Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 5: Đo khối lượng

Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 5: Đo khối . Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 5: Đo khối lượng


  • BÀI 5: ĐO KHỐI LƯỢNG

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
    Khối lượng hai chai có bằng nhau không? Làm sao để biết chính xác được điều đó?
  2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  3. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ DO KHỐI LƯỢNG
  4. Đơn vị đo khối lượng

Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết.

Kiến thức

Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam. Kí hiệu là Kg.

Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế ở Pháp

* Các đơn vị khối lượng khác thường gặp:

Đơn vị

Kí hiệu

Đổi ra kg

Miligam

mg

1 mg= 0,000 001 kg

Gam

g

1g=0,001 kg

Hectogam ( còn gọi là lạng)

hg

1 hg=0,1 kg

Yến

-

1 yến= 10 kg

Tạ

-

1 tạ = 100 kg

Tấn

t

1 t = 1000 kg

Hoạt động cặp đôi

Nhiệm vụ 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng sau 

  1. 5 tấn = ……….. kg
  2. 20 tạ = ……….. kg
  3. 100 kg = …….. yến
  4. 6 tấn = ……… yến
  5. 0,5 kg = ……… g
  6. 0,005 g = …….. mg

Trả lời

  1. 5 tấn = …5000….. kg
  2. 20 tạ = …2000.. kg
  3. 100 kg = …10.. yến
  4. 6 tấn = ……600… yến
  5. 0,5 kg = …500…… g
  6. 0,005 g = …50….. mg

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu số gam ghi trên vỏ mì chính, bột giặt, muối …

  1. Dụng cụ đo khối lượng

Ngoài những loại cân trên em hãy nêu một số loại cân khác mà em biết và nêu ưu thế của từng loại cân đó.

Kiến thức

  • Có nhiều loại cân khác nhau: Cân Robecvan, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, cân điện tử, cân tiểu li,...

* Ưu thế của các loại cân

  • Cân Roberval thường được dùng trong phòng thí nghiệm.
  • Cân đồng hồ thường dùng trong đời sống, tùy thuộc vào giới hạn đo của cân để có thể được sử dụng trong mua bán.
  • Cân y tế dùng trong đo khối lượng của cơ thể.
  • Cân tiểu li dùng để cân khối lượng của các vật rất nhỏ, thường được dùng trong các tiệm mua bán vàng.

Câu hỏi: Hãy chỉ trên các hình a, b, c và d xem đâu là cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế.

Em hãy đọc tên loại cân dưới đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của cân.

Trả lời

GHĐ: 5 kg

ĐCNN: 20 g

  1. II. THỰC HÀNH ĐO KHỐI LƯỢNG
  2. Ước lượng khối lượng của vật và chọn cân phù hợp

Để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Vì sao?

Để đo khối lượng hộp bút ta nên dùng loại cân nào? VÌ sao

  1. 2. Các thao tác khi đo khối lượng

Nhận xét cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật?

Cách đặt mắt để đọc khối lượng như nào là đúng?

Khối lượng của các thùng hàng trong hình là bao nhiêu kg? (Biết ĐCNN của cân là 1kg)

Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật cần lưu ý:

  • Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo.
  • Đặt mắt nhìn theo hướng góc với mặt cân.
  • Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
  1. 3. Đo khối lượng bằng cân

Hoạt động nhóm

Yêu cầu:

  • Thực hành đo khối lượng của viên bi sắt và cặp sách.
  • Hoàn thành bảng sau:

Bảng kết quả đo khối lượng

Vật cần đo

Khối lượng ước lượng (g)

Chọn dụng cụ đo khối lượng

Kết quả đo (g)

Tên dụng cụ đo

GHĐ

ĐCNN

Lần 1: m1

Lần 2: m2

Lần 3: m3

m =

Viên bi sắt

 

 

 

 

 

 

 

 

Cặp sách

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi đo khối lượng của một vật bằng cân ta thực hiện:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1. Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là:

  1. cân tạ.
  2. cân Roberval.
  3. cân đồng hồ.
  4. cân tiểu li.

Câu 2. Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là:

  1. cân tạ.
  2. cân đòn.
  3. cân đồng hồ.
  4. cân tiểu li.

Câu 3. Trong các đơn vị: tấn, yến, lạng, kilôgam đơn vị lớn nhất là

  1. tấn.
  2. yến.
  3. lạng
  4. Kilogam

Câu 4. Trên một hộp mứt tết có ghi 250g, con số đó chỉ:

  1. sức nặng của hộp mứt.
  2. khối lượng của mứt trong hộp.
  3. thể tích của hộp mứt.
  4. hạn sử dụng của hộp mứt.

 

D, HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mô tả cách đo, tiến hành đo khối lượng hộp đựng bút của em và so sánh kết quả đo được với kết quả ước lượng của em.

* Hướng dẫn về nhà

  • Học thuộc ghi nhớ.
  • Làm bài tập trong SGK và SBT
  • Đọc trước bài 6: Đo thời gian

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay