Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 6 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC (PHẦN 2)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ Nam quốc sơn hà?

  1. Tương truyền là Lý Thường Kiệt.
  2. Trần Quang Khải.
  3. Nguyễn Trãi.
  4. Nguyễn Du.

Câu 2: Bài thơ Nam quốc sơn hà được viết theo thể thơ gì?

  1. Song thất lục bát.
  2. Thất ngôn bát cú.
  3. Thất ngôn tứ tuyệt.
  4. Ngũ ngôn tứ tuyệt.

Câu 3: Bài thơ Nam quốc sơn hà được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?

  1. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
  2. Cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
  3. Cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên ở bến Chương Dương.
  4. Cuộc đại phá quân Thanh.

Câu 4: Bài thơ Nam quốc sơn hà mang giọng điệu như thế nào?

  1. Dõng dạc, đanh thép.
  2. Nhẹ nhàng, tha thiết.
  3. Sâu lắng, tình cảm.
  4. Bi thiết, trầm buồn.

Câu 5: Thế nào là thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?

  1. Thể thơ gồm 8 câu, mỗi câu gồm 7 chữ.
  2. Thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu gồm 7 chữ.
  3. Thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu gồm 8 chữ.
  4. Thể thơ gồm 8 câu, mỗi câu 8 chữ.

Câu 6: Bài thơ Nam quốc sơn hà chủ yếu được ngắt nhịp theo nhịp nào?

  1. 4/3.
  2. 3/4.
  3. 2/2/3.
  4. 3/2/2.

Câu 7: Tác phẩm Qua đèo Ngang viết theo thể thơ gì?

  1. Song thất lục bát.
  2. Lục bát.
  3. Thất ngôn tứ tuyệt.
  4. Thất ngôn bát cú.

Câu 8: Ai là tác giả của bài thơ Qua đèo Ngang?

  1. Hồ Xuân Hương.
  2. Bà Huyện Thanh Quan.
  3. Nguyễn Khuyến.
  4. Nguyễn Du.

Câu 9: Bài thơ Qua đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?

  1. Buổi sáng sớm.
  2. Buổi trưa.
  3. Buổi xế chiều.
  4. Đêm khuya.

Câu 10: Nghệ thuật nổi bật trong câu thơ 3 – 4 của bài thơ Qua đèo Ngang là gì?

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Đảo ngữ.
  4. Điệp ngữ.

Câu 11: Từ nào dùng để diễn tả cảnh heo hút, hoang vắng của đèo Ngang trong bài thơ Qua đèo Ngang?

  1. Lác đác.
  2. Lom khom.
  3. Quốc quốc.
  4. Gia gia.

Câu 12: Bài thơ Qua đèo Ngang gieo vần gì?

  1. Vần “uôc”.
  2. Vần “ươc”.
  3. Vần “oa”.
  4. Vần “a”.

 

Câu 13: Thế nào là nhân hóa?

  1. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương đồng.
  2. Gọi hoặc tả con vật, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
  3. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận.
  4. Đối chiếu những nét giống nhau và khác nhau giữa hai hoặc nhiều sự vật, hiện tượng.

Câu 14: Có mấy cách nhân hóa thường gặp?

  1. 2 cách.
  2. 3 cách.
  3. 4 cách.
  4. 5 cách.

Câu 15: Nói quá là gì?

  1. Là biện pháp tu từ làm giảm nhẹ, yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của sự vật, đối tượng.
  2. Là cách thức sắp xếp để đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có điểm giống nhau.
  3. Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng.
  4. Là phương thức chuyển tên gọi sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác.

Câu 16: Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ là gì?

  1. Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, có hồn.
  2. Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
  3. Tránh cảm giác nặng nề, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.
  4. Tạo nhịp điệu cho câu văn.

Câu 17: Có mấy loại hoán dụ?

  1. 2 loại.
  2. 4 loại.
  3. 6 loại.
  4. 8 loại.

Câu 18: Trong văn bản sau, biện pháp nhân hóa thể hiện ở từ ngữ nào?

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

  1. Ơi.
  2. Khác.
  3. Chung.
  4. Thương.

Câu 19: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

  1. Nói quá.
  2. Điệp cú pháp.
  3. Ẩn dụ.
  4. So sánh.

Câu 20: Câu thơ sau sử dụng phép nói giảm nói tránh ở từ nào?

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(Bác ơi!, Tố Hữu)

  1. Bác.
  2. đi.
  3. đẹp.
  4. nắng.

Câu 21: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

  1. Nhân hoá, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.
  2. Nhân hóa, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.
  3. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.
  4. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.

Câu 22: Trong câu thơ sau, biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng ở đâu, hoán dụ cho cái gì và là loại hoán dụ nào?

                                         Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

                                         Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu.

(Gửi miền Bắc, Lê Anh Xuân)

  1. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.
  2. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy bộ phận chỉ toàn thể.
  3. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng.
  4. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy dấu hiệu của sự vật gọi tên sự vật.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng với câu thơ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng?

  1. Là hình ảnh tả thực giàu ý nghĩa tượng trưng thể hiện em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.
  2. Là hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.
  3. Là hình ảnh hoán dụ thể hiện em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.
  4. Là hình ảnh ẩn dụ thể hiện em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.

Câu 24: Đoạn văn bản nào dưới đây không sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. Bác giun đào đất suốt ngày

      Hôm nay chết dưới gốc cây sau nhà.

  1. Mọc giữa dòng sông xanh

      Một bông hoa tím biếc

      Ơi con chim chiền chiện

      Hót chi mà vang trời.

  1. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ.

      Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

  1. Trăng cứ tròn vành vạnh

      kể chi người vô tình

      ánh trăng im phăng phắc

      đủ cho ta giật mình.

Câu 25: Bài thơ Nam quốc sơn hà mang giọng điệu như thế nào?

  1. Dõng dạc, đanh thép.
  2. Nhẹ nhàng, tha thiết.
  3. Sâu lắng, tình cảm.
  4. Bi thiết, trầm buồn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay