Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 8 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 8. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 8. CÁNH CỬA MỞ RA THẾ GIỚI (PHẦN 2)

Câu 1: Văn bản Chuyến du hành về giới thiệu về đối tượng nào?

  1. Cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Ngọc Tư.
  2. Cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh.
  3. Bộ phim Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư.
  4. Bộ phim Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của Nguyễn Nhật Ánh.

Câu 2: Văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ thuộc loại văn bản nào?

  1. Văn bản thông tin giới thiệu về một bộ phim.
  2. Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.
  3. Văn bản thông tin giới thiệu về một cuốn sách.
  4. Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Câu 3: Văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ được chia làm mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 3 phần.
  3. 4 phần.
  4. 5 phần.

Câu 4: Phần 1 của văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ là đoạn nào?

  1. Từ Với “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”... đến …đã từng là trẻ con”.
  2. Từ Với “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”... đến …mấy roi vào mông.
  3. Từ Với “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”... đến …tội danh người lớn.
  4. Từ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ… đến …mấy roi vào mông.

Câu 5: Phần 2 của văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ là đoạn nào?

  1. Từ Cuốn sách là lời tự thuật… đến …tội danh người lớn.
  2. Từ Cuốn sách là lời tự thuật… đến …xa xôi quá!
  3. Từ Cuốn sách là lời tự thuật… đến hết.
  4. Từ Cuốn sách là lời tự thuật… đến …mấy roi vào mông.

Câu 6: Đoạn văn sau trong văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ được gọi là gì trong văn bản thông tin?

          Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ như một chuyến tàu đưa ta trở về với tuổi thơ. Ta vừa vui sướng khi gặp lại hình ảnh của chính ta ngày thơ bé vừa bồi hồi vì những ngày tháng ấy sao mà xa xôi quá!

  1. Đoạn dẫn dắt.
  2. Đoạn mở đầu.
  3. Đoạn sa-pô.
  4. Đoạn kết thúc.

Câu 7: Nhân vật chính trong cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là ai?

  1. Hải cò.
  2. Con Tủn.
  3. Tí sún.
  4. Cậu bé Mùi lúc bé và khi đã lớn.

Câu 8: Nội dung cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là gì?

  1. Là dòng hồi tưởng của Mùi về những năm tháng quá khứ vô lo vô nghĩ.
  2. Là nỗi nhớ của Mùi về những ngày tháng bên những người bạn thân.
  3. Là câu chuyện về những năm tháng đi học của Mùi.
  4. Là kỉ niệm hình ảnh tuổi thơ đau buồn của tác giả.

Câu 9: Văn bản Mẹ vắng nhà có thể được chia làm mấy phần?

  1. 3 phần.
  2. 4 phần.
  3. 5 phần.
  4. 6 phần.

Câu 10: Nội dung phần 1 văn bản Mẹ vắng nhà là gì?

  1. Giới thiệu các giải thưởng bộ phim đã đạt được.
  2. Giới thiệu tên bộ phim, đạo diễn và nêu nhận xét, đánh giá khái quát về bộ phim.
  3. Giới thiệu chủ đề, bối cảnh của bộ phim.
  4. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời và các diễn viên của bộ phim,

Câu 11: Nội dung phần 2 văn bản Mẹ vắng nhà là gì?

  1. Tóm tắt nội dung bộ phim.
  2. Phân tích nghệ thuật quay phim của đạo diễn.
  3. Tóm tắt ngắn gọn nội dung bộ phim và trình bày những phân tích, nhận xét, đánh giá của người viết về một số khía cạnh nổi bật của bộ phim.
  4. Nhận xét về diễn xuất từng nhân vật chính trong bộ phim.

Câu 12: Câu nào sau đây đã khái quát giá trị, ý nghĩa của bộ phim Mẹ vắng nhà?

  1. Một trong những bộ phim được yêu thích nhất của ông là Mẹ vắng nhà (1979), tác phẩm được chuyển thể từ truyện ngắn Người mẹ cầm súngMẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi.
  2. Thành công của Mẹ vắng nhà là nhờ khả năng chỉ đạo diễn xuất và tạo dựng không khí, bối cảnh của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư.
  3. …điều đặc biệt là cả hai bộ phim đặc sắc nói trên không mô tả sự mất mát, đau thương của người dân Việt Nam mà là bản anh hùng ca lãng mạn, là vẻ đẹp tràn ngập biểu tượng và chất thơ về tinh thần chịu đựng, là khí phách, lòng dũng cảm, cũng như tâm hồn và phẩm giá của con người Việt Nam thời chiến tranh.
  4. Sau hơn bốn mươi năm kể từ khi ra mắt, Mẹ vắng nhà vẫn là một bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sức sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh.

Câu 13: Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư sinh năm bao nhiêu?

  1. 1933.
  2. 1934.
  3. 1935.
  4. 1936.

Câu 14: Đâu là bộ phim đầu tay của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư?

  1. Mẹ vắng nhà.
  2. Đứa con nuôi.
  3. Những đứa con.
  4. Cây xương rồng trên cát.

Câu 15: Đạo diễn Nguyễn Khánh dư đoạt giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973 với bộ phim nào?

  1. Cánh đồng hoang.
  2. Mẹ vắng nhà.
  3. Chị Tư Hậu.
  4. Hai bà mẹ.

Câu 16: Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư đặc biệt thành công ở thể loại phim gì?

  1. Phim cách mạng.
  2. Phim thiếu nhi.
  3. Phim hài.
  4. Phim tình cảm.

Câu 17: Thành phần biệt lập của câu là gì?

  1. Là bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu.
  2. Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
  3. Là bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm,… của sự việc được nói tới trong câu.
  4. Là bộ phận đứng trước các thành phần chính của câu, bổ sung ý nghĩa về mục đích, nguyên nhân,… của sự việc được nói đến trong câu.

Câu 18: Có mấy thành phần biệt lập?

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6.

Câu 19: Có những loại thành phần biệt lập nào?

  1. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần trạng ngữ, thành phần bổ ngữ.
  2. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp.
  3. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần khởi ngữ, thành phần trạng ngữ.
  4. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần bổ ngữ, thành phần trạng ngữ.

Câu 20: Thành phần cảm thán được sử dụng để làm gì?

  1. Thể hiện thái độ, cách đánh giá, của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.
  2. Bộc lộ suy nghĩ bên trong nội tâm của người nói, người viết.
  3. Bổ sung ý nghĩa cho nội dung sự việc được nói đến trong câu.
  4. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 21: Điền vào chỗ trống.

          Thành phần …… được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

  1. Phụ chú.
  2. Tình thái.
  3. Gọi – đáp.
  4. Cảm thán.

Câu 22: Tìm thành phần gọi – đáp trong bài ca dao sau.

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy.

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

  1. Ai.
  2. Thánh thót.
  3. Ơi.
  4. Bưng.

Câu 23: Từ chả nhẽ trong đoạn sau là thành phần biệt lập gì?

          Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Làng, Kim Lân)

  1. Thành phần tình thái.
  2. Thành phần cảm thán.
  3. Thành phần trạng ngữ.
  4. Thành phần gọi – đáp.

Câu 24: Các câu sau có sử dụng thành phần biệt lập nào?

- Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Làng, Kim Lân)

- Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)

  1. Thành phần tình thái.
  2. Thành phần cảm thán.
  3. Thành phần khởi ngữ.
  4. Thành phần trạng ngữ.

Câu 25: Thành phần phụ chú của câu sau nằm ở đâu?

          Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì lấy trái tim tôi.

  1. Nhìn cảnh ấy.
  2. Còn tôi.
  3. Có người.
  4. Bỗng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay