Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 2: Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng; Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng; Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC – SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG, CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ GỌI TÊN QUÃNG

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC – NHẠC SĨ HUY DU VÀ BÀI HÁT ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI

(32 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (19 CÂU)

Câu 1: Quãng là

  1. có 2 âm phát ra đồng thời.
  2. khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh.
  3. có 4 âm phát ra liên tiếp.
  4. khoảng cách về cao độ giữa 3 âm thanh.

Câu 2: Hai âm thanh vang lên lần lượt tạo thành

  1. âm ngọn.
  2. âm gốc.
  3. quãng hòa thanh.
  4. quãng giai điệu.

Câu 3: Hai âm thanh vang lên cùng một lúc tạo thành

  1. âm ngọn.
  2. âm gốc.
  3. quãng hòa thanh.
  4. quãng giai điệu.

Câu 4: Thế nào là âm gốc?

  1. Âm trên của quãng.
  2. Âm dưới của quãng.
  3. Âm xen kẽ quãng.
  4. Âm ở giữa quãng.

Câu 5: Thế nào là âm ngọn?

  1. Âm trên của quãng.
  2. Âm dưới của quãng.
  3. Âm xen kẽ quãng.
  4. Âm ở giữa quãng.

Câu 6: Cách đọc của quãng giai điệu đi lên là

  1. đọc từ trái sang phải.
  2. đọc từ trên xuống.
  3. đọc từ dưới lên.
  4. đọc từ phải sang trái.

Câu 7: Cách đọc của quãng giai điệu đi xuống là

  1. đọc từ trái sang phải.
  2. đọc từ trên xuống.
  3. đọc từ dưới lên.
  4. đọc từ phải sang trái.

Câu 8: Cách đọc của quãng hòa thanh là

  1. đọc từ trái sang phải.
  2. đọc từ trên xuống.
  3. đọc từ dưới lên.
  4. đọc từ phải sang trái.

Câu 9: Quãng được xác định bởi

  1. độ lớn số lượng.
  2. các nốt dấu khóa.
  3. các bậc âm.
  4. độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng.

Câu 10: Độ lớn số lượng được thể hiện bằng

  1. số lượng các bậc âm có trong ô nhịp.
  2. số lượng các bậc âm có trong quãng.
  3. số lượng các nốt thăng có trong quãng.
  4. số lượng các dấu nhắc lại có trong quãng.

Câu 11: Độ lớn chất lượng thể hiện bằng

  1. số lượng cung và nửa cung có trong quãng.
  2. số lượng cung có trong quãng.
  3. số lượng dấu nhắc lại, số lượng cung.
  4. số lượng các dấu nhắc lại, dấu quay lại.

Câu 12: Dựa vào số lượng cung, nửa cung chứa trong quãng mà cách xác định tên gọi và tính chất các quãng là

  1. trưởng, thứ, đúng, giảm, tăng.
  2. thứ, trưởng, đúng, giảm, tăng.
  3. thứ, trưởng, đúng, tăng, giảm.
  4. trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.

Câu 13: Ai là tác giả bài hát Đường chúng ta đi?

A. Đặng Kim Tuyền.

B. Nguyễn Kim Anh.

C. Văn Cao.

D. Huy Du.

Câu 14: Nhạc sĩ Huy Du quê ở

A. Nghệ An.

B. Hà Nội.

C. Bắc Ninh.

D. Hải Phòng.

Câu 15: Bài hát Đường chúng ta đi được sáng tác năm

A. 1968.

B. 1999.

C. 1890.

D. 1950.

Câu 16: Bài hát Đường chúng ta đi được chia làm bao nhiêu đoạn?

A. 2 đoạn.

B. 4 đoạn.

C. 3 đoạn.

D. 1 đoạn.

Câu 17: Đoạn 1 bài hát Đường chúng ta đi có giai điệu

  1. dàn trải.
  2. sôi động.
  3. dồn dập.
  4. hào hùng.

Câu 18: Đoạn 2 bài hát Đường chúng ta đi có tiết tấu

  1. nhẹ nhàng.
  2. dàn trải.
  3. sôi động, dồn dập.
  4. mạnh mẽ.

Câu 19: Bài hát Đường chúng ta đi được viết ở nhịp

A. .

B. .

C. .

D. .

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Điểm giống nhau của cách đọc quãng giai điệu đi lên và quãng hòa thanh là

  1. đọc từ trên xuống.
  2. đọc từ trái sang phải.
  3. đọc từ dưới lên.
  4. đọc từ phải sang trái.

Câu 2: Quan sát ví dụ và cho biết cách đọc tên quãng phù hợp

A. quãng 3 (2 cung).

B. quãng 4 (2,5 cung).

C. quãng 5 (3 cung).

D. quãng 3 thứ.

 

Câu 3: Quan sát ví dụ và cho biết cách đọc tên quãng phù hợp

A. quãng 3 (2 cung).

B. quãng 3 trưởng.

C. quãng 4 (2,5 cung).

D. quãng 3 thứ.

 

Câu 4: Đâu không phải là tính chất âm nhạc các tác phẩm do nhạc sĩ Huy Du sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ?

  1. Tràn đầy khí thế hào hùng.
  2. Giàu tính chiến đấu.
  3. Đậm chất trữ tình.
  4. Mạnh mẽ, sôi động.

Câu 5: Đâu không phải bài hát được sáng tác khi đất nước đã thống nhất của nhạc sĩ Huy Du?

  1. Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi!.
  2. Chợ Chờ em vẫn chờ ai.
  3. Nhớ về cửa biển.
  4. Ba Vì năm xưa.

Câu 6: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài hát Đường chúng ta đi?

  1. Sau ngày đất nước thống nhất.
  2. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đang diễn ra ác liệt.
  3. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp, cứu nước đang diễn ra ác liệt.
  4. Khi tác giả đang học tập âm nhạc tại Liên khu III.

Câu 7: Với giai điệu dàn trải, đoạn 1 của bài hát Đường chúng ta đi gợi lên hình ảnh

  1. đất nước, con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ nhưng vững tin vào ngày mai tươi sáng.
  2. thúc giục quân và dân ta trên con đường đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  3. lời kêu gọi toàn dân tiến nhanh đến ngày toàn thắng.
  4. con người Việt Nam đang đấu tranh giải phóng miền Bắc, thống nhất đất nước.

Câu 8: Tác phẩm nhạc không lời của nhạc sĩ Huy Du là

  1. Sẽ về Thủ Đô.
  2. Trên đỉnh Trường Sơn ta hét.
  3. Anh vẫn hành quân.
  4. Kể chuyện sông Hồng.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Tên của nhạc sĩ Huy Du

  1. được đặt cho một dòng sông.
  2. được đặt cho một cây cổ thụ trên đường Phan Đình Phùng.
  3. được đặt cho một đường phố ở Thủ đô Hà Nội.
  4. được đặt cho một món ăn.

Câu 2: Bài hát Đường chúng ta đi được nhạc sĩ Huy Du phổ nhạc từ

  1. nhạc cách mạng.
  2. nhạc nước ngoài.
  3. bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu.
  4. bài thơ của nhà thơ Xuân Sách.

Câu 3: Nhạc sĩ Huy Du được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học – Nghệ thuật năm 2000 cho tác phẩm

  1. Khát vọng mùa xuân.
  2. Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi.
  3. Bế Văn Đàn sống mãi.
  4. Trên đỉnh Trường Sơn ta hát.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bài hát Đường chúng ta đi được thu thanh từ đầu năm 1969 vào tối giao thừa Tết Âm lịch do ai thể hiện

  1. Quý Dương.
  2. NSƯT Kim Oanh.
  3. Quang Hưng.
  4. Trọng Tấn.

Câu 2: Bài hát đi cùng năm tháng, được nhiều người yêu thích hơn nửa thế kỉ qua của nhạc sĩ Huy Du là

  1. Đường chúng ta đi.
  2. Kể chuyện sông Hồng.
  3. Tình em.
  4. Ba Vì năm xưa.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay