Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều Bài 11. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 11. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều Bài 11. Tách chất ra khỏi hỗn hợp


KHỞI ĐỘNG

  • Biển có rất nhiều nước nhưng lại không thể uống được.
  • Vậy làm thế nào để có thể biến nước biển thành nước ngọt?

Bài 11. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. I. CÔ CẠN
  2. LỌC

III. CHIẾT

  1. CÔ CẠN

Nghiên cứu sách giáo khoa và trình bày các bước tách muối ra khỏi dung dịch nước muối bằng phương pháp cô cạn.

THÍ NGHIỆM 1: Tách muối ra khỏi dung dịch nước muối

B1: Nhỏ 1ml dung dịch nước muối vào bát sứ

B2: Đun nóng bát sứ trên ngọn đèn cồn để hơi nước bay hết

  • Thu được thành phẩm là muối ăn ở dạng rắn

THÍ NGHIỆM 1: Tách muối ra khỏi dung dịch nước muối

Dựa vào tính chất vật lí nào của muối để tách nó ra khỏi dung dịch nước muối?

- Tính chất vật lí của muối:

+ Muối ăn là chất rắn tan trong nước.

+ Không bị hoá hơi khi đun nóng.

=> Dùng phương pháp cô cạn để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.

=> Có thể tách chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao khỏi dung dịch của nó bằng cách cô cạn.

Thí nghiệm 2: Tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước

  • Theo em, nên dùng phương pháp nào để tách cát ra khỏi nước?
  • Liệt kê các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm?
  1. LỌC

- Cát: chất rắn không tan trong nước => Dùng phương pháp lọc

Dụng cụ

  • Giá sắt có kẹp
  • Phễu thuỷ tinh
  • Giấy lọc
  • Cốc thuỷ tinh
  • Bình tam giác

THÍ NGHIỆM 2: Tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước

B1: Gấp giấy lọc và đặt vào phễu lọc như hình

B2: Đặt phễu lọc lên bình tam giác, làm ướt giấy lọc bằng nước

B3: Để cát trong hỗn hợp lắng xuống

B4: Rót từ từ hỗn hợp cát và nước xuỗng phễu lọc, tráng cốc và đổ tiếp vào phễu. Chờ cho nước chảy xuống bình tam giác.

Dựa vào tính chất vật lí nào của cát để tách nó ra khỏi nước?

- Tính chất vật lí của cát: là chất rắn không tan trong nước.

=> Dùng phương pháp lọc để loại bỏ nước ra khỏi hỗn hợp và thu được cát.

=> Có thể tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng bằng cách lọc.

III. CHIẾT

THÍ NGHIỆM 3: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước

  • Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp.
  • Cần phải dùng những dụng cụ gì để tiến hành thí nghiệm tách dầu ăn ra khỏi nước?
  • Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm:

- 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau.

- Có sự phân lớp giữa chúng: dầu ăn nhẹ hơn nên nổi lên trên nước.

  • Các dụng cụ: giá thí nghiệm, phễu chiết, bình tam giác.

B1: Đặt phễu lên giá thí nghiệm và khoá chặt

B2: Lắc đều hỗn hợp dầu ăn và nước rồi rót vào phễu chiết

B3: Đậy nắp phễu chiết. Để yên sau một thời gian cho dầu ăn và nước trong hỗn hợp tách thành lớp

B4: Mở nắp phễu chiết. Mở khoá phễu từ từ để thu lớp nước ở dưới bình tam giác

Dựa vào tính chất vật lí nào của dầu ăn để tách nó ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước?

- Tính chất vật lí của dầu ăn: là chất lỏng không tan trong nước.

=> Dùng phương pháp chiết để loại bỏ nước ra khỏi hỗn hợp và thu được dầu ăn.

=> Có thể tách các chất lỏng không hoà tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết.

KẾT LUẬN

Một số phương pháp vật lí dùng để tách các chất ra khỏi hỗn hợp:

  • Phương pháp lọc: tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
  • Phương pháp cô cạn: tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.
  • Phương pháp chiết: tách chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách đường hoà tan trong nước?

  1. Lọc
  2. Dùng máy li tâm
  3. Chiết
  4. Cô cạn

=> D

Câu 2. Nếu không may làm đổ bột mì vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng bột mì ra khỏi nước?

  1. Cô cạn
  2. Chiết
  3. Phơi
  4. Lọc
  • D

Câu 3. Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, nó có tác dụng gì?

  1. Lọc chất tan trong nước
  2. Lọc chất không tan trong nước
  3. Lọc và giữ lại khoáng chất
  4. Lọc hoá chất độc hại

Câu 4. Người dân ven biển đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối?

  1. Làm lắng đọng muối
  2. Lọc lấy muối từ nước biển
  3. Làm bay hơi nước biển
  4. Cô cạn nước biển

Câu 5: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

  1. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào
  2. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào
  3. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào
  4. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào
  • D

VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG NHÓM

  • Nhóm 1: Làm thế nào để tách hỗn hợp đường và bột mì?
  • Nhóm 2: Hãy trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn?

Phương pháp tách hỗn hợp đường và bột mì:

Hoà tan hỗn hợp vào nước, lọc qua giấy lọc

Bột mì bị giữ lại trên giấy lọc

Đường tan trong nước, chảy xuống cốc => Đun cách thuỷ để cô cạn và thu được đường ở dạng rắn

  • Phương pháp tách riêng hỗn hợp bột sắt, đồng và muối ăn:

- Dùng nam châm để hút bột sắt ra khỏi hỗn hợp, đồng và muối ăn không bị nam châm hút.

- Hoà tan hỗn hợp còn lại vào nước rồi cho qua phễu lọc.

=> Đồng không tan trong nước nên nằm trên phễu lọc và thu được dung dịch muối ăn.

- Cô cạn dung địch muối sẽ thu được muối ở dạng rắn.

Ở các vùng nông thôn, người dân thường sử dụng nước giếng khoan, giếng đào làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, các nguồn nước này thường hay bị nhiễm phèn và một số tạp chất. Làm thế nào để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước?

- Để loại bỏ các tạp chất ra khỏi nước giếng khoan, người ta thường sử dụng một hệ thống lọc gồm nhiều cột lọc.

=> Có khả năng giữ các chất bẩn và tạp chất để làm trong nước.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

- Học bài, trả lời câu hỏi sgk.

- Chuẩn bị trước bài 12.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay