Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài: 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài: 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời


KHỞI ĐỘNG

Hằng ngày chúng ta đều dễ dàng quan sát được hiện tượng mặt trời mọc và lặn. trên bầu trời. Có người nói rằng đó là do trái đất đứng yên còn mặt trời chuyển động quanh trái đất. Em nghĩ ý kiến đó đúng hay sai?

CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT  VÀ BẦU TRỜI

BÀI 43: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI

Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của mặt trời

Quan sát hình ảnh

Mô tả sự “chuyển động” của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời.

  • Mặt Trời mọc ở hướng đông.
  • Nó chuyển động trên bầu trời về hướng tây rồi lặn.

Quan sát hình ảnh

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Nhóm 1: Cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều nào và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiều phần diện tích mặt đất được chiếu sáng?

Nhóm 2: Người ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời "chuyển động” như thế nào? Vì sao?

Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiếu từ tây sang đông và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm khoảng 50% diện tích mặt đất được chiếu sáng.

Người ở tại vị trí B trong hình 43.2a khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng Mặt Trời mọc. Sau đó, người ở tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyển động” dần về hướng tây vì Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.

Người ở tại vị trí C (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Vì sao?

Quan sát được hiện tượng Mặt Trời lặn vì tiếp đó ở vị trí này sẽ không được Mặt Trời chiếu sáng cho tới ngày hôm sau

  • Hàng ngày, chúng ta thấy Mặt trời mọc ở hướng đông và chuyển động trên bầu trời dần về hướng Tây rồi lặn.
  • Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông.
  1. MẶT TRỜI MỌC VÀ LẶN

Thực hành quan sát

Dụng cụ

Một bóng đèn tượng trưng cho Mặt trời

Một quả địa cầu tượng trưng cho Trái đất

Tiến hành thí nghiệm

  1. Đặt quả địa cầu trên bàn
  2. Đặt bóng điện trước quả địa cầu
  3. Cấp điện cho đèn sáng, đồng thời tắt hết các bóng điện

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Liên hệ tới hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từ Trái Đất.

Xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi quay tiếp quả địa cầu.

Quay quả địa cầu để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.

+ Các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới là những vị trí ánh sáng vừa mới chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.

+ Các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất là những vị trí ánh sáng sắp bị khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.

Để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu, ta phải quay quả địa cầu tới vị trí sao cho ánh sáng vừa mới chiếu tới vị trí của Việt Nam.

Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn trên Trái Đất dẫn đến có sự luân phiên ngày và đêm.

LUYỆN TẬP

Trái đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau là do:

  1. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông
  2. Mặt trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây
  3. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông
  4. Mặt trời chuyển động từ Tây sang Đông

Trái đất không tự phát sáng, mà được chiếu sáng bởi Mặt trời.

  1. Vì sao Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái đất?
  2. Phần nào của Trái đất sẽ là ban ngày? Phần nào là ban đêm?

Tl:

  1. Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái đất vì Trái đất có dạng hình cầu
  2. Phần được Mặt trời chiếu sáng sẽ là ban ngày, phần không được Mặt trời chiếu sáng sẽ là ban đêm
  • Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái đất là bao lâu?
  • Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

Thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h.

Khoảng thời gian đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục của nó được một vòng.

VẬN DỤNG

Hàng ngày, người sinh sống ở Hà Nội hay hay Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước? Vì sao?

Người sinh sống ở Hà Nội sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước:

  • Hà Nội ở phía đông so với Điện Biên.
  • Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông.

Giả sử em bị lạc trong rừng. Nếu em quan sát được Mặt trời và có đồng hồ để xác định thời gian, em hãy đề xuất xác định phương hướng.

  1. Dựa vào đồng hồ, xác định được lúc đó là sáng hay chiều.
  2. Dựa vào bóng của mình hoặc bóng cây cối trong rừng để

Xác định phương hướng.

  1. Nếu là buổi sáng, hướng của bóng cây là hướng tây. Nếu là buổi chiều, hướng của bóng cây là hướng đông.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Làm bài tập Bài 43, Sách bài tập

Đọc trước Bài 44 – Chuyển động nhìn thấy của Mặt trăng

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay