Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo.
Xem: =>
BÀI 20: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VỊ TRÍ CỦA HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(9 câu)
1. Nhận biết (2 câu)
Câu 1: Hiến pháp là gì?
Trả lời:
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.
Câu 2: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
Trả lời:
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nước ta, có hiệu lực pháp lí cao nhất, quy định những vẫn đề cơ bản và quan trọng như chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ.
2. Thông hiểu (2 câu)
Câu 1: Nêu Vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời:
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí là luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam; là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước ta; là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước và là luật có hiệu lực pháp lí tối cao, buộc tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác phải tuân theo Hiến pháp.
Câu 2: Mỗi công dân cần làm gì để tuân thủ Hiến pháp?
Trả lời:
Công dân cần thực hiện nghĩa vụ trong bảo vệ, xây dựng Hiến pháp bằng những hành vi cụ thể, phù hợp. Để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, mỗi công dân cần tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp; nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp trong cuộc sống hằng ngày. Cùng với việc tuân thủ Hiến pháp, tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân.
3. Vận dụng (3 câu)
Câu 1: Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Trả lời:
Hiến pháp với vị trí là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển. Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý.
- Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
Câu 2: Nêu thời gian bổ sung, thay đổi hiến pháp?
Trả lời:
Hiến pháp được bổ sung, thay đổi vào năm 1946, hiến pháp năm 1959, hiến pháp năm 1980, hiến pháp năm 1992.
Câu 3: Nêu quy trình làm và sửa đổi hiến pháp?
Trả lời:
- Bước 1: Yêu cầu làm, sửa đổi Hiến pháp
- Bước 2: Quốc hội quyết định làm, sửa đổi Hiến pháp
- Bước 3: Quốc hội thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp
- Bước 4: Soạn thảo Dự thảo Hiến pháp
- Bước 5: Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp
- Bước 6: Trình Quốc hội thảo luận Dự thảo Hiến pháp
- Bước 7: Quốc hội thông qua Hiến pháp
- Bước 8: Chủ tịch nước công bố Hiến pháp
4. Vận dụng cao (2 câu)
Câu 1: Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước như hình thức chỉnh thể, chủ quyền, lãnh thổ, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân…Vì vậy nội dung của Hiến pháp ít được sửa chữa và thay đổi.
Câu 2: Liệt kê những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong HIến pháp năm 2013 mà em biết?
Trả lời:
- Trung thành với Tổ quốc
- Bảo vệ Tổ quốc
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- Tuân theo Hiến pháp và pháp luật
- Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng
- Nộp thuế.