Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 6 » Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều bài Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời

Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều bài Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời . Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 Cánh diều bài Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời


KHỞI ĐỘNG

Khi quan sát bầu trời trong một ngày, em sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía đông lúc bình minh. Mặt Trời tiếp tục lên cao nhất vào khoảng giữa trưa; xuống thấp dần và lặn ở phía tây lúc hoàng hôn.

Con người đã từng nghĩ rằng hằng ngày Trái Đất đứng yên và Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất, suy nghĩ này thực sự đúng hay không?

Em hãy vẽ đường cong di chuyển của Mặt trời trong một ngày vào vở với phía đông và phía Tây như hình vẽ. 

Em hãy vẽ đường cong di chuyển của Mặt trời trong một ngày vào vở với phía đông và phía Tây như hình vẽ. 

CHỦ ĐỀ 11: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

BÀI 33: HIỆN TƯỢNG MỌC VÀ LẶN CỦA MẶT TRỜI

NỘI DUNG BÀI HỌC

Tìm hiểu Trái đất quay quanh trục

Tìm hiểu sự mọc và lặn của Trái đất

  1. TÌM HIỂU TRÁI ĐẤT QUAY QUANH TRỤC

Quan sát hình ảnh

  • Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó.
  • Trái Đất quay xung quanh trục theo chiều từ phía tây sang phía đông, một vòng hết một ngày đêm.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Trình bày cách xác định bốn phía cơ bản.

Nếu xác định được phía bắc, khi đứng ta hướng mặt về phía bắc, thì phía sau là phía nam, tay phải là phía đông, tay trái là phía tây.

Trái Đất quay một vòng xung quanh trục theo chiều từ phía tây sang phía đông hết một ngày đêm.

  1. TÌM HIỂU SỰ MỌC VÀ LẶN CỦA MẶT TRỜI

Thí nghiệm biểu diễn sự mọc  và lặn của Mặt trời

Dụng cụ:

Đèn (tượng trưng cho Mặt trời)

Mô hình Trái đất

Tiến hành thí nghiệm

  • Gắn mô hình người vào Trái đất. Bật đèn và điều chỉnh sao cho mô hình người bắt đầu có ánh sáng chiếu vào (Mặt trời mọc ở phía Đông).
  • Quay từ từ mô hình Trái đất theo chiều từ Tây sang Đông (ứng với lúc Mặt trời lên cao dần và cao nhất vào lúc trưa).
  • Quay từ từ mô hình Trái đất theo chiều từ Tây sang Đông. Khi hình người không còn nhận được ánh sáng chiếu vào, là lúc Mặt trời lặn về phía Tây.

Hoàn thành bảng thực hành theo mẫu

 

Hình

Thời điểm quan sát

Vị trí Mặt trời

Kết luận

33.3a

 

 

 

33.3b

 

 

 

33.3c

 

 

 

 

Như vậy, do Trái đất quay quanh trục từ phía Tây sang phía Đông nên chúng ta thấy Mặt trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Vào một ngày có nắng, em hãy so sánh độ dài bóng của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ?

  • Độ dài bóng của que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ dài hơn lúc 9 giờ và dài hơn lúc 10 giờ.
  • Càng tới gần trưa, Mặt Trời lên thiên đỉnh, ánh nắng sẽ chiếu vuông góc hơn với que thẳng, ta thu được bóng của que càng ngắn hơn.

LUYỆN TẬP

  1. Trái đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau là do:
  2. Mặt trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây
  3. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông
  4. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông
  5. Mặt trời chuyển động từ Tây sang Đông
  • B
  1. Trái đất không tự phát sáng, mà được chiếu sáng bởi Mặt trời.
  2. Vì sao Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái đất?

=>  Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái đất vì Trái đất có dạng hình cầu

  1. Phần nào của Trái đất sẽ là ban ngày? Phần nào là ban đêm?

=> Phần được Mặt trời chiếu sáng sẽ là ban ngày, phần không được Mặt trời chiếu sáng sẽ là ban đêm

  • Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái đất là bao lâu?
  • Thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h.
  • Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?
  • Khoảng thời gian đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục của nó được một vòng.

VẬN DỤNG

Hàng ngày, người sinh sống ở Hà Nội hay hay Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước? Vì sao?

Người sinh sống ở Hà Nội sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước:

  • Hà Nội ở phía đông so với Điện Biên.
  • Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông.

*Giả sử em bị lạc trong rừng. Nếu em quan sát được Mặt trời và có đồng hồ để xác định thời gian, em hãy đề xuất xác định phương hướng.

  1. Dựa vào đồng hồ, xác định được lúc đó là sáng hay chiều.
  2. Dựa vào bóng của mình hoặc bóng cây cối trong rừng để Xác định phương hướng.
  3. Nếu là buổi sáng, hướng của bóng cây là hướng tây. Nếu là buổi chiều, hướng của bóng cây là hướng đông.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Làm bài tập Bài 33, Sách bài tập
  • Đọc trước Bài 34 – Chuyển động nhìn thấy của Mặt trăng

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay