Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng


BÀI 12: NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Kể tên một số nguồn nhiên liệu trong cuộc sống mà em biết?

Trả lời: Củi, than, khí gas, điện

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU THÔNG DỤNG

- Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều toả nhiệt và ánh sáng.

Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc thường làm hầm kín để chứa toàn bộ phân chuồng. Tại đó, phân chuồng bị phân huỷ và sinh ra biogas (khí sinh học), được sử dụng để phục vụ quá trình đun nấu. Vậy nó có phải là nhiên liệu không? Vì sao?

- Biogas là một loại nhiên liệu vì nó được sử dụng để cung cấp năng lượng nhiệt, ánh sáng phục vụ con người.

Phân loại nhiên liệu

Nhiên liệu: nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu tái tạo, nhiên nhiêu sinh học

- Nhiên liệu hạt nhân: là các chất phóng xạ được sử dụng trong nhà máy năng lượng hạt nhân.

=> Tạo ra nhiệt lượng cung cấp cho các tuabin chạy máy phát điện.

VD: Nhà máy năng lượng hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa (Nhật Bản)

- Nhiên liệu hóa thạch: là các loại nhiên liệu chứa hàm lượng cacbon và hidrocacbon lớn (than đá, dầu khí, khí tự nhiên,….).

VD: than, dàn khoan trên biển của tập đoàn dầu khí Việt Nam

- Nhiên liệu tái tạo: là nhiên liệu tự nhiên chỉ mất thời gian ngắn là có thể bổ sung được (củi đốt, biogas,…).

- Nhiên liệu không tái tạo: là các loại nhiên liệu mất hàng trăm triệu năm mới tạo ra được (than, đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên,…).

Mỏ Bạch Hổ - một trong 10 mỏ dầu lớn nhất Việt Nam

- Nhiên liệu sinh học: là nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động, thực vật.

- Ví dụ nhiên liệu chế xuất từ:

+ Chất béo của động, thực vật: mỡ động vật dầu dừa,…

+ Ngũ cốc: Lúa mì, ngô, đậu tương,…

+ Chất thải nông nghiệp: rơm rạ, phân chuồng,…

+ Sản phẩm thải công nghiệp: mùn cưa, gỗ thải,…

+ Biogas, xăng sinh học,…

  • VD: Dầu diesel từ mỡ động vật
  • VD: Bếp lò đốt mùn cưa
  1. MỘT SỐ TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA NHIÊN LIỆU
  • Tính chất đặc trưng của nhiên liệu: khả năng cháy và toả nhiệt.
  • Dựa vào tính chất của chúng mà người ta sử dụng vào những mục đích khác nhau.

Đốt cháy than củi để nấu ăn, sưởi ấm

Sử dụng nhiệt để hàn cắt kim loại

Sử dụng xăng dầu để chạy động cơ

Sử dụng nhiệt để nung gốm sứ

Biến năng lượng hạt nhân thành điện năng

Câu hỏi:

              Nhiên liệu

Đặc điểm

Củi

Than đá

Xăng

Gas

Trạng thái

?

?

?

?

Khả năng cháy

?

?

?

?

Ứng dụng

?

?

?

?

Tìm hiểu một số nhiên liệu sử dụng trong đời sống hằng ngày và hoàn thành bảng trên

Trả lời:

  Nhiên liệu

 

Đặc trưng

Củi

Than đá

Xăng

Gas

Trạng thái

Rắn

Rắn

Lỏng

Khí

Khả năng cháy

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt

Ứng dụng

Đun nấu, sưởi ấm

Nhiên liệu  cho quá trình sản xuất điện, phân bón,…

Nhiên liệu chạy các loại động cơ, máy móc,…

Đun nấu

  • Bảng: Một số tính chất và ứng dụng của các nhiên liệu thông dụng
  1. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Theo em, tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả?

Tránh cháy nổ, gây nguy hiểm đến con người và tài sản

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tránh lãng phí nhiên liệu

  • Rò rỉ khí gas gây cháy nổ
  • Ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp

Tìm hiểu một số biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả

Cung cấp đủ oxy cho quá trình cháy

Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu

Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết => Cung cấp nhiệt lượng vừa đủ, tránh lãng phí

* HOẠT ĐỘNG NHÓM

Thảo luận theo nhóm từ 2-3 học sinh và trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao phải cung cấp đủ oxy cho quá trình cháy?

- Tăng diện tích tiếp túc của nhiên liệu với oxy bằng cách nào?

- Tại sao trong quá trình sử dụng bếp gas, để bếp có ngọn lửa đều và xanh thì chúng ta thường làm vệ sinh mâm chia lửa, kiềng bếp và mặt bếp?

- Phải cung cấp đủ oxy cho quá trình cháy vì:

+ Nếu thiếu oxy, nhiên liệu cháy không hoàn toàn sẽ tạo ra các sản phẩm phụ không mong muốn.

+ Nếu dư oxy, nhiên liệu cháy nhanh hết gây lãng phí.

- Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen bằng cách: trộn đều nhiên liệu với không khí.

  1. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - AN NINH NĂNG LƯỢNG

An ninh năng lượng

- Là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau.

- Ưu tiên các nguồn năng lượng sạch, giá thành rẻ.

Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?

- Tất cả những nhiên liệu hoá thạch đều chứa cacbon.

- Khi được đốt cháy, nguyên tử cacbon kết hợp với oxy tạo ra carbon dioxit (CO2).

  • Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
  • Nóng lên toàn cầu, ô nhiễm không khí.

Một số nguồn nhiên liệu thay thế

E5

- Giảm thiểu đáng kể các loại khí độc hại so với xăng thông thường.

- Giảm thiểu phát thải khí C02 gây hiệu ứng nhà kính.

Một số nguồn nhiên liệu thay thế

  • Sản xuất biogas

- Tiết kiệm chi phí.

- Giảm thiểu rác thải.

- Tránh gây ô nhiễm không khí.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Thế nào là nhiên liệu?

  1. Là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
  2. Là những chất được oxi hoá để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.
  3. C. Là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.
  4. Là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng, phục vụ mục đích sử dụng của con người.

Đáp án D

Câu 2: Nhiên liệu hoá thạch là:

  1. Nguồn nhiên liệu tái tạo
  2. Đá chứa ít nhất 50% xác thực vật
  3. Chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá
  4. Nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước

Đáp án D

Câu 3: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch?

  1. Ethanol
  2. Than đá
  3. Dầu mỏ
  4. Khí tự nhiên

Đáp án A

Câu 4: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  1. Phơi củi cho thật khô
  2. Cung cấp đầy đủ oxy cho quá trình cháy
  3. Xếp củi lên nhau, càng sát càng tốt
  4. Chẻ nhỏ củi

Câu 5: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  1. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với CO2
  2. Tuỳ nhiệt độ cần thiết để điều chính lượng gas
  3. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất
  4. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất

Đáp án B

D, HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Chọn đáp án đúng/sai cho các ý kiến sau:

Nội dung

Đúng/Sai

Cả nhiên liệu rắn và khí đều có thể tái sử dụng

 

Nhiên liệu rắn khi cháy sinh ra nhiều chất độc hại hơn nhiên liệu khí

 

Nhiên liệu rắn và khí đều cháy được và toả nhiệt

 

Nhiên liệu rắn dễ cháy hơn nhiên liệu khí

 

TL:

Nội dung

Đúng/Sai

Cả nhiên liệu rắn và khí đều có thể tái sử dụng

Sai

Nhiên liệu rắn khi cháy sinh ra nhiều chất độc hại hơn nhiên liệu khí

Đúng

Nhiên liệu rắn và khí đều cháy được và toả nhiệt

Đúng

Nhiên liệu rắn dễ cháy hơn nhiên liệu khí

Sai

Câu hỏi: Tại sao khi gió thổi mạnh vào đống lửa thì càng cháy mạnh còn thổi vào ngọn nến thì nó tắt ngay?

  • Khi thổi vào đồng lửa to, gió cung cấp thêm nhiều oxy nên đống lửa sẽ cháy mạnh hơn.
  • Khi gió thổi mạnh vào ngọn nến, nó làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến sẽ tắt.

* Hướng dẫn về nhà

- Vẽ sơ đồ tư duy để củng cố bài học.

- Ôn tập bài cũ và làm bài sgk.

- Đọc và chuẩn bị trước bài 13: Một số nguyên liệu.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay