Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 6 » Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.


BÀI 16: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  • Sau mỗi đợt lũ tràn về, nguồn nước sinh hoạt của nhiều gia đình bị nhiễm bẩn.
  • Vậy làm thế nào để có nguồn nước sạch sử dụng an toàn?
  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. SỰ CẦN THIẾT TÁCH CÁC CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

Ở các vùng nông thôn, người dân thường sử dụng nước giếng khoan, giếng đào làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, các nguồn nước này thường hay bị nhiễm phèn và một số tạp chất. Làm thế nào để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước?

- Để loại bỏ các tạp chất ra khỏi nước giếng khoan, người ta thường sử dụng một hệ thống lọc gồm nhiều cột lọc.

=> Có khả năng giữ các chất bẩn và tạp chất để làm trong nước.

Tuỳ vào mục đích sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau

  • Một số loại máy lọc nước, lọc không khí thông dụng
  1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN TÁCH CÁC CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

Cho các hỗn hợp:

Hỗn hợp A: Muối ăn + nước

Hỗn hợp B: Cát + nước

Hỗn hợp C: Dầu ăn + nước

  • Dựa vào tính chất nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
  • Hãy cho biệt đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp?

- Dựa vào một số tính chất vật lí, ta có thể tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.

TL:

Hỗn hợp A: Hỗn hợp đồng nhất tạo ra dung dịch

Hỗn hợp B: Hỗn hợp không đồng nhất

Hỗn hợp C: Hỗn hợp không đồng nhất

Câu hỏi:

Phương pháp

Hỗn hợp

Lọc

Cô cạn

Chiết

Hỗn hợp A

?

?

?

Hỗn hợp B

?

?

?

Hỗn hợp C

?

?

?

  • Đánh dấu V vào phương pháp tách chất thích hợp

Trả lời

Phương pháp

Hỗn hợp

Lọc

Cô cạn

Chiết

Hỗn hợp A

 

V

 

Hỗn hợp B

V

 

 

Hỗn hợp C

 

 

V

  • Bảng một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp

Một số phương pháp vật lí dùng để tách các chất ra khỏi hỗn hợp:

  • Phương pháp lọc: tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
  • Phương pháp cô cạn: tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.
  • Phương pháp chiết: tách chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.
  1. THỰC HÀNH TÁCH CHẤT
  2. Thực hành phương pháp lọc

Thí nghiệm 1: Tách sunfur ra khỏi hỗn hợp sunfur và nước

  • Theo em, nên dùng phương pháp nào để tách bột sunfur ra khỏi nước?
  • Liệt kê các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm?

THÍ NGHIỆM 1: Tách sunfur ra khỏi hỗn hợp sunfur và nước

- Sunfur: chất rắn không tan trong nước => Dùng phương pháp lọc

Dụng cụ: Giá sắt có kẹp, Phễu thuỷ tinh, Giấy lọc, Đũa thuỷ tinh, Cốc thuỷ tinh, Bình tam giác,...

THÍ NGHIỆM 1: Tách sunfur ra khỏi hỗn hợp sunfur và nước

B1: Lắp dụng cụ như hình

B2: Rót hỗn hợp theo đũa thuỷ tinh vào phễu có giấy lọc

B3: Chất rắn màu vàng, không tan (sunfur) sẽ ở lại trong phễu, còn nước chảy xuống bình hứng

  1. THỰC HÀNH TÁCH CHẤT
  2. Thực hành phương pháp cô cạn
  • Quan sát và trình bày các bước cô cạn dung dịch muối ăn?

THÍ NGHIỆM 2: Tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối

B1: Lắp dụng cụ như hình

B2: Đặt bát sứ đựng dung dịch muối lên kiềng đun

B3: Đun sôi dung dịch đến khi nước bay hơi hết, thu được chất rắn là muối ăn

THÍ NGHIỆM 2: Tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối

Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn thay vì dùng phương pháp lọc để tách muối ra khỏi nước?

- Dùng phương pháp cô cạn để tách muối vì:

+ Muối ăn là chất rắn tan trong nước nên không thể dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước.

+ Mặt khác, muối ăn không bị hoá hơi khi đun nóng.

=> Có thể dùng phương pháp cô cạn để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.

  1. Thực hành phương pháp chiết
  • Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp.
  • Cần phải dùng những dụng cụ gì để tiến hành thí nghiệm tách dầu ăn ra khỏi nước?
  • Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm:

- 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau.

- Có sự phân lớp giữa chúng: dầu ăn nhẹ hơn nên nổi lên trên lớp nước.

  • Dụng cụ: giá thí nghiệm, phễu chiết, khoá, bình tam giác.

* THÍ NGHIỆM 3: Tách dầu ăn ra khỏi nước

B1: Lắp dụng cụ như hình

B2: Mở khoá cho nước chảy từ từ xuống bình tam giác

B3: Quan sát đến khi dầu ăn chạm khoá thì đóng khoá

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

  1. Lọc
  2. Dùng máy li tâm
  3. Chiết
  4. Cô cạn

Đáp án: A

Câu 2. Nếu không may làm đổ bột mì vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng bột mì ra khỏi nước?

Cô cạn, chiết, phơi, lọc

Đáp án: Lọc

Câu 3. Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, nó có tác dụng gì?

  1. Lọc chất tan trong nước
  2. Lọc chất không tan trong nước
  3. Lọc và giữ lại khoáng chất
  4. Lọc hoá chất độc hại

Đáp án B

Câu 4. Người dân ven biển đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối?

  1. Làm lắng đọng muối
  2. Lọc lấy muối từ nước biển
  3. Làm bay hơi nước biển
  4. Cô cạn nước biển

Đáp án C

Câu 5: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

  1. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào
  2. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào
  3. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào
  4. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào

Đáp án D

D, HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

* HOẠT ĐỘNG NHÓM

  • Nhóm 1: Làm thế nào để tách hỗn hợp đường và bột mì?
  • Nhóm 2: Hãy trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn?

Phương pháp tách hỗn hợp đường và bột mì:

Hoà tan hỗn hợp vào nước, lọc qua giấy lọc gồm:

  • Đường tan trong nước, chảy xuống cốc => Đun cách thuỷ để cô cạn và thu được đường ở dạng rắn
  • Bột mì bị giữ lại trên giấy lọc

Kiến thức:

Phương pháp tách riêng hỗn hợp bột sắt, đồng và muối ăn:

- Dùng nam châm để hút bột sắt ra khỏi hỗn hợp, đồng và muối ăn không bị nam châm hút.

- Hoà tan hỗn hợp còn lại vào nước rồi cho qua phễu lọc.

=> Đồng không tan trong nước nên nằm trên phễu lọc và thu được dung dịch muối ăn.

- Cô cạn dung địch muối sẽ thu được muối ở dạng rắn.

* Hướng dẫn về nhà

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

- Học bài, trả lời câu hỏi sgk.

- Ôn tập kiến thức chủ đề 5.

 

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay