Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 8: Văn bản. Nghệ thuật truyền thống của người Việt
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Văn bản. Nghệ thuật truyền thống của người Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.
Xem: =>
VĂN BẢN. NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT
( 13 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm của đoạn trích “Nghệ thuật truyền thống của người Việt”
Trả lời:
- a. Tác giả:
- b. Tác phẩm:
Câu 2: Văn bản “Nghệ thuật truyền thống của người Việt” được chia thành mấy phần. Nêu nội dung chính mỗi phần
Trả lời:
Bố cục: ba phần:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “đã đạt đến”: Một số đặc điểm của nghệ thuật truyền thống người Việt
+ Đoạn 2: Tiếp…. “tác phẩm của họ trở thành độc đáo”: Thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt
+ Đoạn 3: Còn lại: Một số ngành nghệ thuật truyền thống người Việt
Câu 3: Tóm tắt văn bản “Nghệ thuật truyền thống của người Việt” bằng một đoạn văn ngắn
Trả lời:
Văn bản viết về những thông tin liên quan đến vấn đề nghệ thuật truyền thống của người Việt. Nghệ thuật của người Việt qua thời gian đã có nhiều nét đổi mới nhưng nhìn chung nó vẫn bảo lưu được những nét văn hóa truyền thống đáng quý. Sự ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo đã tạo nên một số thay đổi trong nghệ thuật Việt, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng có đôi chút khác biệt nhằm tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mới. Kiến trúc là nền nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Việt Nam và mang tính chất tôn giáo, thể hiện cái vĩ đại và bí ẩn mà vẫn có tính đều đặn và đối xứng. Nghệ thuật điêu khắc gỗ phụ thuộc vào kiến trúc và là môn nghệ thuật mà người Việt thành công nhất. Nghệ thuật đúc đồng cũng là nền nghệ thuật tiêu biểu ở Việt Nam, thường phát triển ở một số vùng nhất định.
Câu 4: Em hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản
Trả lời:
a, Nội dung
- Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt viết về những nền nghệ thuật truyền thống của người Việt, về những giá trị văn hóa lâu đời được bảo lưu đến ngày nay. Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với nghệ thuật truyền thống của nước nhà.
b, Nghệ thuật
- Kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong bài viết.
- Ngôn ngữ tự nhiên, dễ hiểu.
2. THÔNG HIỂU ( 5 câu)
Câu 1: Từ bối cảnh ra đời của văn bản, em có nhận xét gì về thái độ, lập trường, mục đích viết của tác giả?
Trả lời:
- Thời điểm sáng tác: Cuốn sách được viết vào năm 1938, trong thời Pháp thuộc, theo yêu cầu của Nha học chính Đông Dương. Tuy nhiên, do sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền thuộc địa, cuốn sách đã không được xuất bản ngay sau khi tác giả hoàn thành nó, mà phải tới năm 1944 mới được in và phát hành.
Cuốn sách Văn minh Việt Nam ngầm khẳng định truyền thống lâu đời và sự độc lập của văn hoá Việt, thể hiện sự kháng cự đối với chính quyền thuộc địa và tiếng nói đấu tranh cho tự do học thuật cùa người Việt.
- Mục đích viết của tác già trong văn bản là khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt.
Câu 2: Văn bản thông tin thường ưu tiên cho các thông tin, logic khách quan của sự vật, sự việc, hạn chế tối đa việc thể hiện thái độ chủ quan của người viết. Trong văn bản này, theo bạn, tác giả có hoàn toàn khách quan không khi giới thiệu về nghệ thuật truyền thống của người Việt
Trả lời:
Trong văn bản này, tác giả không hoàn toàn khách quan vì mục đích của tác giả khi viết văn bản này là khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt.
- Việc khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt là sự đối thoại, thậm chí kháng cự lại luận thuyết về khai hoá văn minh của người Pháp (khẳng định Đông Dương là một xứ sở mông muội, phủ định sự tổn tại của văn hoá bản địa, đề cao sự ưu việt của văn hoá Pháp). Có thể nói, đó là một bản tuyên ngôn ngầm về sự độc lập của văn hoá Việt so với văn hoá phương Tây.
Câu 3: Tác giả đã nhận định như thế nào về khiếu thẩm mĩ của người Việt? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt?
Trả lời:
a, Một số nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt
- Nghệ thuật là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính nhân dân.
- Người Việt có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, thị hiếu vững vàng.
+ Nóc nhà, cột cổng, bình phong tươi tắn, hài hòa phong cảnh.
+ Cột nhà, vách, cửa, dầm nhà tinh vi, lóng lánh.
+ Đồ vật thông thường được trang trí tỉ mỉ.
+ Nữ trang được chế tác tinh tế, đa dạng.
Giới thiệu khái quát những đặc điểm chính của từng đối tượng, trước khi trình bày những chi tiết cụ thể. Cung cấp rất nhiều thông tin chi tiết, dẫn chứng để làm rõ khiếu thẩm mĩ của người Việt.
→ Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thể hiện một cách cụ thể, sinh động vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của nghệ thuật Việt; thái độ tự hào, ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp và truyền thống lâu đời của văn hoá Việt.
b, Các yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt:
- Tôn giáo, phản ánh tín ngưỡng đa dạng của dân tộc
- Sự thống nhất văn hóa, đặc biệt là Nho giáo.
Sự hiểu biết sâu sắc, dẫn chứng rõ ràng
Câu 4: Theo tác giả, thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt là gì?
Trả lời:
Thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt
- Không tái hiện đầy đủ và chính xác hiện thực, loại bỏ tính nhục dục.
- Coi trọng tinh thần, mang tính tượng trưng, ước lệ.
Câu 5: Để khẳng định khiếu thẩm mĩ của người Việt, tác giả đã triển khai các ý như thế nào trong đoạn mở đầu văn bản? Ngoài cung cấp thông tin, tác giả đã kết hợp thêm các phương thức biểu đạt nào để tạo hiệu quả giao tiếp trong văn bản?
Trả lời:
- Nhận định đúng đắn, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự tự hào về vẻ đẹp của nghệ thuật của truyền thống Việt một cách kín đáo.
- Nghị luận giúp đưa ra những lập luận, chứng cứ khách quan, giàu sức thuyết phục về sự tồn tại lâu đời của văn hoá Việt.
- Sự kết hợp của ba yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn bản thông tin đã giúp cho văn bản thông tin không chỉ tác động tới lý trí, mà còn khơi gợi tưởng tượng, cảm xúc của người đọc, và bởi vậy làm gia tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản.
3. VẬN DỤNG ( 2 câu)
Câu 1: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng những cứ liệu nào để đưa ra nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt?
Trả lời:
Những cứ liệu được sử dụng để đưa ra nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt là câu nói của linh mục Ca-đi-e-rơ và những chi tiết về việc biến những đồ vật thông thường thành những đồ trang trí đẹp của người Việt.
Câu 2: Theo tác giả, đặc trưng trong kiến trúc Việt là gì? Kiến trúc đền chùa của người Việt có những đặc trưng gì?
Trả lời:
- Đặc trưng của kiến trúc Việt là có hình khối và thể ngang, có tính đều đặn và đối xứng.
- Đặc trưng của kiến trúc Việt được biểu hiện cụ thể qua kiến trúc đền chùa:
● Kiến trúc đền chùa có không gian rộng nhằm phục vụ nhu cầu thờ cúng, tổ chức lễ hội của nhân dân.
● Các sân và tòa nhà trước điện thờ nối tiếp nhau được xây dựng thấp, tạo bóng râm và mang cảm giác thiêng liêng.
● Vật liệu, chất liệu xây dựng tạo cảm giác cổ kính nhưng vẫn chắc chắn để tránh bị hỏng hóc do mưa bão, thiên tai.
4. VẬN DỤNG CAO ( 2 câu)
Câu 1: Hãy đề xuất những giải pháp để bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trả lời:
Những giải pháp để bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc:
● Thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa tại địa phương một cách khoa học
● Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động trên, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân nhằm thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
● Tăng cường tuyên truyền về bảo tồn văn hóa di sản cho người dân nâng cao nhận thức về truyền thống văn hóa của dân tộc để từ đó mỗi cá nhân có ý thức bảo vệ di sản.
● Đưa di sản văn hóa truyền thống vào bảo quản trong các kho tư liệu, vào giảng dạy trong nhà trường, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng hay tại các bảo tàng và có chính sách, chế độ cho các nghệ nhân, những cá nhân có công sức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc…
Câu 2: Phân tích tác phẩm Nghệ thuật truyền thống của người Việt.
Trả lời:
Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) quê ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Là nhà sử học, dân tộc học, nhà giáo dục. Thời thanh niên, ông du học ở Pháp. Nam 1934, ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Xoóc -bon, Pa -ri. Trong cuộc Cách mạng tháng Tám, ông là một trong những người đại diện trí thức Thủ đô cùng với Ngụy Như Kon Tum Nguyễn Xiển, Hồ Hữu Tường ký bức điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị, nhường quyền kiểm soát đất nước cho nhân dân qua chính phủ cách mạng. Từ khi về nước vào năm 1935, ông dạy học tham gia một số tổ chức nghiên cứu văn hóa và lịch sử, từng là ủy viên thường trực Trường Viễn Đông Bác cổ, ủy viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông Dương. Các tác phẩm chính: Sự thờ phụng thần thánh ở nước Nam (1944), Văn minh Việt Nam (1944).
Văn bản được trích từ phần 3, chương 12 của cuốn sách Văn minh Việt Nam, nguyên có nhan đề là Nghệ thuật. Văn minh Việt Nam là cuốn chuyên khảo viết bằng tiếng Pháp, hoàn thành từ năm 1939 nhưng phải đến năm 1944 mới được xuất bản tại Hà Nội, có thể xem là một phát ngôn đầy tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt về văn hóa Việt trước cộng đồng thế giới. Tác phẩm được dịch ra tiếng Việt năm 1996. Văn bản đưa ra những thông tin về các ngành nghệ thuật truyền thống ở Việt Nam với các đặc điểm và biểu hiện cụ thể, từ đó khái quát được cả đời sống tinh thần, “tâm tính nhân dân” của người Việt thể hiện trong các công trình nghệ thuật.
=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 2 - Nghệ thuật truyền thống của người việt