

Câu 7. Hai tác phẩm văn học I-li-át và Ô-đi-xê thuộc thể loại:

A. Truyền thuyết.

B. Sử thi.

C. Văn xuôi.

D. Truyện ngắn.

 

Câu 8. Ta-let, Pi-ta-go, Ác-si-mét, Hê-ra-clit là những tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực:

A. Khoa học.

B. Sử học.

C. Điêu khắc

D. Văn học.

 

Câu 9. Nhà nước Hy Lạp cổ đại được tổ chức theo kiểu:

A.  Nhà nước cộng hòa.

B.  Nhà nước thành bang.

C.  Nhà nước quân chủ chuyên chế.

D.  Nhà nước phong kiến.

 

Câu 10. Vùng đất Hy Lạp cổ đại so với nước Hy Lạp ngày nay như thế nào?

A. Nhỏ hơn rất nhiều.

B. Rộng lớn hơn rất nhiều.

C. Bằng.

D. Tương đối rộng hơn.

 

Câu 11. Trung tâm của mỗi thành bang ở Hy Lạp cổ đại là:

A. Một thành thị.

B. Vùng đất trồng trọt.

C. Quảng trường.

D. Bến cảng.

 

Câu 12. Nhà nước thành bang (thị quốc) ở Hy Lạp được hình thành:

A. Từ thế kỉ X đến thế kỉ VIII TCN.

B. Từ thế kỉ VIII đến thế V TCN.

C. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IV TCN.

D. Cả A, B, C đều sai.

 

Câu 13. Thành thị trung tâm của mỗi thành bang ở Hy Lạp có:

A. Phố xá, lâu đài.

B. Đền thờ, bến cảng.

C. Sân vận động, nhà hát.

D. Tất cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 14. Hy Lạp bị đế quốc La Mã thôn tính vào:

A. Thế kỉ I TCN.

B. Giữa thế kỉ I TCN.

C. Cuối thế kỉ I TCN.

D. Thể kỉ II TCN.

 

Câu 15. Vai trò của Ốc-ta-vi-út trong nhà nước La Mã cổ đại:

A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế.

B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước.

C. Chỉ tồn tại về hình thức.

D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.

 

Câu 16. Về văn học, người Hy Lạp cổ đại đã sáng tạo ra tác phẩm nổi tiếng:

A. Kinh thi.

B. Sử thi Ra-ma-y-a-na.

C. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.

D. I-li-át và Ô-đi-xê.

 

Câu 17. Nhà nước A-ten gồm mấy cơ quan chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

 

 

2. THÔNG HIỂU (16 câu)

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp:

A. Là lãnh thổ rộng lớn.

B. Bao gồm miền lục địa Hy Lạp, miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.

C. Hy Lạp tương đối nghèo nàn về khoáng sản.

D. Thích hợp trồng nho và ô-liu do đất đai không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực.

 

Câu 2. Hy Lạp và La Mã cổ đại được hình thành ở:

A. Trên lưu vực các dòng sông lớn.

B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.

C. Trên các đồng bằng.

D. Trên các cao nguyên.

 

Câu 3. Điều kiện tự nhiên của các quốc gia Hy Lạp và La Mã cổ đại tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế:

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

D. Chăn nuôi gia súc.

 

Câu 4. Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên của La Mã so với Hy Lạp là:

A. Có nhiều vũng, vịnh kín gió.

B. Có nguồn khoáng sản phong phú.

C. Lãnh thổ trải rộng cả ba châu lục.

D. Nền kinh tế điền trang phát triển.

 

Câu 5. Nhận định nào dưới đây không chính xác khi nói về các thành bang ở Hy Lạp:

A. Thành bang tiêu biểu nhất là và A-ten.

B. Các thành bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, đo lường tiền tệ và những thần bảo hộ riêng.

C. Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang cơ bản giống nhau.

D. Các thành bang ở Hy Lạp thực chất là những nhà nước chiếm hữu nô lệ.

 

Câu 6. Lãnh thổ của đế quốc La Mã trở thành đế quốc rộng lớn vào:

A. Thế kỉ IV TCN.

B. Thế kỉ III TCN.

C. Thế kỉ II TCN.

D. Thế kỉ I TCN.

 

Câu 7. Đâu không phải là điểm chung về thành tưu văn hóa của cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại là:

A. Văn học phong phú về thể loại.

B. Sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A, B, C) ngày nay chúng ta đang sử dụng.

C. Sáng tạo ra âm lịch.

D. Xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng. Trong đó, nhiều công trình còn được bảo tồn đến ngày nay.

 

Câu 8. Thành tựu văn hóa thuộc về người Hy Lạp cổ đại là:

A. Các nhà sử học thời cổ đại là Hê-rô-dốt, Tuy-xi-dít, Pô-li-bi-út với nhiều bộ sử đồ sộ.

B. Đấu trường Cô-li-dê.

C. Là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học với nhiều tên tuổi nổi tiếng.

D. Dùng chữ để viết số.

 

Câu 9. Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại:

A. Ta-lét.

B. Pi-ta-go.

C. Ác-si-mét.

D. Ô-gu-xtu-xơ.

 

Câu 10. Tổ chức chính trị có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten:

A. Đại hội nhân dân.

B. Viện Nguyên lão.

C. Quốc hội.

D. Nghị viện.

 

Câu 11. Lãnh thổ của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ I:

A. Được mở rộng.

B. Thu hẹp dần.

C. Không thay đổi so với lúc mới thành lập.

D. Được mở rộng về phía Tây.

 

Câu 12. Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là:

A. Đấng tối cao (Hoàng đế).

B. Viện Nguyên lão.

C. Đại hội nhân dân.

D. Hội đồng 500 người.

 

Câu 13. Thể chế dân chủ Aten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ:

A. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.

B. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.

C. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.

D. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.

 

Câu 14. Nhận định nào dưới đây không đúng về cảng Pi-rê:

A. Cảng Pi-rê ngày nay là cảng chính ở Hy Lạp.

B. Cảng Pi-rê là một trong những cảng hành khách lớn nhất ở châu Âu.

C. Là trung tâm xuất – nhập khẩu và buôn bán nho, ô-liu sầm uất nhất của thế giới cổ đại.

D. Từ cảng Pi-rê, A-ten xuất nhập khẩu sang các quốc gia lân bang những sản phẩm nổi tiếng như rượu nho, dầu ô-liu, đồ gốm màu, đá cẩm thạch,…

 

Câu 15. Nhận định nào dưới đây không đúng về “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò” ở Hy Lạp:

A. Để bảo vệ nền dân chủ và ngăn chặn những âm mưu đảo chính, “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò” đã được thực hiện.

B. Công dân bị nghi ngờ có âm mưu, hành vi đe dọa tới nền dân chủ thì Đại hội nhân dân sẽ tiến hành bỏ phiếu kín, bằng cách ghi tên người đó lên các mảnh vỏ sò hoặc mảnh gốm.’

C. Có 500 phiếu cùng ghi tên một người lên vỏ sò thì người đó buộc phải rời khỏi A-ten trong thời hạn 10 năm.

D. Pê-ri-clet là chấp chính quan trong thời đại hoàng kim của A-ten.

 

Câu 16. Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Hy Lạp và La Mã so với phương Đông cổ đại là:

A. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải.

B. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán.

C. Hoạt động thương nghiệp phát triển do các quốc gia này được hình thành ở ven biển Địa Trung Hải.

D. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác.

 

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nhà nước đế chế La Mã:

A. Tuy không tự xưng là hoàng đế nhưng trong thực tế, Ốc-ta-vi-út đã nắm trong tay mọi quyền hành.

B. Ốc-ta-vi-út có nghĩa là đấng cao cả, tối cao.

C. Dưới thời Ốc-ta-vi-út vai trò của Viện nguyên lão không được coi trọng.

D. Nhiều chức năng của Đại hồi đồng nhân dân được chuyển cho Viện nguyên lão.

 

Câu 2. Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước đế chế La Mã có điểm gì khác nhau?

A. Cơ quan quyền lực cao nhất ở thành bang của Hy Lạp đó là Đại hội nhân dân, ở La Mã  là “Đấng tối cao”.

B. Hy Lạp tiêu biểu cho chế độ dân chủ cổ đại, La Mã có xu hướng độc quyền.

C. La Mã là một lãnh thổ rộng lớn bao trùm nhiều phần của cả ba châu lục (Âu, Á, Phi).

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 3. Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò:

A. Bầu cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc.

B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền.

C. Chỉ tồn tại về hình thức.

D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.

 

Câu 4. Cư dân quốc gia cổ đại đã sáng tạo ra dương lịch:

A. Hy Lạp và La Mã.

B. Lưỡng Hà.

C. Ai Cập.

D. Ấn Độ và Trung Quốc.

 

Câu 5. Đặc điểm không phải của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại là:

A. Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt.

B. Có bến cảng, phố xá, lâu đài, đền thời, sân vận động, nhà hát,...

C. Các thành bang ở Hy Lạp còn được gọi là thị quốc .

D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước.

 

Câu 6. Đặc điểm nổi bật của các nhà nước Hy Lạp và La Mã cổ đại là:

A. Là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ.

B. Là đô thị với các phường hội thủ công rất phát triển.

C. Là đô thị đồng thời cũng là trung tâm buôn bán sầm uất.

D. Là đồ thị rất giàu có mà không một nước phương Đông nào có thể sánh bằng.

 

Câu 7. Ý nào sau đây đã thể hiện sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?

A. Hội đồng 500 có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.

B. Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.

C. Vua thực hiện quyền chuyên chế.

D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những công việc lớn của đất nước.

 

Câu 8. Đâu không phải tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại?

A. Thần Vệ nữ Mi-lô.

B. Lực sĩ ném đĩa.

C. Tượng David.

D. Nữ thần A-tê-na.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về giá trị kinh tế và văn hóa của cây Ô-liu của Hy Lạp:

A. Ô liu là cây trồng phổ biến nhất ở Hy Lạp.

B. Cành lá ô liu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng và hoà bình.

C. Hy Lạp là một trong các quốc gia xuất khẩu dầu ô liu hàng đầu thế giới.      

D. Dầu ô-liu dùng để làm giảm đau, sát trùng và làm nóng cơ thể.

 

Câu 2. Sử học Hy Lạp được gọi là:

A. Cội nguồn của sử học phương Tây.

B. Quê hương của sử học thế giới.

C. Nơi có nhiều nhà sử học nổi tiếng nhất phương Tây.

D. Nơi có những tác phẩm sử học đồ sộ nhất phương Tây.

 

Câu 3. Thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:

A. Đấu trường Cô-li-dê.

B. Tượng lực sĩ ném đĩa.

C. Số La Mã, chữ số La-tin.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 4. Thủ công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã vì:

A. đất đai khô cằn, nhỏ hẹp, không thuận lợi cho việc trồng lúa mì.

B. Lòng đất có nhiều khoáng sản như đồng, chì, sắt…nên thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển.

C. Đường bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vịnh, hải cảng, thuận lợi cho việc đi lại, neo đậu của tàu thuyền, tạo điều kiện cho nền kinh tế thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 5. Rô-ma là thủ đô của quốc gia nào hiện nay?

A. Pháp.

B. Hy Lạp.

C. I-ta-li-a.

D. Anh.

 

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay