Giáo án PowerPoint Công nghệ 6 Cánh diều Bài 7: Chế biến thực phẩm
Giáo án PowerPoint Công nghệ 6 Cánh diều Bài 7: Chế biến thực phẩm. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Công nghệ 6 Cánh diều Bài 7: Chế biến thực phẩm
Ai nhanh hơn?
Chia lớp thành 2 nhóm, lên bảng liệt kê các món ăn được chế biến từ thịt. Trong thời gian 5 phút, đội nào viết được nhiều hơn đội đó giành thắng cuộc.
BÀI 7: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
NỘI DUNG BÀI HỌC
Vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm
Một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến
Các nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh
Thực hành chế biến thực phẩm – Món rau trộn
- Vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm
Đọc nội dung phần I, quan sát các hình 7.1 trang 33 SGK và trả lời câu hỏi:
Em hãy cho biết H7.1 thể hiện vai trò, ý nghĩa nào của chế biến thực phẩm?
KẾT LUẬN
- Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
Vai trò ý nghĩa của chế biến thực phẩm:
- Đa dạng hoá các sản phẩm.
- Tăng khả năng hấp thu, tiêu hoá chất dinh dưỡng cho người sử dụng.
- Bảo vệ thực phẩm không bị hư hỏng.
- Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho người sử dụng.
- Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị thực phẩm.
- Kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm.
- Một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến
Đọc nội dung phần II và quan sát các hình từ 7.2 đến 7.7 ở trang 34, 35 SGK và nêu một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến và sản phẩm của các phương pháp đó.
Hoạt động nhóm
Chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận trong 3 phút:
+ Nhóm 1, 2: tìm hiểu phương pháp lên men, luộc, hấp
+ Nhóm 3, 4: tìm hiểu phương pháp chiên (rán) và nướng.
+ Nhóm 5, 6: tìm hiểu phương pháp đóng hộp, phơi, sấy.
KẾT LUẬN
- Lên men
- Lên men là phương pháp chế biến thực phẩm trong đó đường trong nguyên liệu chuyển thành acid hoặc cồn nhờ vi sinh vật.
- Ví dụ: muối chua rau củ, làm sữa chua, làm nem chua, ủ rượu vang,...
- Phương pháp luộc, hấp
Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi của nước hoặc hơi nước.
Khi hấp, thực phẩm chín nhanh và không bị ngâm trong nước nên chất dinh dưỡng ít bị tổn thất hơn so với các phương pháp khác như luộc, hầm...
- Phương pháp đóng hộp
Đóng hộp là phương pháp chế biến thực phẩm bằng nhiệt độ cao và đựng trong bao bì kín (lọ thuỷ tinh, hộp kim loại,...).
- Phương pháp chiên (rán)
Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi (hơn 150°C) của dầu, mỡ.
Thực phẩm sau khi chiên hoặc rán chứa nhiều chất béo và những chất có hại cho sức khoẻ, nên được khuyến cáo ăn hạn chế.
- 5. Phương pháp nướng
Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ cao (160 – 205°C).
Thực phẩm nướng chứa những chất có nguy cơ gây ung thư, vì vậy được khuyến cáo ăn hạn chế.
- Phơi, sấy
Phơi, sấy là phương pháp làm khô thực phẩm.
Phơi là dùng năng lượng từ ánh sáng mặt trời
Sấy dùng năng lượng từ điện, xăng, dầu hay than củi,...
III. Các nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh
Đọc nội dung phần III trong SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1: Có bao nhiêu nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh?
A.3 B.4 C.5 D.6
=> Đáp án C
Câu 2: Để đảm bảo an toàn vệ sinh cho người sử dụng, thực phẩm vừ nấu chín nếu ăn sau 2 giờ thì phải bảo quản ở nhiệt độ nào dưới đây:
- 4°C B. 10°C C. 16°C D. 22°C
=> đáp án A
Câu 3: Hãy chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống:
đun nóng kĩ đun nóng lây nhiễm mầm bệnh
lây nhiễm bụi bẩn sống và chín tươi và khô
Tách biệt thực phẩm...................., cũ và mới để tránh.............................. từ thực phẩm sống qua thực phẩm chín; thực phẩm cũ phải được................................ trước khi sử dụng.
- Sống và chín Lây nhiễm mầm bệnh 3. Đun nóng kĩ
KẾT LUẬN
Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết để bảo đảm cho thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng.
Các nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh:
- Giữ vệ sinh khi chế biến: Người chế biến thực phẩm phải khoẻ mạnh, mặc trang phục đúng quy định, có hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm. Dụng cụ và nơi chế biến phải luôn sạch sẽ, gọn gàng, khô ráo.
- Chọn nguyên liệu tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tách biệt thực phẩm sống và chín, cũ và mới để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ thực phẩm sống qua thực phẩm chín; thực phẩm cũ phải được đun nóng kĩ trước khi sử dụng.
- Chế biến thực phẩm đúng cách để giữ được các chất dinh dưỡng, giúp món ăn hấp dẫn và đảm bảo tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Bảo quản thực phẩm đúng nhiệt độ.
- Thực hành chế biến thực phẩm – Món rau trộn
Hoạt động nhóm
Đọc nội dung phần IV SGK và điền những từ/ cụm từ còn thiếu vào trong sơ đồ quy trình chế biến món rau trộn dưới đây:
Khi chế biến món rau trộn, em cần phải đeo bao tay nilon khi thực hiện những công việc nào? Vì sao?
Trong các bước của quy trình chế biến món rau trộn, bước nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Thực hành
Các nhóm chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ để tiến hành thực hành chế biến món rau trộn.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy kể tên các món ăn có thể chế biến từ đậu nành.
Gợi ý: Đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua đậu nành, phù trúc/váng đậu, hạt đậu nành rang/chiên, bột đậu nành…
Váng đậu
Bột đậu nành
Đậu phụ
Sữa đậu nành
Câu 2: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp phơi và sấy.
Phương pháp | Ưu điểm | Nhược điểm |
Phơi | Chi phí thấp do: - Không phải mua thiết bị. - Dùng năng lượng tự nhiên (từ ánh nắng mặt trời). - Thực hiện đơn giản, dễ dàng. | - Phụ thuộc vào thời tiết, có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thời gian làm khô dài. - Cần nhiều công lao động. |
Sấy | - Chủ động điều khiển nhiệt độ, độ ẩm,... đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thời gian làm khô ngắn, tiết kiệm nhiều. - Có thể vận hành tự động, điều khiển từ xa, số lượng lớn. | Chi phí cao do: - Đầu tư thiết bị sấy. - Dùng năng lượng nhân tạo (từ điện, than, củi,...) - Vận hành phức tạp, người lao động phải được đào tạo. |
VẬN DỤNG
- Để sản xuất ô mai từ hoa quả, thông thường phải làm khô nguyên liệu trước khi tẩm ướp gia vị, em hãy cho biết có thể làm khô hoa quả bằng những phương pháp nào? Theo em, phương pháp nào là tốt nhất? Vì sao?
- Gia đình em thường sử dụng những phương pháp nào ở trên để chế biến món ăn?
- Khi chế biến món thịt luộc, em sẽ phải tiến hành thế nào để đảm bảo các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn tập kiến thức đã học
Hoàn thành bài tập vận dụng
Xem trước nội dung bài 8
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 7