Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 6 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC (PHẦN 1)

Câu 1: Việc sử dụng từ thiên thư có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nội dung bài thơ?

  1. Là lời cảnh cáo đối với bọn giặc ngoại xâm sang xâm lược nước Nam sẽ phải nhận lấy thất bại thảm hại.
  2. Là niềm tự hào về tác giả về chủ quyền ranh giới của đất nước.
  3. A, B đúng.
  4. Khẳng định chủ quyền đất nước nước Nam là một chân lí hiển nhiên, không ai có thể xâm phạm.

Câu 2: Nội dung 2 câu thơ đầu của bài thơ Nam quốc sơn hà là gì?

  1. Giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.
  2. Giới thiệu vấn đề chủ quyền và cảnh cáo quân giặc sang xâm lược.
  3. Khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước và cảnh cáo quân giặc sang xâm lược.
  4. Khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước và kết cục của quân giặc khi sang xâm lược lãnh thổ nước Nam.

Câu 3: Câu hỏi tu từ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm thể hiện thái độ gì của tác giả?

  1. Ngạc nhiên và tức giận.
  2. Ngạc nhiên và khinh bỉ.
  3. Tức giận và khinh bỉ.
  4. Tức giận và coi thường.

Câu 4: Đâu không phải nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Nam quốc sơn hà?

  1. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn với giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc.
  2. Sử dụng những dẫn chứng lịch sử hùng hồn cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
  3. Sử dụng những yếu tố miêu tả thiên nhiên tạo nên sự mềm mại cho bài thơ.
  4. Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.

Câu 5: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là gì?

  1. Áng thiên cổ hùng văn.
  2. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
  3. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta.
  4. Bài thơ có một không hai.

Câu 6: Tuyên ngôn độc lập của một quốc gia trong bài thơ Nam quốc sơn hà có thể hiểu là gì?

  1. Là lời khẳng định về bờ cõi quốc gia.
  2. Là lời tuyên bố về sự độc lập, không phụ thuộc vào một quốc gia nào khác.
  3. Là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm.
  4. Là sự khẳng định sức mạnh quân sự, kinh tế, văn hóa của một quốc gia.

Câu 7: Tác giả Lý Thường Kiệt làm quan dưới mấy triều vua và đó là những triều vua nào trong bài thơ Nam quốc sơn hà?

  1. 2 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông.
  2. 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông.
  3. 2 triều vua: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông.
  4. 3 triều vua: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thái Tổ.

Câu 8: Bài thơ nào dưới đây cũng được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?

  1. Qua đèo Ngang.
  2. Tụng giá hoàn kinh sư.
  3. Thu điếu.
  4. Thu ẩm.

Câu 9: Lý Thường Kiệt đánh thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt vào năm nào?

  1. 1074.
  2. 1075.
  3. 1076.
  4. 1077.

Câu 10: Cảnh đèo Ngang trong bài thơ Qua Đèo Ngang hiện lên như thế nào trong hai câu thơ đầu?

  1. Hoang vắng, buồn bã.
  2. Tươi tắn, sinh động.
  3. Phong phú, đầy sức sống.
  4. Um tùm, rậm rạp.

Câu 11: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ như thế nào qua bài thơ Qua Đèo Ngang?

  1. Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước.
  2. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
  3. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
  4. Buồn đau da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn.

Câu 12: Bài thơ Qua Đèo Ngang có phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?

  1. Tự sự.
  2. Biểu cảm.
  3. Nghị luận.
  4. Miêu tả.

Câu 13: Trong 4 câu đầu bài thơ Qua Đèo Ngang, khung cảnh hiện lên như thế nào?

  1. Đèo Ngang rất hùng vĩ.
  2. Đèo Ngang tràn đầy sức sống.
  3. Thiên nhiên đèo Ngang sống động, um tùm, con người thì thưa thớt.
  4. Đèo Ngang rất vắng vẻ, thiên nhiên và con người đều mang sắc thái buồn.

Câu 14: Câu thơ cuối trong bài thơ Qua Đèo Ngang thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ?

  1. Căm giận.
  2. Vui sướng, tự hào.
  3. Buồn man mác, cô đơn.
  4. Hào hứng.

Câu 15: Đâu không phải là cách gọi khác của con quốc quốc trong bài thơ Qua Đèo Ngang?

  1. Chim đỗ quyên.
  2. Chim vành khuyên.
  3. Chim cuốc.
  4. Con cuốc cuốc.

Câu 16: Nguyễn Thị Hinh là tên thật của nhà thơ nào dưới đây?

  1. Hồ Xuân Hương.
  2. Bà Huyện Thanh Quan.
  3. Đoàn Thị Điểm.
  4. Xuân Quỳnh.

Câu 17: Hiện Bà Huyện Thanh Quan còn bao nhiêu bài thơ?

  1. 3 bài.
  2. 4 bài.
  3. 5 bài.
  4. 6 bài.

Câu 18: Bà Huyện Thanh Quan sống vào thế kỉ bao nhiêu?

  1. Thế kỉ XIX.
  2. Thế kỉ XVIII.
  3. Thế kỉ XX.
  4. Thế kỉ XVII.

Câu 19: Đèo Ngang thuộc khu vực nào?

  1. Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình.
  2. Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
  3. Đà Nẵng.
  4. Quảng Bình.

Câu 20: Tác phẩm nào sau đây không phải của Bà Huyện Thanh Quan?

  1. Thăng Long thành hoài cổ.
  2. Qua chùa Trấn Bắc.
  3. Chiều hôm nhớ nhà.
  4. Long thành cầm giả ca.

Câu 21: Hình ảnh nào được nhân hóa trong đoạn thơ dưới đây:

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)

  1. Bầu trời
  2. Chiếc bút chì
  3. Mẩu bánh mì
  4. Mèo con

Câu 22: Câu văn sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Chiếc bút chăm chỉ nắn nót viết bài.”

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Hoán dụ
  4. Ẩn dụ

Câu 23: Câu văn sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Tán lá xanh rung rinh nhảy máy trong làn gió mới.”

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Hoán dụ
  4. Ẩn dụ

Câu 24: Câu văn sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Chú cún con đang thoải mái thư giãn tắm nắng góc sân nhà.”

  1. Nhân hóa
  2. So sánh
  3. Ẩn dụ
  4. Điệp từ

Câu 25: Câu văn sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Chị mưa tưới mát cho hàng cây đang ủ rũ.”

  1. So sánh
  2. Ẩn dụ
  3. Điệp từ
  4. Nhân hóa

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay