Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 8: Văn bản. Phục hồi tầng Ozon...

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8:Văn bản. Phục hồi tầng Ozon... . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

Xem: =>

VĂN BẢN. PHỤC HỒI TẦNG OZON: THÀNH CÔNG HIẾM HOI CỦA NỖ LỰC TOÀN CẦU.

( 13 câu)

1.    NHẬN BIẾT ( 4 câu)

Câu 1: Văn bản “Phục hồi tầng Ozon: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu” thuộc thể loại gì? Em biết thêm thông tin gì về thể loại này?

Trả lời:

- Thể loại bản tin

- Là một loại của văn bản thông tin, phản ánh sự kiện mới xảy ra hoặc sự kiện được nhiều người quan tâm. Đó có thể là tin ảnh hoặc tin chữ. Văn bản trên có cả kênh hình và kênh chữ nên có thể coi là văn bản đa phương thức.

- Đặc điểm:

·      Tính thời sự

·      Tính chính xác, tin cậy

·      Tính hàm súc

Câu 2: Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý? Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề và cách triển khai nội dung của văn bản

Trả lời:

- Nhan đề và sa-pô: Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản nhằm làm nổi bật và nhấn mạnh vấn đề được nói đến trong văn bản là về việc phục hồi và bảo vệ tầng ozone.

- Phần chữ in đậm: Cung cấp thông tin chính của từng phần/ mục trong VB, tạo bố cục mạch lạc cho VB, giúp người đọc dễ tiếp nhận VB.

- Nhận xét:

+ Nhan đề của văn bản ngắn gọn và đã truyền tải được thông tin chính về vấn đề được nhắc đến trong văn bản và gây được sự chú ý của người đọc.

+ Về cách triển khai nội dung: tác giả đặt vấn đề, triển khai nội dung theo một hệ thống, trình tự thống nhất, có sử dụng các kí hiệu phi ngôn ngữ để làm dẫn chứng. Nội dung văn bản đã được triển khai một cách mạch lạc, logic và dễ hiểu.

Câu 3: Tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Văn bản "Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu" đề cập đến những thông tin về tầng ozone và những nỗ lực của toàn cầu trong việc phục hồi tầng ozone. Đồng thời ca ngợi sự nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học và sự đồng lòng của tất cả mọi người nhằm phục hồi tầng ozone. Đó là thành công hiếm hoi của sự nỗ lực toàn cầu. 

Câu 4: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản

Trả lời:

  • a.  Nội dung
  • b. Nghệ thuật

Câu 1: Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật gì về chất CFC? Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?

Trả lời:

- Hợp chất CFC ra mắt lần đầu năm 1930, rẻ tiền, nhiều ứng dụng (làm chất lạnh trong tủ lạnh, máy lạnh…), không tham gia phản ứng hóa học, bay hơi và tích tụ trong bầu khí quyển.

- CFC bị phân hủy dưới tia UV, khiến khí Ozone trở thành khí Oxygen, tức bào mòn lớp Ozone. 

- Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone được diễn giải bằng các hiện tượng hóa học: một nguyên tử Cl từ một phân tử CFC có thể phá hủy hàng trăm nghìn phân tử ozone. 

Câu 2: Qua văn bản, em hãy chỉ ra đặc điểm cách tác giả triển khai nội dung vấn đề.

Trả lời:

Về cách triển khai nội dung: tác giả đặt vấn đề, triển khai nội dung theo một hệ thống, trình tự thống nhất, có sử dụng các kí hiệu phi ngôn ngữ để làm dẫn chứng. Nội dung văn bản đã được triển khai một cách mạch lạc, logic và dễ hiểu.

 

Câu 3: Qua văn bản, em biết thêm thông tin gì về tầng ozone?

Trả lời:

Qua văn bản, em biết tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 15-40 km so với bề mặt Trái đất, thuộc tầng bình lưu. Chức năng của tầng ozone là che chắn tia UV, bảo vệ cuộc sống của con người, của hệ sinh thái động thực vật trên trái đât. Tầng ozone có vai trò rất quan trọng, như một lớp "kem chống nắng" che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím.

 

Câu 4: Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ”, và nỗ lực phục hồi tầng ozone là “cuộc chiến”?

Trả lời:

Có vì biện pháp tu từ được sử dụng ở đây có thể thu hút được sự chú ý và gây ấn tượng mạnh với người đọc; nó cũng không làm mất đi tính chuẩn xác của thông tin.

 

Câu 5: “Nghị định thư Montreal có hiệu lực từ năm 1989 và đến tận năm 2008 là hiệp định môi trường đầu tiên và duy nhất của Liên hợp quốc được mọi quốc gia trên thế giới phê chuẩn!”.

Hàm ý của câu này là gì?

Trả lời:

Khẳng định tầm ảnh hưởng của Liên hợp quốc trong vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là tầng ozone.

 

3.    VẬN DỤNG ( 3 câu)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Ô nhiễm ánh sáng tại các khu vực thành thị chủ yếu là do chiếu sáng không được định hướng tốt (một phần hướng lên trời, hoặc phản chiếu lên trời), không hiệu quả, thái quá hoặc đơn giản là không cần thiết. Ánh sáng sau đó bị phân tán bởi các lớp khí quyển, tạo ra một quầng sáng trên các thành phố và làm cho bầu trời đêm bớt tối đi.

Nhưng ô nhiễm ánh sáng không chỉ ảnh hưởng tới việc nghiên cứu và chiêm ngưỡng bầu trời. Nó còn có ảnh hưởng tiêu cực lên các nguồn lực kinh tế và sinh thái của thế giới. Thật vậy, việc chiếu sáng thái quá hoặc không cần thiết là một sự lãng phí năng lượng mà những người đóng thuế phải gánh chịu. Nếu điện được sinh ra từcác năng lượng hoá thạch, thì điều đó góp phần làm tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính thải vào khí quyển Trái Đất và do đó đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu.

Ánh sáng nhân tạo còn làm rối loạn hệ động vật và thực vật. Việc chiếu sáng ban đêm làm nhiễu loạn các đàn chim di trú vì chúng mất các điểm mốc của chúng trên bầu trời. Số chim chết mỗi năm tại Mỹ trong hành trình di trú do đâm vào cửa kính của các toà nhà cao tầng có thể lên tới hàng trăm triệu con. Ô nhiễm ánh sáng cũng có thể làm rối loạn sự di chuyển của một số loài động vật giúp cho thụ phấn như bướm đêm, gây ra các hậu quả trực tiếp, như sự biến mất của nhiều loài cây có hoa phụ thuộc vào sự thụ phấn để sinh sản. [...] Sự chiếu sáng ban đêm còn làm đảo lộn các nhịp sinh học và ảnh hưởng tới các hệ sinh thái. Chẳng hạn, trong các hồ nước, một sự chiếu sáng thái quá có thể làm cho động vật phù du không ăn tảo nữa, dẫn tới sự sinh sôi nảy nở của loài tảo, làm vi khuẩn biến đổi và tăng mạnh hoạt động, nhiều động vật có xương sống và cá thiếu oxy.

(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Sđd, tr. 484 – 485)

Câu 1:  Xác định nội dung chính trong mỗi đoạn văn.

Trả lời:

Nội dung chính trong đoạn văn thứ nhất là nguyên nhân của ô nhiễm ánh sáng. Nội dung chính trong đoạn văn thứ hai là tác hại của ô nhiễm ánh sáng đối với kinh tế và sinh thái. Nội dung chính trong đoạn văn thứ ba: Tác hại của ánh sáng nhân tạo đối với hệ động thực vật.

Câu 2: Bạn có nhận xét gì về cách trình bày thông tin của tác giả trong đoạn trích?

Trả lời:

Các thông tin được trình bày trong đoạn trích rất logic, hệ thống. Những thông tin chính đều được triển khai chi tiết bởi các ý phụ và bằng chứng cụ thể. Các ý được trình bày theo trật tự chặt chẽ. Đồng thời, tác giả luôn đưa ra những bằng chứng cụ thể, xác thực nhằm thuyết minh cho mỗi ý mà mình cung cấp.

Câu 3: Những thông tin được cung cấp trong đoạn trích gợi cho bạn suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người với các hệ sinh thái trên Trái Đất?

Trả lời:

Trách nhiệm của con người với các hệ sinh thái trên Trái Đất:  Con người cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ các hệ sinh thái. Để duy trì được sự cân bằng trong hệ sinh thái, con người cần biết bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng các thiết bị chiếu sáng (chỉ sử dụng khi cần thiết, tiết kiệm), trồng thêm nhiều cây xanh, …

4.    VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)

Câu 1: Phân tích tác phẩm Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Trả lời:

Tác phẩm viết về đề tài bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Nhan đề của bài đã giới thiệu khái quát nội dung của văn bản, tạo sự chú ý và giúp người đọc định hướng nhận biết nội dung của văn bản đó là "Phục hồi được tầng ozone là một thành công hiếm hoi của những nỗ lực toàn cầu." 

Phần sa-pô của bài đã giới thiệu khái quát nội dung của văn bản, tạo sự chú ý và giúp người đọc định hướng nhận biết nội dung của văn bản: tình hình về tầng ozone đang sáng sủa và câu chuyện phục hồi, bảo vệ tầng ozone đã chứng tỏ rằng khi khoa học và quyết tâm chính trị hợp lực, thế giới có thể thay đổi vận mệnh của mình. Phần chữ in đậm đã cung cấp thông tin chính của từng phần/ mục trong văn bản, tạo bố cục mạch lạc cho văn bản, giúp người đọc dễ tiếp nhận văn bản. 

Văn bản có hai dòng chữ in đậm đó là khoa học vào vai thám tử và đồng lòng. Hai dòng chữ in đậm giúp người đọc hình dung được vấn đề mà tác giả muốn đề cập đến điều gì trong văn bản. 

Có những nghiên cứu về tầng ozone như sau:  

=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 3. Phục hồi tầng ozone – Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (lê my)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay