Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 41: Năng lượng

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 41: Năng lượng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 41: Năng lượng


CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG

BÀI 41: NĂNG LƯỢNG

 

KHỞI ĐỘNG

Hằng ngày em thường thực hiện rất nhiều các hoạt động như: kéo đẩy đồ vật, đi bộ, đi xe đạp,…. Tất cả các hoạt động này đều cần có năng lượng. Vậy năng lượng đặc trưng cho yếu tố nào?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG
  2. Tìm hiểu một số dạng năng lượng
  • Quan sát các hình ảnh sau đây và cho biết một số dạng năng lượng.
  • Nêu định nghĩa về các dạng năng lượng.

Động năng

Là năng lượng mà một vật có do chuyến động

Thế năng hấp dẫn

Vật ở trên cao có năng lượng

Thế năng đàn hồi: Những vật bị biến dạng sẽ có năng lượng

Quang năng: bóng đèn, ngọn lửa phát ra ánh sáng, chúng mang năng lượng

Nhiệt năng: cốc nước nóng, hòn than đang cháy,….có năng lượng

Điện năng: được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện, điện gió, thủy điện. Truyền tải quả đường dây tải điện, đến nơi tiêu thụ điện.

Hóa năng: năng lượng do quá trình biến đổi

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Hãy nêu các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của em có sử dụng các dạng năng lượng như động năng, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hoá năng.

Động năng: khi đi bộ

Quang năng: khi bật đèn điện để học bài

Nhiệt năng: khi nấu cơm

Hóa năng: khi ăn thức ăn

Quan sát hình ảnh:

Kể tên dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả trong hình sau:

Dạng năng lượng của thước khi nó bị biến dạng đàn hồi là thế năng đàn hồi

  1. Phân loại năng lượng theo tiêu chí
  2. Theo nguồn tạo ra năng lượng

Cơ năng, nhiệt năng, điện năng, quang năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân

  1. Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng

Năng lượng chuyển hóa toàn phần; tái tạo.

Năng lượng chuyển hóa toàn phần; tái tạo.

Năng lượng sạch, năng lượng ô nhiễm môi trường

Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Em hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn.

Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ.

Một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra là hữu hạn: than đá, dầu mỏ

Một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó được coi là vô hạn: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, ...

  • Những dạng năng lượng trong quá trình khai thác, sử dụng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường: than đá, dầu mỏ, ...
  • Tạo ra lượng lớn khói, bụi làm ô nhiễm không khí, gây ô nhiễm nguồn nước, làm phá huỷ hệ sinh thái và đa dạng sinh vật.
  1. ĐẶC TRƯNG CỦA NĂNG LƯỢNG

Tìm hiểu đặc trưng của năng lượng:

Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết:

Sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động. Hãy cho biết năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp nào lớn hơn? Vì sao? Lực đỡ vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp nào lớn hơn?

  • Năng lượng ban đầu của vật 1 trong hình 41.2a lớn hơn vì nó ở độ cao lớn hơn. Năng lượng ở dạng thế năng.
  • Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong hình 41.2a lớn hơn, thể hiện ở quãng đường vật 2 đi được sau va chạm tới lúc dừng lớn hơn.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa năng lượng của vật và khả năng tác dụng lực của nó.

Năng lượng của vật càng lớn thì nó có khả năng gây ra tác dụng lực càng lớn lên các vật khác.

Khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng hay giảm? lực lò xo tác dụng lên tay sẽ thay đổi như thế nào?

khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng lên. Lực do lò xo tác dụng lên tay sẽ tăng lên.

NHIÊN LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

  1. Tìm hiểu về nhiên liệu

Em hãy cho biết khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nào? Biểu hiện nào thể hiện các dạng năng lượng đó?

 

Nhiên liệu đốt cháy => Nhiệt và ánh sáng

Làm cho môi trường xung quanh nóng lên, không gian xung quanh sáng hơn.

Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy, giải phóng dưới dạng năng lượng nhiệt và ánh sáng

Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết những ứng dụng trong đời sống khi đốt cháy nhiên liệu.

+ Củi, ga dùng trong nấu ăn

+ Than đá cung cấp cho nhà máy nhiệt điện hoạt động

+ Xăng dầu dùng trong hoạt động cơ nhiệt

  1. Tìm hiểu về năng lượng tái tạo

Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:

  • Các nhà máy điện ở hình 41.4 sử dụng năng lượng gì?
  • Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm gì chung?
  • Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào?
  • Trạm phát điện Khánh Hoà sử dụng năng lượng mặt trời.
  • Trạm phát điện Bạc Liêu sử dụng năng lượng gió
  • Nhà máy thủy điện Hòa Bình sử dụng năng lượng dòng nước

Nhà máy thủy điện Hòa Bình sử dụng năng lượng dòng nước

Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như: Mặt trơi, gió, thủy triều, sóng,…

TÓM TẮT KIẾN THỨC BÀI HỌC

Các dạng năng lượng: quang năng, điện năng, nhiệt năng, hóa năng, thế năng hấp dẫn,….

Phân loại năng lượng theo: nguồn tạo ra, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhễm môi trường

Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn

LUYỆN TẬP

Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?

  1. Than đá
  2. Gas
  3. Hơi nước
  4. Khí đốt

Đáp án C

Ta trực tiếp nhận được một vật  có nhiệt năng khi vật đó có khả năng:

  1. Làm tăng khối lượng vật khác
  2. Làm nóng một vật khác
  3. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động
  4. Nổi được trên mặt nước

Đáp án B

Dạng năng lượng được tích trữ trong que diêm, pháo hoa:

  1. Nhiệt năng
  2. Quang năng
  3. Hóa năng
  4. Cơ năng

Đáp án C

Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Khi bật quạt điện, điện năng cung cấp cho quạt đã tạo ra lực làm cho quạt quay. Điện năng cung cấp càng lớn thì lực tác dụng càng mạnh làm quạt quay càng nhanh.

VẬN DỤNG

Hoàn thành thông tin bằng cách đánh dấu x

vào cột phù hợp theo mẫu bảng Bài 4 (SGK trang 182)

Loại năng lượng

Tái tạo

Chuyển hóa toàn phần

Sạch

Ô nhiễm môi trường

Năng lượng dầu mỏ

 

x

 

x

Năng lượng mặt trời

x

 

x

 

Năng lượng hạt nhân

x

 

x

 

Năng lượng than đá

 

x

 

x

Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2km với vận tốc 50m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao 3km với vận tốc 200km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?

50m/s = 180km/h.

Máy bay 2 bay cao hơn, có vận tốc lớn hơn máy bay 1, nên máy bay 2 có thế năng và động năng lớn hơn máy bay 1.

Vì vậy, cơ năng của máy bay 2 lớn hơn máy bay 1

Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2km với vận tốc 50m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao 3km với vận tốc 200km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay