Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 14: Một số lương thực - thực phẩm

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 14: Một số lương thực - thực phẩm. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 14: Một số lương thực - thực phẩm


BÀI 14: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Kể tên một số loại lương thực, thực phẩm gia đình em thường sử dụng?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC PHỔ BIẾN

- Lương thực: là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn.

- Chứa nhiều dưỡng chất khác: protein (chất đạm), lipid (chất béo), calcium,… và các khoáng chất.

Câu hỏi: Theo em, tại sao người châu Âu thường ăn bột mỳ mà không ăn gạo như người châu Á?

TL: Người châu Âu thường ăn bột mì thay cho gạo vì:

- Bột mì và gạo đều có hàm lượng tinh bột và cung cấp năng lượng gần bằng nhau.

- Điều kiện tự nhiên ở các nước châu Âu thuận lợi cho việc trồng lúa mì.

- Sự đặc trưng về văn hoá ẩm thực.

Hàm lượng tinh bột và năng lượng của một số loại lương thực (có trong 100gr)

- Dựa vào tính chất và ứng dụng khác nhau của mỗi loại lương thực mà người ta chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị dinh dưỡng.

                Lương thực

Đặc điểm

Gạo

Ngô

Khoai lang

Sắn

Trạng thái

?

?

?

?

Tính chất

?

?

?

?

Ứng dụng

?

?

?

?

  • Quan sát thực tế và hoàn thành bảng trên

Một số tính chất và ứng dụng của lương thực

Lương thực

Đặc điểm

Gạo

Ngô

Khoai lang

Sắn

Trạng thái

Hạt

Bắp

Củ

Củ

Tính chất

Dẻo

Dẻo

Bùi

Bùi

Ứng dụng

Làm bột mì, chế biến cơm, xôi,…

Làm thức ăn chăn nuôi gia cầm, chế biến món ăn hàng ngày (sữa, bỏng ngô, xôi sắn,…)

  1. MỘT SỐ THỰC PHẨM PHỔ BIẾN

Kể tên một số loại thực phẩm gia đình em thường sử dụng hằng ngày?

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Thực phẩm có nguồn gốc động vật

Thực phẩm chế biến từ phương pháp lên men

 

Kiến thức:

- Thực phẩm: là sản phẩm chứa chất bột (cacbonhydrate), chất béo (lipit), chất đạm (protein),… mà con người có thể ăn hay uống được.

  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

- Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất khi:

+ Để lâu ngoài không khí.

+ Trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau.

+ Bảo quản không đúng cách.

* Hoạt động nhóm

Thảo luận theo nhóm từ 2-3 học sinh và trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng?

- Hãy nêu một số dấu hiệu để nhận biết thực phẩm bị hỏng?

Kiến thức:

Trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng vì:

- Thực phẩm dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật hoặc bị oxi hoá trong không khí dẫn đến hư hỏng.

=> Nên sử dụng thực phẩm trong thời gian quy định để tránh bị ngộ độc.

VD:

Trái cây để lâu sẽ héo, mốc và chuyển màu sắc.

Bánh mì để lâu sẽ xuất hiện mốc xanh

Thịt cá để lâu sẽ xuất hiện nấm mốc, có mùi ươn.

Rau xanh để lâu sẽ héo, thối rữa.

* Một số dấu hiệu nhận biết người bị ngộ độc thực phẩm

- Sau khi ăn, uống thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh đột ngột có những triệu chứng:

+ Đau bụng, buồn nôn.

+ Đi ngoài nhiều lần, mất nước.

+ Cơ thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ.

- Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn, đi ngoài sẽ thải hết chất độc và bình phục.

- Với trường hợp có hiện tượng tím tái, khó thở,… cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và điều trị kịp thời.

* Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm:

+ Do kí sinh trùng, độc tố của vi khuẩn, virus, nấm,…

+ Do thức ăn bị biến chất, ôi thiu

+ Do ăn phải thực phẩm có sẵn độc tố

+ Do nhiễm các chất hoá học

Câu hỏi: Theo em, làm thế nào để có thể hạn chế các bệnh do ngộ độc thực phẩm gây ra?

Biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm

- Chế biến thực phẩm an toàn, sạch sẽ, kĩ lưỡng. Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm và đồ dùng nấu nướng.

- Sử dụng nước sạch trong ăn uống.

- Giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.

Biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm

- Bảo quản thực phẩm như gạo, ngô, khoai, sẵn ở nơi khô ráo để tránh bị mốc.

+ Khi thực phẩm bị mốc: cần phải bỏ đi, không được sử dụng vì mốc sẽ tạo ra độc tố vi nấm, có hại cho sức khoẻ.

+ Không ăn khoai tây đã mọc mắm vì chứa chất độc có thế gây chết người.

Biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm

- Các loại thực phẩm thịt, cá nên sử dụng khi còn tươi.

+ Chế biến kĩ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Trong trường hợp cần tích trữ lâu dài có thể để trong ngăn lạnh của tủ lạnh hoặc tủ đá.

+ Thời gian bảo quản không quá 3 ngày.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuối có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là?
  3. Carbonhydrate
  4. Protein
  5. Calcium
  6. Chất béo

Đáp án C

  1. Gạo cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
  2. Carbonhidrate (chất đường bột)
  3. Protein (chất đạm)
  4. Lipid (chất béo)
  5. Vitamin

Đáp án A

  1. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
  2. Gạo
  3. Rau xanh
  4. Thịt, cá
  5. Gạo và rau

Đáp án D

  1. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
  2. Lúa gạo
  3. Mía
  4. Ngô
  5. Lúa mì

Đáp án B

D, HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Vậy theo em:

Gạo là lương thực hay thực phẩm?

Kể tên hai khu vực sản xuất gạo chính ở Việt nam.

Tại sao phải thu hoạch lúa đúng thời vụ?

TL:

- Gạo là lương thực, cung cấp lượng lớn tinh bột cho con người.

- Hai khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam là:

  • Đồng bằng sông Hồng
  • Đồng bằng sông Cửu Long

- Cần phải thu hoạch lúa đúng thời vụ để:

+ Đảm bảo hạt gạo có chất lượng tốt nhất.

+ Tránh bị hao phí khi thụ hoạch vì nếu thu hoạch vào lúc lúa quá chín thì hạt rơi rụng ra đất rất nhiều.

+ Chuẩn bị đất, kịp thời làm vụ khác.

Câu hỏi:

Để xây dựng một khẩu phần ăn hợp lí ần dựa vào những yếu tố nào?

TL:

Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với từng đối tượng.

Đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng hữu cơ, vitamin và muối khoáng.

Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu cơ thể.

* Hướng dẫn về nhà

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Ôn tập kiến thức chủ đề 4.

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay