Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định trong phòng thực hành

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định trong phòng thực hành. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định trong phòng thực hành


BÀI 2: MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO VÀ QUY ĐỊNH TRONG PHÒNG THỰC HÀNH

Thảo luận nhóm

Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau

  1. 1. Nếu muốn đo chiều cao, bạn dùng dụng cụ nào?
  2. 2. Nếu muốn biết thời gian bạn dùng dụng cụ nào?
  3. Nếu muốn nhìn thấy những vật rất nhỏ, bạn dùng dụng cụ nào?
  4. Một số dụng cụ đo

Một số dụng cụ đo trong học tập môn khoa học tự nhiên

Những dụng cụ đo nào mà tất cả HS đều nên biết cách sử dụng?

Thước kẻ

eke

Quan sát hình 2.1 SGK và kể tên các dụng cụ đo chiều dài, khối lượng, thể tích, thời gian và nhiệt độ trong môn KHTN.

  1. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích

Hoạt động cặp đôi

Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau:

  1. 1. Kể tên những dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng.
  2. 2. Nêu giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ.

Dụng cụ đo thể tích chất lỏng thường dùng là: bình chia độ, ống pipet, (cốc đong, chai, lo, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích).

Dùng ống hút nhỏ giọt để lấy một lượng chất lỏng

Dùng bình chia độ đo thể tích chất lỏng

KẾT LUẬN

  • Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo.
  • Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
  • Để chất lỏng vào bình chia độ, đặt bình chia độ thắng đứng.
  • Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
  • Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần với mực chất lỏng.

Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng thì ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đo?

  • Không nhìn được chính xác mực chất lỏng đang ở gần vạch chia nào, nên sẽ đọc sai kết quả.

Đo thể tích của một hòn đá

Quan sát hình và mô tả cách đo thể tích của một hòn đá

Thực hành

Hãy dùng bình chia độ, ca đong để đo thể tích chất lỏng. Đo ba lần và ghi kết quả đo vào bảng:

Chất lỏng cần đo

Thể tích ước lượng (lít)

Dụng cụ đo

Lần đo

Thể tích đo được

Kết quả trung bình

GHĐ

ĐCNN

Nước trong chai

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 Nước trong cốc

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

  1. Quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học

Cấu tạo kính lúp gồm 3 bộ phận:

  • Khung kính
  • Mặt kính
  • Tay cầm.

Cách sử dụng kính lúp

  • Dùng tay thuận cầm kính lúp
  • Để mặt kính sát mẫu vật, mắt nhìn vào mặt kính.
  • Di chuyển kính lên cho đến khi nhìn rõ vật

Hoạt động cặp đôi

Yêu cầu: Từng cá nhân

  1. 1. Hãy quan sát đường vân tay trên ngón tay hoặc huy hiệu đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
  2. 2. Hãy ước lượng đường kính một sợi tóc của em là bao nhiêu

Thảo luận

  • Thiết bị nào giúp em quan sát những hình ảnh trên dễ dàng hơn?
  • Làm thế nào để đo đường kính sợi tóc của em?

Thực hành

Yêu cầu:

  • Quan sát gân lá cây bằng kính lúp cầm tay
  • Vẽ hình gân lá quan sát được

Thảo luận nhóm

  • Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau
  • 1. Tìm hiểu cấu trúc của kính hiển vi, ghi chú thích từng bộ phận
  • Cách sử dụng kính hiển vi, bảo quản kính hiển vi

Cách sử dụng kính hiển vi quang học

  • Chọn vật kính thích hợp theo mục đích quan sát.
  • Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.
  • Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).
  • Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
  • Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn rõ vật nhất.

Cách bảo quản kính hiển vi quang học

  • Sử dụng đúng quy trình
  • Đặt kính nơi khô thoáng, cất vào hộp có gói hút ẩm.
  • Lau giá đỡ, lau vật kính bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm cồn.
  • Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng định kì.

Thực hành

Yêu cầu:

  • Dùng kính hiển vi quang học quan sát tiêu bản thực vật hoặc động vật.
  • Chia sẻ kết quả quan sát được với các bạn trong lớp.

Quy định an toàn trong phòng thực hành

  1. Quy định an toàn trong phòng thực hành

Quan sát hình 2.9, hình 2.10 mô tả nội dung từng hình và cho biết những hành động nào là cần làm và không cần làm trong phòng thực hành.

Hình

Nội dung

Nên làm

Không nên làm

2.9a

Đeo găng tay trước khi làm thí nghiệm.

x

 

2.9b

Đeo kính bảo vệ mắt và khẩu trang khi làm thí nghiệm.

x

 

2.9c

Rửa tay bằng xà phòng sau khi làm thí nghiệm.

x

 

2.10a

Đổ hóa chất ra bàn thí nghiệm, đổ lẫn các loại hóa chất vào nhau.

 

x

2.10b

Đưa hóa chất lên mũi.

 

x

2.10c

Nghiêng đèn còn để châm lửa.

 

x

2.10d

Đổ hóa chất vào bồn rửa.

 

x

2.10e

Làm vỡ dồ thủy tính.

 

x

2.10g

Chạy nhảy, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm

 

x

 

  1. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

LUYỆN TẬP

Câu 1: Để đo thể tích chất lỏng em dung dụng cụ nào sau đây?

  1. Bình chia độ.
  2. Ống nghiệm.
  3. Ống nhỏ giọt.
  4. Bình thủy tinh.

=> A

Câu 2: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

  1. Kính có độ.
  2. Kính lúp.
  3. Kính hiển vi.
  4. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

=> C

Câu 3: Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành ?

  1. Đeo gang tay khi lấy hóa chất.
  2. Tự ý làm các thí nghiệm.
  3. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm.
  4. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.

=> C

Câu 4: Kí hiệu hình sau đây thể hiện điều gì?

  1. Chất dễ cháy.
  2. Chất gây hại cho môi trường.
  3. Chất độc hại sinh học.
  4. Chất ăn mòn.

=> B

Câu 5: Để lấy 2 ml nước cất, nên sử dụng dụng cụ nào dưới đây là thích hợp nhất?

  1. Cốc đong có dung tích 50ml.
  2. Ống pipet có dung tích 5ml.
  3. Ống nhỏ giọt có dung tích 1ml.
  4. Ống nghiệm có dung tích 10ml.

=> C

VẬN DỤNG

Tình huống

Bạn Nam lên phòng thí nghiệm nhưng không tuân theo quy tắc an toàn, Nam nghịch hóa chất, không may làm đổ axit H2SO4 đặc lên người. Khi đó cần làm gì để sơ cứu cho Nam?

NHIỆM VỤ VỀ NHÀ

  • Em hãy tự làm một bảng “Nội quy an toàn trong phòng thực hành”.
  • Trình bày và chia sẻ bảng nội quy em đã làm với cả lớp vào tiết sau.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay