Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 4: Đo chiều dài

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 4: Đo chiều dài


BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trò chơi giải câu đố nhanh

Đầu đuôi vuông vắn như nhau

Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều

Tính tình chân thực đáng yêu

Muốn biết dài ngắn mọi điều có em?

( Là cái gì?)

Trả lời:

Cái thước kẻ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

* Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật

Hãy ước lượng chiều dài hai đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả ước lượng có chính xác không ta phải làm như thế nào?

Cảm nhận của em về chiều dài đoạn thẳng AB so với chiều dài đoạn thẳng CD như thế nào?

Kết luận: Muốn biết kết quả ước lượng đó có chính xác hay không, ta cần thực hiện các phép đo độ dài đoạn thẳng.

* Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài

Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (metre) kí hiệu là m

Các ước và bội số thập phân của đơn vị metre ta thường gặp là kilometre (km), decimetre (dm), centimetre(cm), milimetre (mm)

Bảng 4.1. Các ước số và bội số thập phân của đơn vị mét thường gặp

Đơn vị

Kí hiệu

Quy đổi ra mét

Milimét

mm

1 mm = m = 0,001m

Xentimét

cm

1 cm = m = 0,01 m

Đềximét

dm

1 dm = m = 0,1 m

Kilômét

km

1 km = 1000 m

* Thảo luận nhóm:

Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?

* Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài

Câu hỏi: Hãy cho biết người trong ảnh sử dụng loại thước nào?

TL: Thước dây

Câu hỏi: Hãy cho biết người trong ảnh sử dụng loại thước nào?

Kiến thức

+ Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN.

+ Giới hạn đo (GHĐ) của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu hỏi:

Tìm GHĐ và ĐCNN của thước sau:

GHĐ là…………….

ĐCNN là………………..

Trả lời

GHĐ là 20 cm

ĐCNN là 1mm

Ghi nhớ:

  • Đợn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét ( m).
  • Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và ĐCNN của thước.
  1. Thực hành đo chiều dài

* Lựa chọn thước đo phù hợp

Quan sát hình 4.3 và cho biết cách đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao?

Hình 4.3. Đo chiều dài của hai bàn

* Tìm hiểu các thao tác đúng khi đo chiều dài

Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng? 

Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng? 

Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng với các hình là bao nhiêu?

* Đo chiều dài bằng thước

  Thực hành đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6

Hoàn thành phiếu học tập

Vật cần đo

Chiều dài ước lượng (cm)

Chọn dụng cụ đo chiều dài

Kết quả đo ( cm)

Tên dụng cụ đo

GHĐ

ĐCNN

Lần 1: l1

Lần 2: l2

Lần 3:

l3

l=

Chiều dài bàn học của em

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiều dài quyển sách

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi đo chiều dài của mội vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo.

+ Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

+ Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.

+ Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

+ Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. 1. Khi đo độ dài người ta dung dụng cụ gì?
  3. Nhiệt kế
  4. Cân

C.Bình chia độ

D.Thước đo độ dài

Câu 2.  3 km thì bằng bao nhiêu dm?

  1. 3000 dm
  2. 300 dm
  3. 30 dm
  4. 30000 dm

Câu 3: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là

  1. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
  2. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
  3. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước
  4. Độ dài giữa 2 vạch chia nhỏ nhất trên thước.  

Câu 4.  Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của thước trong hình

  1. GHĐ là 10cm và ĐCNN 1mm  
  2. GHĐ là 20cm và ĐCNN 1cm
  3. GHĐ là 100cm và ĐCNN 1cm
  4. GHĐ là 10cm và ĐCNN 0,5cm

Câu 5.  Để đo chiều dài sân trường loại thước thích hợp là

  1. thước dây có GHĐ là 2 m và ĐCNN 1mm.
  2. thước thẳng có GHĐ là 1m và ĐCNN 1 mm.
  3. thước cuộn có GHĐ là 10 m và ĐCNN 1 cm.
  4. thước kẻ có GHĐ là 30 cm và ĐCNN 1 mm.

Trả lời:

  1. D

2.D

3.A

4.D

5A

D, HOẠT ĐỘNG VÂN DỤNG

Hãy mô tả cách đo và tiến hành đo chiều cao của hai bạn trong lớp em.

Dặn dò

  • Học bài.
  • Làm bài tập 1, 3, 4, 5 trong SGK và các bài tập trong SBT
  • Đọc trước phần Bài 5: Đo khối lượng

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay