Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học


BÀI 4
SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Dùng kính lúp ta có thể quan sát được gân của lá cây, nhưng có quan sát được tế bào của lá cây không?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Tìm hiểu về kính hiển vi quang học

Chỉ ra các bộ phận chính của kính hiển vi:

+ Thân kính

+ Đĩa quay gắn các vật kính

+ Ốc to

+ Ốc nhỏ

+ Chân kính

+ Thị kính

+ Vật kính

+ Bàn kính

+ Đèn chiếu sáng

CH: Nêu công dụng của kính hiển vi quang học

TL:

- Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật mẫu từ 40 – 3000 lần.

- Kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.

* Thảo luận cặp đôi

Nhiệm vụ:

  • Những mẫu vật nào sau đây không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học? Giải thích tại sao?
  • Côn trùng (ruồi, kiến, ong,…)
  • Giun, sán dây
  • Các tép cam, tép bưởi
  • Các tế bào thực vật, động vật
  1. Sử dụng kính hiển vi quang học

Cách sử dụng kính hiển vi quang học:

Bước 1: Chọn vật kính thích hợp theo mục đích quan sát.

Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).

Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

Bước 5: Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn rõ vật nhất.

* Hoạt động nhóm

Nhiệm vụ: Quan sát tế bào lá cây bằng kính hiển vi quang học

  • Trình bày các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
  • Mô tả các tế bào lá cây mà em nhìn thấy
  1. Bảo quản kính hiện vi quang học

Bảo quản kính hiển vi quang học

  • Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng.
  • Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.
  • Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG

Câu 1. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm

  1. thị kính, vật kính.
  2. chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.
  3. ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chính tinh).
  4. đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng.

Đáp án A

Câu 2. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?

  1. Con ong.
  2. Con kiến.
  3. C. Tế bào biểu bì vảy hành.
  4. Tép bưởi.

Đáp án C

Câu 3. Tế bào thịt quả cà chua có đường kính khoảng 0,55 mm. Để quan sát tế bào thịt quả cà chua thì chọn kính hiển vi có độ phóng to nào dưới đây là phù hợp?

  1. 400 lần.
  2. 40 lần.
  3. 1 000 lần.
  4. 3 000 lần.

Đáp án D

* Nhiệm vụ về nhà:

  1. Học bài.
  2. Hoàn thành các bài tập trong SBT
  3. Chuẩn bị trước bài 5: Đo chiều dài

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay