Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 6 » Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào


BÀI 23: CƠ THỂ ĐA BÀO

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  • Em hãy cho biết cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào là gì.
  • Lấy ví dụ cụ thể.
  • Em không thể chiến thắng một trận bóng đá nếu chỉ đá một mình. Trong một đội bóng, mỗi cầu thủ ở các vị trí khác nhau cùng phối hợp trong khi chơi bóng. Trong cơ thể, các tế bào hoạt động theo cách đó.
  • Vậy các tế bào được tổ chức và phối hợp với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào?
  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA CƠ THỂ ĐA BÀO

Quan sát Hình 22.1:

  • Em hãy nêu tên các cấp tổ chức của cơ thể đa bào và thể hiện bằng sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp tổ chức từ thấp đến cao.
  1. Tế bào
  2. Cơ quan
  3. Hệ cơ quan
  4. Cơ thể

*Thảo luận và trả lời câu hỏi

Quan sát Hình 23.2 và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

  • Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E cho phù hợp.
  • Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình.

TL:

Các cấp độ tổ chức cơ thể: A (tế bào), B (mô), C (cơ quan), D (hệ cơ quan), E (cơ thể).

Tên cơ quan của động vật và thực vật:

  • Động vật: tế bào, mô, tim, hệ cơ quan, cơ thể.
  • Thực vật: tế bào, mô, lá, hệ cơ quan, cơ thể.
  1. TỪ TẾ BÀO TẠO THÀNH MÔ

Ở cơ thể đa bào, nhóm các tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành mô.

Quan sát Hình 23.3, 23.4: Nêu một số mô ở người và thực vật.

Một số mô ở người và thực vật

+ Mô ở người: mô liên kết, mô cơ, mô biểu bì ở da

+ Mô ở động vật: mô mạch gỗ, mô biểu bì, mô mạch rây

* Mở rộng – Mô ở người:

+ Mô liên kết:

  • Mô liên kết dinh dưỡng
  • Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương.

+ Mô cơ:

  • Mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.

+ Mô biểu bì ở da:

  • Mô biểu bì bao phủ.
  • Mô biểu bì tuyến

 

III. TỪ MÔ TẠO THÀNH CƠ QUAN

  • Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan.
  • Mỗi cơ quan giữ một vai trò nhất định trong cơ thể.

Quan sát Hình 23.5

Em hãy xác định vị trí và chức năng một số cơ quan trong cơ thể người.

Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Quan sát Hình 23.6, hãy xác định vị trí và gọi tên các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D. Ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây:

  1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.
  2. Tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể.
  4. Tạo ra quả và hạt.

Tên gọi và chức năng của các cơ quan ở thực vật có hoa:

  • Hoa: Tạo ra quả và hạt
  • : Tạo ra chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Thân: Nâng đỡ và vận chuyển các chất dinh dưỡng
  • Rễ: Hút nước và chất khoáng cho cơ thể
  1. TỪ CƠ QUAN TẠO THÀNH HỆ CƠ QUAN

Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể gọi là hệ cơ quan.

Các hệ cơ quan và chức năng của các hệ quan trong cơ thể con người

Hệ tuần hoàn

(Tim, phổi, não, thận)

Mạng lưới gồm máu, mạch máu và bạch huyết. Hệ tuần hoàn vận chuyển oxy, hormon và các chất dinh dưỡng thiết yếu vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp nó hoạt động tốt.

Hệ hô hấp (Mũi, phổi, thanh quản, phế quản): Cung cấp oxy đến các cơ quan trong cơ thể và loại bỏ khí thải.

Hệ tiêu hóa (Miệng, thanh quản, cơ hoành, dạ dày, lá lách, gan, tuyến tụy, ruột non): Giúp cơ thể chuyển thức ăn thành chất dinh dưỡng thông qua quá trình phân hủy hóa học

Hệ xương (206 xương): Tạo ra các tế bào máu, lưu trữ các khoáng chất quan trọng và giải phóng các hormon cần thiết cho sự sống.

Hệ cơ (Cơ tim, cơ xương, cơ trơn): Cho phép cơ thể chuyển động thông qua sự co cơ

Hệ thần kinh (Não bộ, tủy sống, các dây thần kinh): Điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong; vận hành các hoạt động thiết yếu của cơ thể như thở, tiêu hóa.

Hệ bài tiết (Thận, niệu đạo, bàng quang, niệu quản): Giúp cơ thể lọc và đào thải các loại chất cặn bã ra khỏi cơ thể và duy trì lượng nước cần thiết cho hoạt động sống của con người; cân bằng chất điện giải trong các loại chất lỏng cơ thể, duy trì độ pH trong máu.

Hệ nội tiết (tuyến tùng, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến ức, tinh hoàn và buồng trứng): Điều chỉnh các quá trình thiết yếu trong cơ thể như sự phát triển, tăng trưởng, trao đổi chất, cân bằng nội môi và sự phát triển tình dục.

Hệ sinh sản

+ (Hệ thống sinh sản ở nữ giới: Tử cung, cổ tử cung, âm đạo, buồng trứng.

+ Hệ thống sinh sản ở nam giới: Dương vật, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, tinh hoàn.)

Các hệ cơ quan chính của thực vật:

  • Hệ chồi (thân, lá, các cành, hoa): thường ở trên mặt đất.
  • Hệ rễ: chính, rễ phụ.

TỔNG KẾT KIẾN THỨC BÀI HỌC ( Em đã học SGK)

C, HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng:

X

Mô gồm nhóm các tế bào cùng thực hiện một chức năng.

 

Cơ quan gồm nhiều tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng.

X

Hệ cơ quan gồm một nhóm các cơ quan phối hợp với nhau thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể.

 

Não, tim, dạ dày là các mô ở cơ thể người.

 

X

Một số cơ quan của cơ thể người: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh,…

Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:

Tế bào=> Mô=> Cơ quan=> Hệ cơ quan=> Cơ thể

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hãy tìm hiểu về sự ảnh hưởng khi một số cơ quan trong cơ thể bị tổn thương tới cơ thể của chúng ta và đưa ra cách chăm sóc để cơ quan đó khỏe mạnh.

Cơ quan bị đau

Ảnh hưởng đến cơ thể

Cách chăm sóc

Dạ dày

Đau bụng, khó tiêu

Ăn, ngủ đúng giờ, hạn chế ăn đồ cay nóng.

Phế quản

Đau họng, ho

Không nói to, hạn chế uống nước lạnh.

Thận

Đau bụng

Không nhịn tiểu, uống nhiều nước.

* Hướng dẫn về nhà:

Giải thích được vì sao khi một cơ quan trong cơ thể bị tổn thương thì cả cơ thể đều ảnh hưởng.

Đọc trước Bài 24 – Thự hành quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào

Làm các bài tập của Bài 23

Sách bài tập

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay