Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 6 » Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên


BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Nêu tên các phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hàng ngày ở hình sau

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. KHÁI NIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CH: Thế nào là hiện tượng tự nhiên?

Mọi hiện tượng tự nhiên đều xảy ra theo một quy luật nhất định

=> Các định luật tự nhiên

KL: Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

  1. VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG

* Hoạt động cá nhân:

Nhiệm vụ:

Hãy cho biết các vật sau đây vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống.

  1. Con người 2. Trái Đất
  2. Cái bàn 4. Cây lúa
  3. Con voi 6. Cây cầu

CH: Phát biểu ý nghĩa về các lĩnh vực Vật lí học, Hóa học, Sinh học.

TL: Sinh học nghiên cứu về vật sống.

  • Hóa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng.
  • Vật lí học nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.
  • ……

* Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ:

  • Thực hiện các thí nghiệm trong Hình 1.1 SGK trang 8.
  • Quan sát và nêu hiện tượng.

Sắp xếp các hiện tượng vừa làm thí nghiệm vào 3 lĩnh vực chính của KHTN bằng cách đánh dấu X vào bảng sau:

Hiện tượng

Lĩnh vực khoa học tự nhiên

Sinh học

Hóa học

Vật lí học

a

 

 

 

b

 

 

 

c

 

 

 

d

 

 

 

Trả lời:

Hiện tượng

Lĩnh vực khoa học tự nhiên

Sinh học

Hóa học

Vật lí học

a

 

 

X

b

 

X

 

c

 

 

X

d

X

 

 

  1. KHOA HỌC TỰ NHIÊN VỚI CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Quan sát hình, so sánh các phương tiện mà con người sử dụng trong một số lĩnh vực đời sống trước đây và hiện nay. Tìm thêm ví dụ.

? Chỉ ra những lợi ích và tác hại của các ứng dụng khoa học tự nhiên đối với đời sống.

 

Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ:

Tìm hiểu tiểu sử của một nhà khoa học nổi tiếng rồi viết tóm tắt về quốc tịch, ngày sinh, phát minh quan trọng và điều mà em thích nhất về nhà khoa học đó.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP+ VẬN DỤNG

Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên (KHTN)?

  1. Sinh Hoá.
  2. Thiên văn.
  3. Lịch sử.
  4. Địa chất.

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?

  1. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.
  2. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.
  3. Nghiên cứu về ngoại ngữ.
  4. Nghiên cứu về luật đi đường.

Câu 3: Vật nào dưới đây là vật sống?

  1. Vi khuẩn.
  2. Cành gỗ mục.
  3. Hòn đá.
  4. Cái bàn.

NHIỆM VỤ VỀ NHÀ

Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu để làm báo tường về một thành tựu của KHTN nói chúng hay về một lĩnh vực khoa học mà em yêu thích (Ví dụ: du hành vũ trụ, ô tô, máy bay….)

 

 

BÀI 2
AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình và cho biết: những hoạt động nào là không an toàn trong phòng thực hành?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

Khi làm thí nghiệm, chúng ta phải tiếp xúc với: nguồn điện; nguồn nhiệt, hoá chất, chất dễ cháy nỗ, dụng cụ sắc nhọn; động vật....

=> Cần biết các rủi ro và tai nạn có thể xảy ra khi học tập trong phòng thực hành, quy định an toàn để phòng tránh.

? Em hãy cho biết mỗi biển cảnh báo trong hình có ý nghĩa gì? Cả 3 biển cảnh báo có đặc điểm gì chung?

Các biển cảnh báo an toàn có màu sắc thể hiện quy định sau:

  • Màu đỏ: Cấm thực hiện
  • Màu xanh: Bắt buộc thực hiện
  • Màu vàng: Cảnh báo nguy hiểm

Một số biển cảnh báo an toàn: Cấm dùng lửa, phải đeo gang tay, điện cao thế

  1. Một số quy định an toàn trong phòng thực hành
  • Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).
  • Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.
  • Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm hoặc ngửi hoá chất.
  • Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm (vật sắc nhọn, chất dễ cháy nổ, chất độc, nguồn điện nguy hiểm,...).
  • Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ, rửa sạch tay bằng xà phòng.

Lưu ý

  • Khi chuẩn bị làm việc trong phòng thực hành, chúng ta cần kiểm tra mọi thứ trước khi bắt đầu.
  • Mối nguy hiểm trong phòng thực hành có thể liên quan đến việc sử dụng nước, hoá chất, đun nóng, các dụng cụ bằng thuỷ tinh dễ vỡ,...
  • Mối nguy hiểm có thể xảy ra do không tuân thủ các quy định an toàn hoặc do cách ứng xử không phù hợp (đùa nghịch, ăn uống trong lúc làm thí nghiệm).

Thảo luận cặp đôi:

  1. Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hoá chất?
  2. Tại sao chúng ta cần tuân thủ những nội quy, quy định trong phòng thực hành?

CH: Hãy chỉ ra nội dung cảnh báo ứng với mỗi kí hiệu trong hình sau đây:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP+ VẬN DỤNG

Bài 1: Các biển báo trong hình sau đây có ý nghĩa gì?

  1. Cấm thực hiện.
  2. Bắt buộc thực hiện.
  3. Cảnh bảo nguy hiểm.
  4. Không bắt buộc thực hiện.

Đáp án A

Câu 2: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

  1. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
  2. Làm theo các thí nghiệm xem trên Internet.
  3. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hoá chất.
  4. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Câu 3: Sắp xếp các tình huống dưới đây vào các cột “An toàn” và “Không an toàn”.

  1. a) Không được nếm các chất độc hại bằng miệng.
  2. b) Không đùa nghịch khi làm thí nghiệm.
  3. c) Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần bình hoá chất mà chỉ được dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hoá chất vào mũi.
  4. d) Đựng hoá chất trong các lọ dày, nút kín.
  5. e) Khi đã có găng tay thì không cần phải rửa tay, rửa sạch các dụng cụ sau khi hoàn thành thí nghiệm.

=> Kết luận:

An toàn

Không an toàn

a) Không được nếm các chất độc hại bằng miệng

e) Khi đã có găng tay thì không cần phải rửa tay, rửa sạch các dụng cụ sau khi hoàn thành thí nghiệm.

b) Không đùa nghịch khi làm thí nghiệm.

c) Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần bình hoá chất mà chỉ được dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hoá chất vào mũi.

d) Đựng hoá chất trong các lọ dày, nút kín.

NHIỆM VỤ VỀ NHÀ

  1. Học bài.
  2. Hoàn thành các bài tập trong SBT
  3. Chuẩn bị trước bài 3: Sử dụng kính lúp.

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay