Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 6 » Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 22: Cơ thể sinh vật sống

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 22: Cơ thể sinh vật sống

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 22: Cơ thể sinh vật sống. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 22: Cơ thể sinh vật sống


BÀI 22: CƠ THỂ SINH VẬT

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Bằng mắt thường chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy con trùng amip dưới kính hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. CƠ THỂ LÀ GÌ?

CH: Quan sát Hình 22.1, em hãy cho biết:

Để cơ thể lớn lên, loài vật trong hình trải qua những quá trình nào?

Mở rộng:

Quá trình sinh lí ở cơ thể thực vật và động vật khác nhau:

  • Quá trình cảm ứng ở động vật: chó nhìn thấy người quen thì vẫy đuôi.
  • Quá trình cảm ứng ở thực vật: hiện tượng hướng sáng.

Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Quan sát Hình 22.2 và thảo luận các nội dung sau:

  1. 1. Kể tên cơ thể sống và vật không sống mà em quan sát được trong hình. Những đặc điểm nào giúp các em nhận ra một cơ thể sống?
  2. Để chuyển động trên đường, một chiếc ô tô hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt cháy và thải ra khí cacbon dioxide. Vậy cơ thể sống giống ô tô, xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao ô tô và xe máy không phải cơ thể sống

TL:

  • Cơ thể sống (vật sống): bé gái, con khỉ, cây xanh. Vật không sống: viên gạch, thanh sắt, tấm lưới.
  • Đặc điểm của cơ thể sống: cá thể sinh vật (bé gái, con khỉ) có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản.
  • Điểm giống nhau giữa cơ thể sống với một chiếc ô tô hay xe máy là đều lấy oxygen và thải ra carbon dioxide nhưng o tô và xe máy không phải cơ thể sống vì không có đủ các quá trình sống cơ bản của một cơ thể.
  1. CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO
  • Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào khác nhau.
  • Tùy thuộc vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, tất cả các sinh vật trên Trái đất được chia làm hai nhóm lớn là cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

CH:

+ Em hãy phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

+ Lấy ví dụ cụ thể.

TL:

Cơ thể đơn bào

Cơ thể đa bào

§  Có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào.

§  Thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản.

§  Ví dụ: vi khuẩn, nấm men, nguyên sinh vật.

 

§  Có cấu tạo gồm nhiều tế bào.

§  Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng sống riêng biệt nhưng phối hợp với nhau thực hiện quá trình sống của cơ thể.

§  Ví dụ: thực vật, động vật, con người.

Cơ thể đơn bào: Vi khuẩn, các cơ thể nấm men bánh mì đơn bào

C, HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?

  1. Cảm ứng và vận động
  2. Sinh trưởng
  3. Bài tiết
  4. A, B, C đều đúng

Đáp án D

Hoàn thành các quá trình sống cơ bản còn thiếu ( sơ đồ):

  • Cho các đối tượng sau: miếng thịt lợn, chiếc bút, con gà, chiếc lá, cây rau ngót, chiếc kéo, mật ong, chai nước, chiếc bàn (các cây và con vật đưa ra đều đang sống).
  • Em hãy sắp xếp các đối tượng trên vào nhóm vật sống và vật không sống và giải thích lí do vì sao em sắp xếp như vậy.
 

Đối tượng

Lí do

Vật sống

Con gà, cây rau ngót

Sinh vật có đủ quá trình sống cơ bản của một cơ thể

Vật không sống

Miếng thịt lợn, chiếc bút, chiếc lá, chiếc bút, chiếc kéo, mật ong, chai nước, chiếc bàn.

Không có quá trình sống.

Đánh dấu x vào ô trống  trước các ý đúng:

 

Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào khác nhau.

 

Tùy thuộc vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, tất cả sinh vật trên Trái đất được chia làm hai nhóm là cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

 

Cơ thể đơn bào có tổ chức phức tạp, được cấu tạo từ nhiều tế bào

 

Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào

 

Trùng roi, cây bưởi, cây lim, con gà, con chó là cơ thể đa bào.

 

Vi khuẩn, nấm men là cơ thể đơn bào.

Trả lời:

X

Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào khác nhau.

X

Tùy thuộc vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, tất cả sinh vật trên Trái đất được chia làm hai nhóm là cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

 

Cơ thể đơn bào có tổ chức phức tạp, được cấu tạo từ nhiều tế bào

X

Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào

 

Trùng roi, cây bưởi, cây lim, con gà, con chó là cơ thể đa bào.

X

Vi khuẩn, nấm men là cơ thể đơn bào.

* Hướng dẫn về nhà:

  • Thực hiện bộ sưu tập tranh ảnh về sinh vật đơn bảo và đa bào
  • Đọc trước Bài 23 – Tổ chức cơ thể đa bào

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay