Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều bài Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều bài Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống


KHỞI ĐỘNG

  • Quan sát hình ảnh và cho biết: Mỗi động vật trên thuộc nhóm động vật không xương sống hay có xương sống?

BÀI 23: ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
  2. SỰ ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
  3. ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

Theo em, có thể dựa vào đặc điểm nào để phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống?

  1. Bộ xương ngoài
  2. Xương cột sống
  3. Lớp vỏ
  4. Vỏ calium
  • B

- Cơ thể có bộ xương trong, trong đó có xương sống (hay cột sống) ở dọc lưng, chứa tuỷ sống.

- Gồm các lớp: Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.

  1. SỰ ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
  2. Các lớp Cá

Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết lớp cá và kể tên một số loài cá mà em biết?

- Sống trong nước, di chuyển bằng vây, hô hấp bằng mang và đẻ trứng.

- Có số lượng loài lớn, chiếm gần 1/2 số loài của động vật có xương sống.

  • Trứng cá hồi - thường đẻ 3000 đến 7000 trứng/lần

- Lớp cá sụn (cá mập, cá nhám, cá đuối,..): bộ xương bằng chất sụn.

+ Lớp cá xương (cá ngừ, cá hồi, cá chép,…): bộ xương bằng chất xương.

Vai trò

- Là nguồn thực phẩm giàu đạm, vitamin và dễ tiêu hoá.

- Da cá có thể dùng đóng giày, làm túi,…: cá nhám, cá đuối,…

- Một số loài cá ăn bọ gậy, ăn sâu hại lúa,...

- Nuôi làm cảnh.

Tác hại

- Một số loài cá có độc gây nguy hiểm cho con người: cá nóc, cá bống vân mây,…

  1. Lớp Lưỡng cư

Theo em, thuật ngữ “lưỡng cư có nghĩa là gì?

- Lớp lưỡng cư gồm các loài động vật vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn.

- Có da trần, ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi.

- Sinh sản: đẻ trứng và thụ tinh trong môi trường nước.

- Đa số không đuôi, một số có đuôi: cá cóc,…

- Di chuyển bằng 4 chân, có nhóm không chân: cá giun,…

  • Quan sát và nêu đặc điểm giống, khác nhau của các động vật trong hình?

Loài

Cá cóc bụng hoa

Cóc nhà

Ếch giun

Giống

 

Khác

   
   

Vai trò

- Có giá trị thực phẩm: lẩu ếch, ruốc ếch,…

- Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng: ếch, cóc, nhái,…

Tác hại

- Một số lưỡng cư có tuyến độc, gây nguy hiểm cho con người.

  1. Lớp Bò sát

- Thích nghi với đời sống ở cạn.

- Da khô, phủ vảy sừng.

- Hô hấp bằng phổi và đẻ trứng.

- Phong phú về hình dạng, kích thước và số lượng loài.

Vai trò

- Có giá trị thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu: ba ba, rùa, đồi mồi,….

- Tiêu diệt một số loài sâu hại: thằn lằn, rắn,…

Tác hại

  • Một số loài rắn độc có thể gây nguy hiểm chết người
  1. Lớp Chim

Nêu các đặc điểm giúp nhận biết các động vật thuộc lớp Chim?

- Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh và đẻ trứng.

- Hầu hết có khả năng bay lượn.

+ Một số loài chỉ có khả năng chạy: đà điểu.

+ Một số loài có khả năng bơi, lặn: chim cánh cụt.

Vai trò

- Thụ phấn cho hoa, phát tán hạt: chim chào mào, chim ruồi,…

- Là nguồn thực phẩm bổ dưỡng: gà, vịt, ngan,…

Tác hại

- Là tác nhân truyền bệnh: gà truyền bệnh cúm gia cầm,…

- Phá hoại mùa màng: chim sẻ, sáo nâu, quạ,…

  • Dựng bù nhìn rơm trên cánh đồng để ngăn chặn chim chóc đến phá hoại mùa màng.
  1. Lớp Động vật có vú (Thú)

- Lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng.

- Sinh sản: đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

+ Có loài đẻ con sau đó nuôi con trong túi da ở bụng mẹ: kangaroo.

+ Số ít loài đẻ trứng: thú mỏ vịt.

- Lớp Thú rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sống.

Tên động vật

Đặc điểm

Môi trường sống

Cá heo

- Da trơn, miệng dài, khối lượng lớn.

- Di chuyển bằng đuôi và vây.

Dưới nước

Trâu

- Khối lượng lớn, có sừng và 4 chân, đuôi dài.

- Có lớp lông mỏng bao phủ cơ thể.

- Ăn các loại thực vật, thuộc loại động vật nhai lại.

Trên cạn

Dơi

- Kích thước nhỏ, chi trước biến đổi thành cánh, có một ngón rất dài.

- Màng da mỏng, không lông, nối chi trước với chi sau và với đuôi, cơ ngực lớn.

Trên cạn

Khỉ

- Cấu tạo cơ thể gần giống với con người và có đuôi.

Trên cạn

Vai trò

- Cung cấp thực phẩm, sức kéo cho con người: trâu, bò, lợn,…

- Làm vật nuôi, vật thí nghiệm: chó, mèo, chuột bạch,…

Vai trò

- Cung cấp thực phẩm, sức kéo cho con người: trâu, bò, lợn,…

- Làm vật nuôi, vật thí nghiệm: chó, mèo, chuột bạch,…

- Tiêu diệt các loài gặm nhấm có hại cho nông, lâm nghiệp: chồn, mèo rừng,…

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp: cừu,…

Tác hại

- Một số truyền bệnh cho con người: chuột, rơi,…

LUYỆN TẬP

Câu 1. Động vật có xương sống bao gồm:

  1. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Ruột khoang, Thú
  2. Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim, Thú
  3. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú
  4. Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú
  • C

Câu 2. Đặc điểm chung của Động vật có xương sống là gì?

  1. Di chuyển linh hoạt, kích thước lớn
  2. Có bộ xương trong, xương sống nằm dọc lưng, trong chứa tuỷ sống
  3. Cơ thể cứng cáp, phát triển nhanh
  4. Kích thước nhỏ, có bộ xương dọc sống lưng
  • B

Câu 3. Chiếm gần 1/2 số lượng động vật có xương sống là động vật thuộc lớp nào?

  1. Lớp Cá
  2. B. Lớp Lưỡng cư
  3. Lớp Bò sát
  4. D. Lớp Thú

=> A

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không phải đặc điểm của động vật Lưỡng cư?

  1. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn
  2. Da trần, ẩm ướt, dễ thấm nước
  3. Đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ
  4. Đa số di chuyển bằng 4 chân
  • C

Câu 5. Cá sấu là động vật thuộc lớp nào?

  1. Bò sát
  2. Lưỡng cư
  3. Thú
  • B

Câu 6. Chi trước biến đổi thành cánh, cơ thể có lông vũ bao phủ là đặc điểm của lớp động vật có xương sống nào?

  1. Lớp Lưỡng Cư
  2. Lớp Bò sát
  3. Lớp Thú
  4. Lớp Chim

=> D

Câu 7. Tập hợp các loài động vật nào dưới đây thuộc lớp Thú?

  1. Tôm, muỗi, lợn, cừu
  2. Bò, châu chấu, sư tử, voi
  3. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ
  4. Gấu, mèo, dê, cá heo
  • D

Câu 8. Các phát biểu dưới đây về là đúng hay sai?

Ý kiến

Đúng/Sai

Lớp cá gồm hai lớp chính là cá sụn và cá xương

 

Lớp lưỡng cư là nhóm động vật có xương sống ở cạn đầu tiên

 

Các loài động vật thuộc lớp Bò sát đều có 4 chân

 

Các loài động vật thuộc lớp Chim có bộ lông vũ bao phủ khắp cơ thể

 

Hầu hết lớp động vật lớp Thú đều đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

 

 

VẬN DỤNG

Câu 1. Tại sao cá heo và cá voi đều sống dưới nước, đều gọi là cá nhưng chúng lại thuộc lớp động vật có vú?

- Vì cá heo và cá voi mang các đặc điểm của lớp động vật có vú:

+ Hô hấp bằng phổi.

+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

+ Có lông mao (rất ít).

Câu 2: Nêu đặc điểm của các loài động vật có vú ở Bắc Cực để thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh giá, có khi xuống đến âm độ?

- Có bộ lông và lớp mỡ dưới da dày.

=> Giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét.

- Tập tính ngủ đông, di cư tránh rét.

TRÒ CHƠI ĐOÁN HÌNH

Quan sát hình ảnh các sinh vật dưới đây và đoán xem chúng thuộc lớp động vật có xương sống nào?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Vẽ sơ đồ tư duy để củng cố bài học.

Đọc và chuẩn bị trước bài 24: Đa dạng sinh học.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay