Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 7(P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 7. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HY VỌNG (PHẦN 1)

Câu 1: Tác phẩm Bồng chanh đỏ được viết theo thể loại nào?

  1. Truyện ngắn.
  2. Truyện dài.
  3. Hài kịch.
  4. Hồi kí.

Câu 2: Tác phẩm Bồng chanh đỏ là do ai sáng tác?

  1. Nguyên Ngọc.
  2. Nguyễn Quang Sáng.
  3. Đỗ Chu.
  4. Nguyễn Khải.

Câu 3: Bồng chanh đỏ kể về nội dung gì?

  1. Kỉ niệm tuổi thơ của chú bé Hoài với những chú chim bồng chanh đỏ.
  2. Kỉ niệm tuổi thơ của chú bé Hoài và anh trai tên Hiền.
  3. Kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật Hiền với những chú chim bồng chanh đỏ.
  4. Kỉ niệm tuổi thơ của chú bé Tiến với những chú chim bồng chanh hồng.

Câu 4: Nhân vật chính của truyện Bồng chanh đỏ là ai?

  1. Chú bé Hoài và anh trai Hiền.
  2. Chú bé Hoài.
  3. Anh trai Hiền.
  4. Đôi chim bồng chanh đỏ.

Câu 5: Câu văn nào sau đây của truyện Bồng chanh đỏ thể hiện sự say mê và có hiểu biết sâu rộng về các loài chim của anh trai Hiền?

  1. Anh Hiền xuýt xoa bảo nó có một bộ lông mĩ miều biết nhường nào.
  2. Các bạn anh vẫn hay gọi đùa anh là nhà sinh vật học tương lai cũng vì thế.
  3. Đi chơi ngoài đường, gặp bất kì chú chim nào bay qua anh cũng có thể nói ngay được tên và cả thói quen sinh hoạt của nó nữa.
  4. Trong cánh rừng bọn anh đóng quân có rất nhiều giống chim lạ, nhưng bồng chanh đỏ thì anh chưa hề gặp.

Câu 6: Sau khi bắt được một chú chim bồng chanh, anh trai Hiền đã có hành động gì trong truyện Bồng chanh đỏ?

  1. Mang về nuôi.
  2. Đặt nó trở lại tổ.
  3. Rửa sạch bộ lông cho chú chim.
  4. Vuốt ve an ủi chú chim.

Câu 7: Truyện Bồng chanh đỏ kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất, người kể là chú bé Hoài xưng “tôi”.
  2. Ngôi thứ nhất, người kể là anh trai Hoài xưng “tôi”.
  3. Ngôi thứ hai.
  4. Ngôi thứ ba, người kể là tác giả.

Câu 8: Ngày hôm sau khi cậu bé Hoài ra đồng để nhìn chú chim bồng chanh thì điều gì đã xảy ra?

  1. Nhìn thấy cả nhà chú chim bồng chanh trong tổ.
  2. Gặp lại chú chim bồng chanh hôm qua bắt được.
  3. Không còn thấy chú chim bồng chanh ở đó nữa.
  4. Quên mất chú chim bồng chanh hôm qua bắt được.

Câu 9: Ai là tác giả của tác phẩm Bố của Xi-mông?

  1. Đô-đê.
  2. Mô-li-e.
  3. Mô-pát-xăng.
  4. Ê-ren-bua.

Câu 10: Tác phẩm Bố của Xi-mông viết theo thể loại nào?

  1. Tiểu thuyết.
  2. Truyện ngắn.
  3. Hồi kí.
  4. Bút kí.

Câu 11: Hoàn cảnh đáng thương của Xi-mông trong tác phẩm Bố của Xi-môn  là gì?

  1. Sống nghèo khổ, cô đơn.
  2. Không có gia đình.
  3. Không có mẹ.
  4. Không có bố.

Câu 12: Bác Phi-líp làm nghề gì trong tác phẩm Bố của Xi-môn?

  1. Thợ rèn.
  2. Thợ mỏ.
  3. Thợ đóng tàu.
  4. Thợ đào vàng.

Câu 13: Bác Phi-líp được miêu tả như thế nào trong tác phẩm Bố của Xi-môn?

  1. Dáng vẻ gầy guộc, chân tay dính đầy bụi bẩn.
  2. Dáng vẻ cao lớn, râu tóc đen, quăn và nhìn Xi-mông một cách nhân hậu.
  3. Là một người nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu.
  4. Một địa chủ với cái bụng to lớn, gương mặt dữ tợn, tay cầm điếu xì gà hút phì phèo.

Câu 14: Sắp xếp những nội dung dưới đây để hoàn thiện diễn biến của đoạn trích Bố của Xi-mông trong tác phẩm Bố của Xi-môn?

  1. Phi-líp gặp Xi-mông và hứa sẽ cho em một ông bố.
  2. Xi-mông đến trường và nói với các bạn có bố tên là Phi-líp.
  3. Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em.
  4. Xi-mông buồn chán, tuyệt vọng, lang thang ra bờ sông.
  5. 4 – 1 – 3 – 2.
  6. 3 – 2 – 4 – 1.
  7. 2 – 1 – 3 – 4.
  8. 1 – 2 – 3 – 4.

Câu 15: Nhân vật nào sau đây không xuất hiện trong truyện Bố của Xi-mông?

  1. Mẹ của Xi-mông.
  2. Bố của Xi-mông.
  3. Bác Phi-líp.
  4. Xi-mông.

 

Câu 16: Biệt ngữ xã hội là gì?

  1. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một địa phương nhất định.
  2. Là từ ngữ được dùng ở tất cả các tầng lớp nhân dân.
  3. Là từ ngữ được dùng ở một tầng lớp xã hội nhất định.
  4. Là từ ngữ được dùng ở một vài địa phương nhất định.

Câu 17: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta KHÔNG cần chú ý điều gì?

  1. Không nên lạm dụng quá.
  2. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
  3. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được biệt ngữ xã hội.
  4. Không nên sử dụng khi nói chuyện.

Câu 18: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, chúng ta cần phụ thuộc vào những nhân tố nào?

  1. Địa vị của đối tượng giao tiếp trong xã hội.
  2. Hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp.
  3. Nghề nghiệp và đơn vị công tác của đối tượng giao tiếp.
  4. Cách thức và mục đích giao tiếp.

Câu 19: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

  1. Chủ ngữ.
  2. Vị ngữ.
  3. A, B đúng.
  4. Bổ ngữ.

Câu 20: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?

  1. Biệt ngữ của nhân dân lao động.
  2. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
  3. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
  4. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 21: Các từ ngữ trượt vỏ chuối, trúng tủ, tủ đè là biệt ngữ của nhóm tầng lớp nào trong xã hội?

  1. Người trung niên.
  2. Người già.
  3. Giáo viên.
  4. Học sinh.

Câu 22: Câu nào sau đây là thành ngữ?

  1. Chân cứng đá mềm.
  2. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  3. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
  4. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 23: Trong câu sau, thành ngữ giữ chức năng ngữ pháp gì?

Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ.

  1. Trạng ngữ.
  2. Bổ ngữ.
  3. Vị ngữ.
  4. Chủ ngữ.

Câu 24: Chỉ ra thành ngữ trong câu sau.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

  1. Nước non lận đận.
  2. Lên thác xuống ghềnh.
  3. Thân cò lên thác xuống ghềnh.
  4. Không có thành ngữ nào.

Câu 25: Từ ngữ trẻ trâu trong giới trẻ có ý nghĩa gì?

  1. Con trâu nhỏ.
  2. Tầng lớp thanh thiếu niên ngông cuồng.
  3. Những bạn mới lớn khỏe khoắn.
  4. Con nghé có giá trị.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay