Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều Bài 10. Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch
Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 10. Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều Bài 10. Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch
Bài 10. Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch
NỘI DUNG BÀI HỌC
- HỖN HỢP, CHẤT TINH KHIẾT
- HUYỀN PHÙ, NHŨ TƯƠNG
- DUNG DỊCH
- CHẤT RẮN HOÀ TAN VÀ KHÔNG HOÀ TAN TRONG NƯỚC
- HỖN HỢP, CHẤT TINH KHIẾT
- Thế nào là hỗn hợp?
- Nước muối sinh lí, bột canh có phải là hỗn hợp hay không? Chỉ ra các thành phần nếu là hỗn hợp?
- Hỗn hợp
- Gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
+ Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tinh chất của nó.
- Nước muối và bột canh là hỗn hợp.
+ Trong nước muối sinh lí: có hai thành phần là sodium chloride và nước.
+ Trong bột canh: có các chất thành phần như muối, đường,...
Nếu loại bỏ chất sodium chloride ra khỏi nước muối sinh lí có thu được chất tinh khiết không?
Loại bỏ chất sodium chloride ra khỏi nước muối sinh lí ta thu được chất tinh khiết là nước
- Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
- Hỗn hợp nước muối: nước và muối hoà tan vào nhau, không xuất hiện ranh giới giữa chúng.
=> Hỗn hợp đồng nhất.
- Hỗn hợp dầu ăn và nước: không hoà tan được vào nhau, xuất hiện ranh giới giữa hai chất.
=> Hỗn hợp không đồng nhất.
- Chất tinh khiết
- Là chất không bị lẫn chất nào khác.
- Hầu hết các loại nước biển, nước sông,… kể cả nước máy sinh hoạt đều bị lẫn một số tạp chất.
=> Loại bỏ chúng ta sẽ thu được nước tinh khiết.
VD: Nước tinh khiết
- Chứa 11,2% hydrogen
- Chứa 88,8% oxygen
- Nhiệt độ sôi 100°C
- Nhiệt độ đông đặc ở 0°C tại áp suất thường
- Khối lượng riêng D=1g/ml
- HUYỀN PHÙ, NHŨ TƯƠNG
- Quan sát cốc nước cam khi mới vắt xong và cho biết em có nhận xét gì?
- - Trong cốc có các tép cam lơ lửng và không tan trong nước.
- => Nước cam là một hỗn hợp huyền phù.
- - Huyền phù là chất rắn lơ lửng trong chất lỏng.
- - Một số ví dụ về huyền phù:
Thí nghiệm: Quan sát thành phần nhũ tương
- Khuấy đều một thìa nhỏ dầu ăn vào 20ml giấm.
- Nhận xét thành phần của hỗn hợp tạo thành?
- Nhận xét: Hỗn hợp không hoà tan vào nhau, dầu ăn lơ lửng trong giấm.
=> Hỗn hợp dầu ăn và giấm là nhũ tương.
- Nhũ tương: là một hỗn hợp mà trong đó một chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác.
- Một số nhũ tương thường gặp: dầu giấm, viên nang dầu cá,…
III. DUNG DỊCH
- Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất hoà tan vào nhau.
- Dung môi: là chất có lượng chiếm phần nhiều hơn.
- Nước hoà tan các chất rắn, lỏng, khí tạo thành dung dịch.
- Các chất lỏng khác: acetone, ethanol,… được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và phòng thí nghiệm
- CHẤT RẮN HOÀ TAN VÀ KHÔNG HOÀ TAN TRONG NƯỚC
Kể tên một số chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước?
- Một số chất rắn tan được trong nước và một số chất rắn không tan được trong nước.
- Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau.
Thí nghiệm: Kiểm tra tính tan của bột đá vôi và muối ăn
Lấy bột đá vôi/muối ăn cho vào cốc nước cất, khuấy đều => Để lắng rồi gạn lấy phần nước trong
=> Nhỏ vài giọt lên tấm kính sạch => Hơ trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nước bay hơi hết
- Nhận xét: bột đá vôi là chất rắn không hoà tan, muối ăn là chất rắn hoà tan.
Một số chất rắn hoà tan trong nước: đường, muối ăn,…
Một số chất rắn không hoà tan trong nước: đồng, chì, kẽm, cát, đá,…
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất rắn hoà tan trong nước
Tiến hành thí nghiệm
- Lần lượt cho đường vào hai cốc nước, khuấy đều để đường tan hoàn toàn.
- Tiếp tục thêm đường đến khi không thể hoà tan nữa.
- Quan sát và nhận xét.
Khi tăng nhiệt độ hoặc thể tích nước, lượng đường tan trong nước càng nhiều
Phụ thuộc vào nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước
Khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn trước khi hoà tan
=> Dễ hoà tan và hoà tan nhanh hơn
LUYỆN TẬP
Câu 1. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
- Gỗ
- Sodium cloride
- Nước khoáng
- Nước biển
=> B
Câu 2. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:
- Tính chất của chất
- Thể của chất
- Mùi vị của chất
- Số chất tạo nên
=> D
Câu 3. Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch?
- Hỗn hợp nước đường
- Hỗn hợp nước muối
- Hỗn hợp bột mì và nước
- Hỗn hợp nước và rượu
=> A
Câu 4. Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
- Nghiền nhỏ muối ăn
- Đun nóng nước
- Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy
- Bỏ thêm đá lạnh vào
- D
Câu 5. Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng nhỏ tan trong nước, phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là:
- Dung dịch
- Chất tan
- Huyền phù
- Nhũ tương
=> C
Câu 6. Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là:
- Dung dịch
- Nhũ tương
- Huyền phù
- Chất tinh khiết
- B
VẬN DỤNG
Câu 1. Điền các khái niệm thích hợp vào bảng sau:
Mô tả | Khái niệm |
Chất không có lẫn chất khác | |
Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau | |
Hai chất trộn lẫn vào nhau, thành phần các chất ở mọi vị trí trong hỗn hợp giống nhau | |
Hai chất trộn lẫn vào nhau, thành phần các chất không giống nhau ở mọi vị trí trong hỗn hợp |
Câu 2. Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương để hoàn thành bảng sau:
Phân biệt | Đặc điểm | Ví dụ |
Dung dịch | Là chất hoà tan được trong dung môi, tạo thành hỗn hợp đồng nhất | Nước đường, nước muối,… |
Huyền phù | Là hỗn hợp gồm các hạt rắn lơ lửng, phân tán trong môi trường lỏng | Nước sông, bột sắn dây,… |
Nhũ tương | Là hỗn hợp gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường lỏng | Mayonnaise, dầu cá,… |
VẬN DỤNG
Câu 3. Cho các hỗn hợp: nước phù sa, nước trà và sữa tươi. Xác định xem từng hỗn hợp thuộc loại nào?
Nước trà
Sữa tươi
Phù sa
Câu 4: Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết:
- Nước suối, nước máy có phải là nước tinh khiết không?
- b. Tại sao khi đun nước lấy từ máy lọc nước thì trong ấm bị đóng cặn hơn?
- c. Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm?
*Trả lời:
- Nước suối, nước máy không phải là nước tinh khiết vi ngoài nước còn có thêm các chất khác (chất đóng cặn).
- Đun sôi nước lấy từ máy lọc sẽ xuất hiện ít cặn trong ấm hơn vì máy lọc đã loại bỏ bớt các chất có trong nước tự nhiên.
- Nếu có cặn trong ấm, có thể dùng giấm ăn hoặc nước chanh để ngâm ấm một thời gian, các chất cặn sẽ tan ra.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Vẽ sơ đồ tư duy để củng cố bài học.
- Ôn lại bài cũ và làm bài tập sgk.
- Đọc và chuẩn bị bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6