Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều bài Bài 26: Lực và tác dụng của lực

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 26: Lực và tác dụng của lực. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều bài Bài 26: Lực và tác dụng của lực


BÀI 26: LỰC VÀ TÁC DỤNG CỦA LỰC

Quan sát hình và cho biết ai đang đẩy, ai đang kéo?

  1. TÌM HIỂU VỀ LỰC

Hãy tìm thêm ví dụ về sự đẩy và sự kéo của vật trong thực tế.

Ví dụ sự kéo

  • Kéo thùng hàng
  • Kéo co

Ví dụ sự đẩy

  • Đẩy xe ô tô bị chết máy
  • Bác bảo vệ đẩy cánh cửa sắt ở công viên

Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, chúng ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.

  • Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật kia được gọi là lực.
  • Phương đẩy, kéo là phương của lực.

Làm thế nào nhận ra có lực tác dụng?

  • Lực làm vật đang đứng yên thì chuyển động
  • Lực làm vật đang chuyển động thì dừng lại
  • Lực làm thay đổi hướng chuyển động của vật
  • Lực làm vật biến dạng

THẢO LUẬN

Hãy nêu ví dụ về tác dụng lên vật

  • làm thay đổi tốc độ của vật
  • làm thay đổi hướng chuyển động
  • làm vật biến dạng
  • làm thay đổi tốc độ của vật và làm biến dạng
  1. ĐO LỰC
  • Đặc trưng đầu tiên dễ nhận thấy của lực là độ mạnh yếu của lực.
  • Độ mạnh hay yếu của lực được gọi là độ lớn của lực

Nêu ví dụ về các lực có độ mạnh yếu khác nhau

Lực của em bé ấn nút chuông điện

Lực của người mẹ kéo cửa phòng

Đơn vị đo lực, dụng cụ đo lực

  • Đơn vị đo lực: Niutơn, kí hiệu N
  • Dụng cụ đo lực: lực kế

Một số dụng cụ đo lực

  • Lực kế lò xo
  • Máy đo lực
  • Đồng hồ đo lực

Cấu tạo của lực kế lò xo

Hãy đối chiếu ảnh của lực kế trong hình 26.6 với lực kế thật và chỉ ra các bộ phận sau đây:

  • Lò xo
  • Cái chỉ vạch
  • Vạch chia và số chỉ

Lực kế lò xo ở hình 26.6 có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?

GHĐ: 5 N

ĐCNN: 0,1 N

Đo lực bằng lực kế lò xo

Hoạt động nhóm

Nhiệm vụ: Thực hành đo lực kéo của một vật nặng như hình 26.7 và trình bày cách đo lực bằng lực kế lò xo.

Cách dùng lực kế

  • Bước 1: Ước lượng độ lớn của lực.
  • Bước 2: Chọn lực kế thích hợp.
  • Bước 3: Điều chỉnh lực kế về số 0
  • Bước 4: Móc vật vào lực kế
  • Bước 5: Bước 5

III. BIỂU DIỄN LỰC

Hoạt động cá nhân

  1. Hình thức: Tìm hiểu sách giáo khoa.
  2. Thời gian: 90 giây
  3. Nhiệm vụ:
  • Tìm hiểu cách biểu diễn lực để thể hiện các đặc trưng của lực.
  • Lực được biểu diễn bằng một mũi tên có:
  • Gốc của mũi tên là điểm đặt của lực.
  • Hướng của mũi tên theo hướng kéo hoặc đẩy.
  • Độ lớn của lực biểu diễn qua độ dài mũi tên theo một tỉ lệ xích cho trước hoặc ghi bằng số bên cạnh mũi tên.

Hoạt động nhóm

Nhiệm vụ: Hãy biểu diễn các lực sau:

  1. a) Một người đẩy cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực kéo 2N (theo phương nằm ngang)
  2. b) Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hang với lực 500 N.

TỔNG KẾT BÀi HỌC

  1. Lực là sự đẩy hoặc kéo
  2. Lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng
  3. Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu N.
  4. Lực được biểu diễn bằng một mũi tên đặt vào vật chịu tác dụng và theo hướng kéo hoặc đẩy.

BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1: Một em bé thả một quả bóng cao su xuống sản nhà. Khi quả bóng chạm sân nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng

  1. chỉ làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.
  2. chỉ làm cho quả bóng biến dạng.
  3. vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.
  4. không làm quả bóng biến dạng cùng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

Câu 2: Sắp xếp các lực trong các trường hợp sau theo độ lớn tăng dần:

Câu 3: Đánh dấu x vào ô trống cho phù hợp

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Đơn vị lực là niutơn.

  

2

Lực hướng theo phương ngang được vẽ bằng hình mũi tên hướng thẳng đứng lên trên.

  

3

Lực kéo một cuốn sách làm nó bắt đầu chuyển động trên bàn nhỏ hơn lực kéo làm cái bàn bắt đầu chuyển động.

  

4

Lực được biểu diễn bằng hình mũi tên, có gốc đặt vào vật chịu tác dụng.

  

 

NHIỆM VỤ VỀ NHÀ

1.Hình thức: Nhóm 1 – 3 học sinh.

2.Nhiệm vụ: Chế tạo lực kế lò xo đơn giản. Yêu cầu sản phẩm: đo được lực kéo tương đối chính xác.

  1. Thời gian: Hoàn thành trong một tuần.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay