Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều bài Bài 28: Lực ma sát

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 28: Lực ma sát . Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều bài Bài 28: Lực ma sát


KHỞI ĐỘNG

Đẩy một khối gỗ trượt trên mặt bàn. Cho dù được đẩy trên mặt bàn nhẵn, khối gỗ vẫn chuyển động chậm dần lại.

Khi đẩy hoặc kéo vật này chuyển động trên bề mặt của vật kia, giữa hai vật xuất hiện lực ma sát chống lại sự chuyển động đó. Lực ma sát cản trở chuyển động.

Trong trường hợp khác, lực ma sát thúc đẩy chuyển động.

BÀI 28: LỰC MA SÁT

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Lực ma sát trượt
  2. Lực ma sát nghỉ
  3. Lực ma sát và bề mặt tiếp xúc
  4. Ma sát và chuyển động
  5. Lực cản của nước
  6. LỰC MA SÁT TRƯỢT

Quan sát Hình 28.2

  • Người đi xe đạp muốn đi chậm lại, người đó bóp nhẹ phanh (thắng xe).
  • Lực xuất hiện do má phanh ép sát vào vành xe, cản trở chuyển động của bánh xe là lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt

hai vật trượt lên nhau, cản trở chuyển động của chúng.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Em hãy lấy ví dụ về lực ma sát trượt trong cuộc sống mà em bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày?

Ví dụ về lực ma sát trượt trong cuộc sống

Ma sát giữa dây đàn với tay hay móng, hay dụng cụ đánh đàn.

Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục

Ma sát giữa lưng ta với mặt cầu trượt khi trượt từ từ trên cầu trượt xuống đất

Khi gặp trường hợp khẩn cấp, người đi xe đạp bóp phanh mạnh, lúc này bánh xe ngừng quay và trượt dài trên mặt đường.

Khi đó, giữa bánh xe và mặt đường có lực ma sát trượt không?

  1. LỰC MA SÁT NGHỈ
  • Một khối gỗ được đặt trên bàn.
  • Móc lực kế vào khối gỗ rồi kéo từ từ lực kế theo phương ngang.
  • Đọc số chỉ của lực kế.

Vì sao trong thí nghiệm này, dù có sức kéo nhưng khối gỗ vẫn đứng yên?

Lực kéo nhỏ, khối gỗ chưa chuyển động.

Giữa khối gỗ và mặt bàn có lực ma sát giữ cho gỗ không chuyển động.

Lực ma sát này được gọi là lực ma sát nghỉ. 

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật bị kéo hoặc đẩy mà vẫn đứng yên trên một bề mặt.

Hãy lấy một ví dụ về lực ma sát nghỉ trong cuộc sống quanh em

  • Những chiếc xe đang đậu trong bến nhờ có lực ma sát nghỉ mà nó đứng yên.
  • Người đứng trên thang máy cuốn lên dốc (xuống dốc) di chuyển cùng với thang cuốn nhờ lực ma sát nghỉ

Nếu lực ma sát rất nhỏ thì có thể xảy ra hiện tượng gì đối với việc viết bảng?

III. LỰC MA SÁT NGHỈ

Quan sát Hình 28.5

  • Bề mặt tấm kim loại rất nhẵn khi nhìn bằng mắt thường.
  • Qua kính hiển vi, thấy gồ ghề với các chỗ lồi lõm rất nhỏ đan xen nhau.
  • Khi hai bề mặt tác dụng lên nhau, các chỗ lồi lõm tác dụng lực lên nhau, gây ra ma sát giữa hai bề mặt.
  1. MA SÁT VÀ CHUYỂN ĐỘNG
  • Ma sát có thể cản trở nhưng cũng có thể thúc đẩy chuyển động.
  • Tùy theo trường hợp, cớ những cách khác nhau để tăng, giảm ma sát phù hợp
  1. Làm giảm ma sát
  • Trong nhiều trường hợp, do cản trở chuyển động, ma sát có thể gây hại.
  • Khi đó, người ta tìm cách giảm ma sát

Ví dụ về trường hợp làm giảm ma sát

Dầu mỡ được cho vào các bộ phận kim loại chuyển động trong động cơ làm giảm ma sát, giúp động cơ hoạt động tốt hơn, giảm hao mòn bề mặt các bộ phận.

Dùng vòng bi để thay chuyển động trượt bằng chuyển động lăn.

  1. Làm tăng ma sát
  • Nếu không có ma sát, con người không thể đứng, ngồi, đi bộ; ô tô, xe máy không thể chuyển động trên đường…
  • Lực ma sát không chỉ cản trở chuyển động mà còn thúc đẩy chuyển động.

Ví dụ về trường hợp làm tăng lực ma sát

Khi đi bộ trên đường trơn cần phải tăng ma sát giữa chân và mặt đường.

  1. Ma sát và an toàn giao thông
  • Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông.
  • Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trơn trượt.

Khi phanh xe, lực ma sát giúp xe chuyển động chậm lại và dừng hẳn, tránh được các va chạm gây nguy hiểm cho người và xe

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với các trường hợp sau đây:

  1. Người đi bộ.
  2. Tàu hỏa chạy trên đường ray

Người đi bộ: Giày đi mãi đế giày bị mòn vì ma sát giữa mặt đường và đế giày làm mòn đế, ma sát nghỉ giúp giữ bàn chân không bị trơn trượt khi bước đi trên mặt đường

Xe lửa (tàu hỏa) chạy trên đường ray: người ta rải đá dăm lên đường ray, ma sát của đá giúp đường ray được cố định, giảm tải tốt hơn.

  1. LỰC CẢN CỦA NƯỚC
  • Lực ma sát không chỉ xuất hiện khi các vật tiếp xúc nhau mà cả khi vật chuyển động trong nước và không khí.
  • Vật chuyển động trong nước sẽ bị cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Hãy tìm các ví dụ về vật hay con vật chuyển động trong nước có hình dạng phù hợp giúp làm giảm được lực cản của nước

Cá măng bơi trong nước nhanh hơn nhiều so với các loài cá khác vì hình dạng thuôn nhọn của đầu cá măng ít bị lực cản của nước, vì vậy cá măng bơi rất nhanh.

Rắn, lươn, trạch có dạng thuôn nhọn, ít bị lực cản của nước

Thực hiện thí nghiệm

Vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước           

Thảo luận và trả lời câu hỏi

  1. Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, ma sát có lợi hay hại:
  2. a. Khi đi trên sàn nhẵn mới lau ướt dễ bị ngã.
  3. b. Bảng trơn, viết phấn không rõ chữ.
  4. Phải làm thế nào để tăng ma sát có lợi hay giảm ma sát có hại trong các trường hợp trên?

Đi trên sàn nhà nhẵn mới lau

Sàn mới lau rất trơn, vì vậy khi đi trên sàn mới lau thì ma sát nghỉ giữa bàn chân với đá hoa nhỏ, làm người dễ trượt ngã.

Bảng trơn, viết không rõ chữ

Bảng trơn, phấn dễ trượt trên bảng, nên  phấn bám vào bảng không nhiều, khi viết không rõ chữ.

Một số biện pháp để tăng ma sát có lợi, giảm ma sát có hại

Đi dép hoặc giày có khía sâu

Để khô bảng, lau bảng bằng giẻ ẩm và lau lại bằng giẻ khô

TÓM TẮT KIẾN THỨC BÀI HỌC

LUYỆN TẬP

  1. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
  2. Viên bi lăn trên mặt đất
  3. Khi viết phấn trên bảng
  4. Quyển sách nằm im trên mặt bằng nằm ngang
  5. Trục ổ bi ở quạt trần đang quay
  6. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát:
  7. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
  8. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp trượt trên mặt đường
  9. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
  10. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau

3.Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau

  1. Trọng lực
  2. Lực hấp dẫn
  3. Lực búng của tay
  4. Lực ma sát

VẬN DỤNG

Quan sát đồ vật trong nhà và trả lời câu hỏi:

Tại sao cán dao, chổi không nhẵn bóng.

Tại sao bố của em thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khóa và đi thay dầu xe máy định kì.

  • Mặt lốp xe không làm nhẫn mà thường được khía thành các rãnh để tăng lực ma sát, đảm bảo an toàn cho xe.
  • Mặt dưới của đế giày gồ ghề để tăng ma sát, giúp ta không bị trượt khi chuyển động.
  • Khi lốp mòn ma sát giữa bánh xe và mặt đường sẽ giảm làm xe dễ bị trượt khi chuyển động, do đó để đảm bảo an toàn khi xe chuyển động, người lái xe cần phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi bị mòn.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Làm bài tập Bài 28, Sách bài tập
  • Đọc trước Bài 29

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay