Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể


BÀI 10 :CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Nước tồn tại ở những thể nào?

Những quá trình biến đổi đó diễn ra như thế nào?

Sự chuyển thể của chất tạo ra những sự biến đổi nào trên Trái Đất?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. CÁC THỂ CỦA CHẤT: THỂ RẮN, THỂ LỎNG, THỂ KHÍ

Mọi chất được tìm thấy trên Trái Đất thường ở thể rắn, thể lỏng, thể khí

  • Thể rắn: sắt, đá
  • Thể lỏng: nước, dầu ăn
  • Thể khí: không khí trong lốp xe,khí trong khinh khí cầu

* Thảo luận:

Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi

  1. Em hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng, khí mà em biết?
  2. Em có thể dung chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không?

* Tìm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng, khí

Chuẩn bị: 1 miếng gỗ nhỏ, 2 xi-lanh, nước pha có màu

Tiến hành:

Hoạt động cặp đôi

Nhiệm vụ:

  • Tiến hành các thí nghiệm như trong hình.
  • Rút ra nhận xét về hình dạng, khả năng chịu nén của chất ở thể rắn, thể lỏng, thể rắn

Bảng 10.2. Một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí

CH:

  • Để vận chuyển dầu thô (thể lỏng) từ biển vào đất liền ta có thể dùng những cách nào?
  • Khi mở lọ nước hoa một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể khí?
  • Nước từ nhà máy nước dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng?
  • Ta có thể đi trên mặt nước đóng băng đủ dày. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể rắn?
  1. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
  2. Sự nóng chảy và sự đông đặc
  • Trái Đất ấm lên thì băng tan ra
  • Hàn kim loại

CH: Sự nóng chảy là gì? Sự đông đặc là gì?

  • Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
  • Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

* Thí nghiệm theo dõi nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy

* Chuẩn bị: Nước đá viên, nước nóng, 1 ống nghiệm, 1 cốc thủy tinh, nhiệt kế

* Nhiệm vụ:

  • Thực hiện thí nghiệm, ghi lại nhiệt độ của nước trong ống nghiệm
  • Nhận xét nhiệt độ của nước trong quá trình nóng chảy.

Kết quả theo dõi nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

Thể

Ban đầu

  

 1  8

 

 

9

  

10

  

TL:

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

Thể

Ban đầu

0

Rắn

 1  8

0

 Rắn + lỏng

9

5

Lỏng

10

8

Lỏng

Kết luận: Nhiệt độ không thay đổi trong quá trình nước đá nóng chảy

  1. Sự hóa hơi và sự ngưng tự

Buổi sáng sớm ta thấy những giọt sương đọng trên lá. Khi nắng lên giọt sương biến mất. Vậy nước ở đâu đọng lại thành giọt sương và sau đó giọt sương biến mất đi đâu ?

CH: Sự ngưng tụ là gì? Sự hóa hơi là gì?

  • Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự hoá hơi.
  • Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

* Sự bay hơi và sự sôi

Khi sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng thì gọi là sự bay hơi, khi xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng thì gọi là sự sôi.

* Thí nghiệm theo dõi nhiệt độ của nước trong quá trình sôi

* Chuẩn bị: Nước cất, cốc thủy tinh chịu nhiệt, nhiệt kế, đèn cồn

Làm việc nhóm

Nhiệm vụ:

  • Tiến hành thí nghiệm, ghi lại nhiệt độ trên nhiệt kế trong quá trình đun nước sôi (1 phút ghi 1 lần, ghi khoảng 4 – 5 lần)
  • Nhận xét nhiệt độ của nước trong quá trình sôi

Kết quả theo dõi nhiệt độ của nước đá trong quá trình nước sôi

Thời gian

Nhiệt độ (0C)

Hiện tượng

Ban đầu

  

 1 phút

 

 

2 phút

  

3 phút

  

4 phút

  

5 phút

  

TL:

Thời gian

Nhiệt độ (0C)

Hiện tượng

Ban đầu

65

Nước bay hơi

 1 phút

75

 Nước bay hơi

2 phút

88

Nước bay hơi

3 phút

94

Nước bay hơi

4 phút

100

Nước sôi

5 phút

100

Nước sôi

Kết luận: Nước sôi ở khoảng 1000C, nhiệt độ không thay đổi trong quá trình nước sôi.

TỔNG KẾT

  1. Rắn, lỏng, khí là ba thể của chất. Chúng khác nhau ở các tình chất như: hình dạng, khả năng chịu nén, khả năng lan truyền
  2. Ở điều kiện thích hợp chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
  3. Sự nóng chảy, sự đông đặc, sự sôi của một chất xảy ra ở một nhiệt độ xác định
  4. Sự bay hơi và sự ngưng tụ xảy ra ở mọi nhiệt độ
  5. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Điền các từ thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Trên Trái Đất, nước tồn tại ở các thể (1) ………………………

Nước ở sông hồ, đại dương ở thể (2) ………… Ở thể này nước có khả năng (3)………………………….. nên có thể chảy từ sông vào biển.

Ở thể (4)….............. nước không có hình dạng cố định.

Khi nước ở thể (5)……… nó (6) ………………………… và (7)…………………… Do đó khi bị đóng băng, nước sông sẽ không thể chảy ra biển. Ta có thể đi trên mặt nước sông đóng băng.

TL:

(1) rắn, lỏng, khí

(2) lỏng

(3) chảy tràn trên bề mặt

(4) khí

(5) rắn

(6) có hình dạng cố định

(7) không chảy lan

Câu 2: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

  1. Tạo thành mây.
  2. Gió thổi.
  3. Mưa rơi.
  4. Lốc xoáy.

Câu 3: Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

  1. Dễ dàng nén được.
  2. Không có hình dạng xác định.
  3. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng.
  4. Không chảy được.

Câu 4: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra ở nhiệt độ xác định?

  1. Ngưng tụ.
  2. Hóa hơi.
  3. Bay hơi.
  4. Sôi.

D, HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Câu 1: Phơi quần áo ở nơi có nắng hoặc gió thì quần áo khô nhanh hơn. Theo em nắng và gió ảnh hưởng như thế nào đến sự bay hơi nhanh, chậm của nước?

Câu 2: Giải thích vì sao chất làm bình chứa phải ở thể rắn?

* Hướng dẫn về nhà:

  • Học thuộc ghi nhớ
  • Hoàn thành các bài tập trong SBT
  • Đọc trước bài mới

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay